Truyền thuyết bánh chưng ngày Tết cổ truyền của người Việt

Truyền thuyết bánh chưng ngày Tết - đặc điểm bánh giầy, bánh chưng

Bánh giầy và bánh chưng là hai món ăn quen thuộc của người Việt vào dịp đầu năm mới. Chúng luôn được xem như linh hồn ngày Tết của đồng bào dân tộc ta, biểu tượng cho sự hạnh phúc, sum họp và an lành. Tuy nhiên, không phải người Việt nào cũng hiểu rõ về ý nghĩa cũng như nguồn gốc của những chiếc bánh thơm ngon này. Chính vì vậy, Hay Độc Lạ sẽ cùng mọi người tìm hiểu về truyền thuyết bánh chưng ngày Tết qua bài viết sau đây nhé.

1. TRUYỀN THUYẾT VỀ BÁNH GIẦY VÀ BÁNH CHƯNG NGÀY TẾT

Tương truyền, bánh giầy và bánh chưng có nguồn gốc từ thời vua Hùng thứ 6. Sau khi phá xong giặc Ân, đức vua muốn truyền ngôi lại cho con. Nhân dịp đầu xuân năm mới, ông đã mời tất cả hoàng tử đến và tuyên bố rằng nếu ai tìm được món ăn ngon lành, bổ dưỡng để đem cúng dâng tổ tiên thì ngài sẽ truyền ngôi lại cho. Nghe xong, tất cả đua nhau kiếm của ngon vật lạ với hy vọng sẽ được nối ngôi cha. Duy chỉ có người con út tên Lang Liêu là không có gì để dâng.

Anh chàng này vốn là người chất phác, thật thà, do mẹ mất sớm nên phải tự bươn chải làm ăn. Một ngày nọ, Liêu nằm mơ thấy có vị thần khuyên rằng: “Trong Trời Đất không gì quý hơn gạo, vì nó là thức ăn nuôi sống người dân. Con hãy lấy gạo nếp làm bánh hình vuông và tròn, tượng trưng cho Đất và Trời. Sau đó đặt nhân bên trong ruột bánh và lấy lá bọc ngoài, điều này tượng trưng cho tình yêu của cha mẹ”. Chàng Liêu làm theo lời dạy và dâng hai loại bánh lên cha.

Truyền thuyết bánh chưng ngày Tết - truyền thuyết bánh giầy, bánh chưngNguồn gốc của bánh giầy và bánh chưng gắn liền với câu chuyện của chàng hoàng tử út Lang Liêu

Sau khi thưởng thức, vua Hùng rất ưng ý nên quyết định truyền ngôi lại cho người con út. Đồng thời, ông đặt tên bánh hình vuông là bánh chưng (tượng trưng cho đất), chiếc còn lại mang tên giầy (biểu tượng của trời). Từ đó, mỗi khi đến dịp năm mới, người dân Văn Lang lại nô nức chuẩn bị hai loại thức ăn này để dâng cúng tổ tiên. Đến nay, bánh giầy và bánh chưng đã trở thành những món ăn không thể thiếu trong mâm cơm mùng 1 Tết của nhân dân Việt Nam.

2. ĐẶC ĐIỂM CỦA BÁNH GIẦY VÀ BÁNH CHƯNG

Ngày nay, tùy vào điều kiện và mục đích mà bánh giầy và bánh chưng sẽ có những kích cỡ khác nhau. Thông thường, nếu dùng để cúng bái, chúng sẽ có kích thước tương đối to, còn chỉ để ăn thì sẽ có cỡ nhỏ khoảng bằng bàn tay người lớn hoặc hơn một chút. Tuy nhiên, đặc điểm bên ngoài cũng như hương vị về cơ bản sẽ không thay đổi nhiều. Bánh chưng có hình vuông, ăn vào có vị bùi béo. Bánh giầy thường có hình tròn, rất dẻo, khi ăn có vị ngọt nhẹ.

Truyền thuyết bánh chưng ngày Tết - đặc điểm bánh giầy, bánh chưngTùy theo mục đích sử dụng mà hai loại bánh này sẽ có kích cỡ lớn hoặc nhỏ

3. NGUYÊN LIỆU LÀM BÁNH GIẦY VÀ BÁNH CHƯNG

Cách gói bánh chưng ngày Tết thường sẽ phức tạp hơn so với bánh giầy. Nguyên liệu được dùng là gạo nếp, đậu xanh, thịt heo và lá chuối. Tất cả đều phải còn tươi sống và không bị ẩm mốc. Gạo nếp sẽ được ngâm trong vài tiếng rồi để ráo, sau đó đổ vào khuôn lót lá dong, dùng đậu xanh và thịt heo làm nhân. Tiếp theo, gói bánh lại bằng dây lạt và đem luộc khoảng 5 tiếng. Cuối cùng là thưởng thức bánh, có thể ăn cùng với đồ chua, dưa leo để tăng thêm hương vị.

Truyền thuyết bánh chưng ngày Tết - Nguyên liệu làm bánhNhững nguyên liệu dùng để làm bánh giầy và bánh chưng đều rất quen thuộc, dễ mua ở bất cứ đâu

Thành phần làm bánh giầy sẽ đơn giản hơn, chủ yếu gồm bột gạo, nếp và gia vị. Để làm ra món này cũng tương đối dễ dàng, ta sẽ trộn bột nếp và gạo đều với nhau, thêm nước ấm, gia vị và nhồi đến khi dẻo thành một khối. Sau đó, ta nặn chúng thành từng khối tròn nhỏ và lót lá chuối phía dưới. Cuối cùng, bạn hãy hấp những chiếc bánh trong khoảng 15 phút là có thể ăn được. Để bánh giầy tăng thêm hương vị thơm ngon, ta có thể thưởng thức chúng kèm với chả lụa, xúc xích,…

4. Ý NGHĨA VỀ BÁNH GIẦY, BÁNH CHƯNG VÀO DỊP TẾT CỔ TRUYỀN

Ngày nay, bánh giầy và bánh chưng là những món ăn không thể thiếu vào dịp đầu năm của người dân nước ta. Ngoài hương vị thơm ngon, chúng cũng chứa đựng nhiều hàm ý về truyền thống, tâm linh của người Việt. Sau đây là một số ý nghĩa tiêu biểu của bánh giầy và bánh chưng.

4.1. Biểu tượng của Đất Trời

Khi vị thần xuất hiện trong giấc mơ của hoàng tử Lang Liêu và dặn dò chàng, ngài đã giải thích cặn kẽ về nguyên liệu làm nên chiếc bánh thơm ngon là gạo, hạt ngọc Trời ban đã nuôi nấng bao thế hệ người Việt. Bên cạnh đó, bánh giầy hình tròn, bánh chưng hình vuông chính là sự đại diện cho Trời và Đất, hai điều mà người dân tôn thờ, luôn ôm lấy và che chở nhân dân.

Truyền thuyết bánh chưng ngày Tết - biểu tượng Đất TrờiBánh giầy và bánh chưng là biểu tượng của Trời Đất

4.2. Thể hiện cho tình yêu thương

Bánh giầy và bánh chưng là những món ăn được làm từ các nguyên liệu dân dã, gần gũi với cuộc sống của người Việt. Chúng chứa đựng tình yêu thương quê hương, tinh thần uống nước nhớ nguồn và lòng hiếu thảo của người con đối với cha mẹ. Bên cạnh đó, bánh giầy và bánh chưng cũng là món quà ý nghĩa để dành tặng cho nhau trong dịp năm mới, thể hiện sự chia sẻ, gắn kết, quan tâm giữa người với người.

Truyền thuyết bánh chưng ngày Tết - thể hiện tình yêu thươngBánh giầy và bánh chưng mang ý nghĩa về tình yêu thương, sum họp gia đình

4.3. Biểu tượng cho nhân sinh và vũ trụ

Những loại bánh này có màu sắc và hình dạng đặc biệt, tạo nên những biểu tượng về nhân sinh và vũ trụ. Theo dân gian, bánh giầy có hình tròn, tượng trưng cho sự hoàn thiện, vĩnh cửu và vô tận. Trong khi đó, bánh chưng thì mang hình vuông, biểu tượng về sự chắc chắn, vững bền và bao la. Theo tín ngưỡng phồn thực, hai loại bánh này còn mang ý nghĩa cho sự nảy nở và sinh sôi.

Truyền thuyết bánh chưng ngày Tết - biểu tượng nhân sinh vũ trụHai loại bánh này mang ý nghĩa về sự nảy nở, sinh sôi theo tín ngưỡng phồn thực

4.4. Thể hiện cho sự thịnh vượng, no đủ, hạnh phúc

Bánh giầy và bánh chưng là những món ăn bổ dưỡng, đậm đà mang lại cảm giác no nê, ấm áp cho người ăn. Bên cạnh đó, chúng cũng là những loại đồ ăn đem đến may mắn, thịnh vượng, phát lộc, phát tài cho người dâng lên tổ tiên. Ngoài ra, bánh giầy và bánh chưng còn mang lại hạnh phúc, an lành và sung túc cho người biếu và người nhận.

Truyền thuyết bánh chưng ngày Tết - thể hiện sự no đủ, hạnh phúcBánh giầy và bánh chưng mang ý nghĩa sâu sắc về một năm mới no đủ, hạnh phúc

Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu về truyền thuyết bánh chưng ngày TếtHay Độc Lạ vừa tổng hợp được. Đây là món ăn ngon mà cũng rất quan trọng trong việc cúng bái, biếu tặng vào dịp đầu năm. Khi biết được nguồn gốc bánh giầy và bánh chưng, bạn sẽ có thêm tình yêu cho chúng cũng như biết thêm về một nét đẹp của dân tộc ta. Chúc mọi người có một dịp Tết 2024 tràn ngập tiếng cười và hạnh phúc nhé.

Comments

comments

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*