Thuật ngữ giá phòng khách sạn là kiến thức mà những ai làm trong ngành khách sạn đều phải biết. Đây là kiến thức quan trọng mà bạn nên “bỏ túi” để dễ dàng khi tư vấn với khách hàng và góp phần tăng doanh thu cho khách sạn. Vì vậy, với bài viết dưới đây haydocla.com sẽ cung cấp đến bạn 11 thuật ngữ mà nhân viên khách sạn nào cũng cần nắm vững.
Thuật ngữ giá phòng khách sạn – Kiến thức quan trọng mà nhân viên nào cũng phải biết
Nội dung bài viết
-
11 THUẬT NGỮ GIÁ PHÒNG KHÁCH SẠN QUAN TRỌNG
- 1. Net Rate – Giá Thuần
- 2. Rate Parity – Giá cân bằng
- 3. Rack Rate – Giá cao nhất
- 4. Open Pricing – Giá mở
- 5. Group Rate – Giá phòng cho khách theo đoàn/nhóm
- 6. Negotiated Rate – Giá đã qua đàm phán, thảo luận
- 7. Early Bird Discount – Giảm giá khi đặt phòng sớm
- 8. LCR – Giá dành cho công ty
- 9. Dynamic Pricing – Giá linh động
- 10. BAR – Giá bán phòng tốt nhất
- 11. BRG – Cam kết giá tốt nhất
- CÁCH TÍNH GIÁ PHÒNG KHÁCH SẠN
11 THUẬT NGỮ GIÁ PHÒNG KHÁCH SẠN QUAN TRỌNG
Nếu bạn nắm rõ được các thuật ngữ về giá phòng lẫn cách dùng của chúng, bạn sẽ dễ dàng ứng biến trong mọi tình huống và được đánh giá chuyên nghiệp hơn. Vì vậy, hãy cùng haydocla.com điểm qua 11 thuật ngữ được dùng nhiều nhất khi đề cập về giá phòng khách sạn nhé!
1. Net Rate – Giá Thuần
Net Rate hay còn được biết đến là giá thuần. Đây là mức giá chưa cộng thêm khoản hoa hồng phải chi trả cho các đại lý du lịch trực tuyến. Với mức giá này, các OTA, TA,… sẽ tùy vào chiến lược kinh doanh mà điều chỉnh giá phù hợp nhất. Các đại lý có thể giữ nguyên mức giá thuần như ban đầu hoặc tăng giá lên để đem đến nguồn thu cao nhất cho mình.
Net rate là mức giá thuần chưa cộng thêm hoa hồng
2. Rate Parity – Giá cân bằng
Giá cân bằng là mức giá ngang nhau giữa các kênh phân phối hợp tác với khách sạn. Với chiến lược giá phòng này, khách sạn vừa được quảng cáo sản phẩm trên nhiều kênh vừa không phải chi trả các khoản hoa hồng cho bên thứ 3.
Rate Parity là mức giá ngang nhau giữa các kênh phân phối hợp tác với khách sạn
Sau khi quảng bá sản phẩm với mức giá này sẽ thu hút và kích thích khách hàng muốn đặt phòng trực tiếp với khách sạn ngay. Không chỉ vậy, khách hàng sẽ tin tưởng vào chất lượng và mong muốn trải nghiệm sản phẩm lâu dài hơn. Từ đó, hình ảnh và danh tiếng của khách sạn sẽ được đánh giá tốt hơn rất nhiều
Đửng bỏ qua 12 trò chơi team building trí tuệ hay và thú vị nhất.
3. Rack Rate – Giá cao nhất
Rack Rate chính là một trong những thuật ngữ giá phòng khách sạn quen thuộc với nhân sự trong lĩnh vực khách sạn.. Vậy Rack Rate là gì? Rack Rate hay còn gọi là mức giá cao nhất – đây là cơ sở quan trọng để đưa ra các chính sách giá cả kế tiếp.
Để có thể xây dựng được mức giá cao nhất, bạn chỉ cần phân tách từng loại phòng riêng, xác định công suất phòng ở hiện tại và tương lai, thời gian đặt phòng và khuyến mãi theo từng thời điểm,… để tối ưu và đem lại lợi nhuận cao nhất.
Rack rate – Mức giá cao nhất, là cơ sở để đưa ra các chính sách giá tiếp theo
4. Open Pricing – Giá mở
Giá mở được hiểu là việc linh hoạt giá sản phẩm lẫn dịch vụ khách sạn tùy vào các kênh phân phối và mục tiêu trong mỗi giai đoạn kinh doanh khác nhau. Chẳng hạn vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau – đây là mùa thấp điểm, các tour du lịch ít hẳn, lượng du khách giảm dần. Do đó, khách sạn sẽ thực hiện các chiến lược như: giảm giá phòng, chương trình ưu đãi hấp dẫn để thu hút khách hàng đặt phòng và tối đa hóa lợi nhuận.
Đây là giá linh hoạt giữa sản phẩm và dịch vụ tùy theo mục tiêu và kênh phân phối
5. Group Rate – Giá phòng cho khách theo đoàn/nhóm
Với các tour khách đoàn, khách sạn sẽ có chính sách giá phòng khác nhau. Giá khách đoàn thường là mức giá được giảm đi tỷ lệ phần trăm chi phí so với mức giá phòng lúc đầu.
Thông thường, mức giá này chỉ áp dụng cho những khách hàng book từ 5 phòng trở lên. Các đối tượng khách hàng này thường là công ty du lịch, các công ty tổ chức hội thảo, event, team building, du lịch Mice… Group Rate chính là một trong các mức giá ưu đãi nhất đem đến nhiều lợi ích cho du khách lẫn khách sạn, đảm bảo số lượng phòng bán ra cao và tốt nhất.
Giá khách đoàn là mức giá được giảm tỷ lệ phần trăm so với chi phí ban đầu
6. Negotiated Rate – Giá đã qua đàm phán, thảo luận
Với các doanh nhân hay đi công tác nước ngoài, họ thường đặt phòng khách sạn để phục vụ cho công việc lâu dài. Vì vậy, họ sẽ thường trao đổi và đàm phán với khách sạn để có được mức giá phòng tốt nhất.
Để hai bên đều có lợi ích tốt nhất, chính sách Negotiated Rate sẽ được cả hai bên cùng thảo luận. Với chính sách giá này, khách hàng sẽ có được mức giá tốt nhất về các dịch vụ phòng. Còn khách sạn sẽ có thêm được khách hàng tiềm năng gắn bó lâu dài. Lúc đàm phán, cả hai bên sẽ thống nhất các chính sách, quy định để mối quan hệ hợp tác lâu bền nhất có thể.
Với negotiate rate, khách hàng sẽ có được mức giá tốt nhất khi đặt phòng
7. Early Bird Discount – Giảm giá khi đặt phòng sớm
Đây có lẽ là thuật ngữ giá phòng khách sạn khá quen thuộc với nhiều khách hàng. Early Bird Discount hay còn được biết đến với cái tên thông dụng là mức giá khuyến mãi. Mức giá này thường được khách sạn áp dụng để thu hút thêm nhiều khách hàng đặt số lượng phòng sớm hơn, đem lại doanh thu cao nhất cho khách sạn.
Mức giá này nhằm thu hút khách hàng, tăng doanh thu khách sạn
Mức giá Early Bird Discount thường được các kênh phân phối trung gian như OTA, TA, trang web của khách sạn áp dụng rất nhiều. Với các chương trình khuyến mãi như thế này, khách hàng sẽ không được hoàn tiền hoặc mất đặc quyền nhận ưu đãi nếu đến trễ hơn giờ đã quy định. Early Bird Discount thường sẽ kéo dài trong thời gian từ 1 tuần đến 1 tháng kể từ khi đặt phòng khách sạn.
Tìm hiểu ngay 7 mẹo đổi vé máy bay trên Momo.
8. LCR – Giá dành cho công ty
Đây là mức giá được lưu hành trong nội bộ và chỉ được áp dụng với các công ty cần đặt phòng khách sạn để tổ chức tiệc, hội thảo,… Tuy nhiên, LCR không nên được thống nhất thành một mức giá chung với các công ty. Bởi khách sạn cần phải xem xét các yếu tố như: quan hệ hợp tác lâu dài, thời hạn hợp đồng, thời điểm đặt phòng, số lượng,… Vì vậy, khách sạn với công ty cần có một buổi đàm phán riêng để thống nhất mức giá LCR thích hợp. Đây là một việc vô cùng quan trọng.
Mức giá này chỉ để lưu hành nội bộ
9. Dynamic Pricing – Giá linh động
Mức giá này là chiến lược điều chỉnh giá thông minh của khách sạn để tối ưu hóa và đem lại doanh thu tốt nhất trong tất cả thời điểm. Bởi nhu cầu thị trường thay đổi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến giá phòng khách sạn.
Đây là chiến lược điều chỉnh giá thông minh của khách sạn
Chẳng hạn cũng là 1 hạng phòng nhưng vào thời gian cao điểm giá sẽ khác với mùa thấp điểm, ngày trong tuần khác cuối tuần, mùa hạ sẽ khác với mùa đông,… Dynamic Pricing cũng sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng đối tượng khác nhau: khách đoàn, khách công ty,… Với những khách hàng có thẻ thành viên cũng sẽ được dùng mức giá này. Đây là cách tri ân và lời cảm ơn của khách sạn gửi đến khách hàng thân thiết đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ lâu dài.
10. BAR – Giá bán phòng tốt nhất
BAR có nghĩa là giá bán phòng tốt nhất hay có thể hiểu là mức giá thấp nhất có thể bán cho khách hàng trong ngày. Do đó, qua mỗi đêm ở khách sạn khách lưu trú sẽ chi trả mức giá phòng khác nhau.
Thuật ngữ BAR được dùn khi khách sạn có nhiều chương trình khuyến mãi
Thuật ngữ giá phòng khách sạn này được sử dụng khi khách sạn đang có nhiều chương trình khuyến mãi để tránh cho khách hiểu lầm. Đơn giản như nếu bạn đã đặt phòng trước 3 ngày và sau đó lại muốn ở thêm mà lúc này khách sạn còn phòng, bạn sẽ nhận được mức giá tốt nhất so với 3 ngày đầu.
11. BRG – Cam kết giá tốt nhất
Khi khách hàng đặt phòng trực tiếp qua website của khách sạn, chính sách BRG cam kết giá tốt nhất sẽ được áp dụng cùng lúc với BAR. Khách sạn sẽ áp dụng mức giá này để điều hướng khách hàng đến website của chính mình mà không phải thông qua các kênh phân phối trung gian như: TA, OTA,…
Chính sách BRG được dùng cùng lúc với BAR
Với những khách hàng đã được dùng BRG, trong vòng 24h sau khi hoàn tất việc đặt phòng mà quý khách tìm được hạng phòng cùng thời gian đã đặt với giá thấp hơn, họ sẽ được giảm thêm chi phí.
>>> BẬT MÍ: 11 Chiến lược kinh doanh khách sạn giúp tăng doanh số bán phòng
CÁCH TÍNH GIÁ PHÒNG KHÁCH SẠN
Với phần viết phía trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về các thuật ngữ giá phòng khách sạn thường được sử dụng. Vậy các mức giá ở trên được tính như thế nào? Đơn giản không? Hãy cùng haydocla.com tiếp tục tìm hiểu về cách tính giá phòng nhé.
- Giá niêm yết: Mức giá phòng này là cố định và được đăng trên trang web chính thức của khách sạn. Giá này sẽ được tính theo một đêm lưu trú của khách hàng ở khách sạn. Giá niêm yết còn là cơ sở để khách sạn để đưa ra các loại giá khác trong các chương trình khuyến đãi.
- Giá cho khách theo đoàn: Với khách đi theo đoàn/nhóm, khách hàng sẽ có chương trình giảm giá tùy vào số lượng khách. Khách càng đông tỷ lệ phần trăm giảm giá sẽ càng nhiều hơn.
- European Plan: Mức giá này chỉ tính giá phòng và không bao gồm chi phí của các bữa ăn tại khách sạn.
- American Plan: Đây là giá trọn gói bao gồm tiền phòng khách sạn và chi phí toàn bộ 3 bữa ăn sáng – trưa – tối trong một ngày.
- Modified American Plan: Giá này chỉ gồm có tiền phòng khách sạn và 2 bữa ăn tùy chọn trong ngày dựa trên nhu cầu của khách.
- Continental Plan: Mức giá này chỉ tính tiền tiền phòng và bữa sáng nhẹ.
Cách tính giá phòng khách sạn
"Bỏ túi" ngay 12 khách sạn Phú Quốc gần chợ đêm đẹp nhất.
Trên đây, chúng tôi đã cung cấp 11 thuật ngữ giá phòng khách sạn thường được sử dụng nhất đến với bạn đọc. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất và thúc đẩy tăng doanh thu của khách sạn. Cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian để đọc bài viết này.