Cách làm mâm cơm mùng 4 Tết đưa ông bà theo đúng phong tục

mâm cơm mùng 4 Tết đầy đủ và đúng phong tục nhất

Mâm cúng hóa vàng mùng 4 Tết luôn là phong tục quen thuộc của người dân Việt Nam ta. Lễ cúng này có ý nghĩa quan trọng nhằm đưa tiễn các cụ trở về sau những ngày Tết sum vầy cùng con cháu. Nhưng bạn đã biết cách chuẩn bị một mâm cơm mùng 4 Tết đúng phong tục nhất chưa? Hãy cùng Haydocla khám phá ngay nhé!

1. Ý NGHĨA NGÀY HÓA VÀNG MÙNG 4 TẾT

Theo truyền thống từ xa xưa của ông bà ta, vào 29 – 30 Tết, các gia đình sẽ làm mâm cơm mời các cụ, tổ tiên về nhà sum vầy 3 ngày Tết. Mỗi một ngày đều có những yêu cầu về cơm cúng khác nhau. Sau 3 ngày sum vầy, mồng 4 thường là ngày mà nhiều gia đình lựa chọn để làm lễ hóa vàng, nhằm mục đích đưa tiễn các cụ trở về cõi âm, cũng là thủ tục để kết thúc một cái Tết mới.

mâm cơm mùng 4 Tết - ý nghĩa ngày hóa vàng mùng 4 Tết

Mâm cơm cúng mùng 4 Tết còn được chuẩn bị để làm lễ hóa vàng 

Lễ hóa vàng còn được biết đến là lễ hóa hương vàng, vàng mã, quần áo cho các cụ. Cùng với đó là sự cầu mong của con cháu về một năm mới an khang, vạn sự tốt lành với ông bà, tổ tiên. Chính vì vậy, lễ hóa vàng vô cùng được chú trọng và mâm cơm cúng cũng có những yêu cầu bắt buộc riêng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mỗi gia đình sẽ chuẩn bị những mâm cơm mùng 4 Tết khác nhau, to hay nhỏ.

2. CÚNG MÙNG 4 TẾT VÀO THỜI GIAN NÀO? 

Mùng 4 Tết 2024 sẽ rơi vào thứ 3, ngày 13/2/2024 dương lịch. Và nếu bạn muốn lựa chọn lễ hóa vàng vào mùng 4 Tết, hãy cân nhắc những khung giờ sau:

Quý Mão (5h – 7h): Ngọc Đường

Bính Ngọ (11h – 13h): Tư Mệnh

Mậu Thân (15h -17h): Thanh Long

Kỷ Dậu ( 17h – 19h): Minh Đường

Trên đây là những thời điểm phù hợp nhất trong ngày để mọi gia đình có thể thực hiện nghi lễ hóa vàng cùng mâm cơm mùng 4 Tết. Bạn hoàn toàn có thể cân nhắc những khung thời gian phù hợp nhất cho gia đình mình để thực hiện lễ cúng hoàn hảo nhất cũng như sum vầy cùng gia đình, người thân.

3. MÂM CÚNG MÙNG 4 TẾT GỒM NHỮNG GÌ? 

Mâm cơm mùng 4 Tết tùy thuộc vào mỗi nơi, mỗi gia đình thì sẽ có những lễ vật khác nhau. Tuy nhiên, mâm cơm vẫn phải đảm bảo có những món dưới đây:

  • 1 mâm ngũ quả: Tùy thuộc vào vùng, miền mà mâm ngũ quả có những thay đổi khác nhau. Thông thường, mâm ngũ quả ở miền Bắc sẽ có những loại quả như: nải chuối xanh, bưởi, phật thủ, hồng, quất, thanh long… Mâm ngũ quả của miền Trung thường có những loại quả như dưa hấu, chuối, thanh long, mãng cầu, sung, cam… Còn ở miền Nam, mâm ngũ quả được chuẩn bị cầu kỳ hơn. Với ngụ ý là “cầu sung vừa đủ xài”, các loại quả như mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài sẽ là lựa chọn đầu tiên của người dân miền Nam. Đặc biệt, ngoài mâm ngũ quả, các gia đình còn thường chuẩn bị thêm cặp dưa hấu để mâm cúng hoàn hảo nhất.

  • Hương, đèn, nến: đây là những món đồ cơ bản mà hầu hết mọi gia đình đều có trên bàn thờ. Chính vì vậy, ta có thể dễ dàng hỏi mua ở hầu hết những tiệm tạp hóa, những cửa hàng chuyên dụng.

  • Bánh kẹo

  • Trầu cau, thuốc lá, chè…

  • Tiền, vàng mã: Tùy thuộc vào mọi gia đình có thể mua các loại tiền, vàng mã khác nhau. Nếu bạn là người không quen hoặc chưa bao giờ mua thì hoàn toàn có thể nhờ người bán tư vấn, chuẩn bị giúp.

  • 1 bình hoa tươi có nhiều sắc màu thể hiện hy vọng của gia chủ về sự tươi mới, sức sống tràn trề trong năm mới.

  • Rượu

  • 2 cây mía (cây mía theo quan niệm dân gian được dùng để các cụ chống đi cho đỡ mỏi khi về cõi âm)

  • Bánh chưng (hoặc bánh tét)

mâm cơm mùng 4 Tết - mâm cúng mùng 4 Tết gồm nhiều món

Mâm cúng mùng 4 Tết được nhiều gia đình chuẩn bị vô cùng thịnh soạn, đa dạng

Ngoài những lễ vật và mâm ngũ quả trên, các gia đình còn chuẩn bị thêm những mâm cỗ mặn để thể hiện lòng thành của con cháu dâng lên cho các cụ, tổ tiên. Đối với mâm cỗ mặn thì bắt buộc phải có là những món luộc, xào, canh, miến, rượu và đặc biệt là không thể thiếu 1 con gà trống.

Tùy thuộc vào mỗi vùng miền mà các gia đình có những lựa chọn khác nhau cho mâm cơm của mình thịnh soạn, đầy đủ nhất. Ví dụ ở miền Bắc, những món thường thấy nhất đó là gà luộc, giò, nem rán, bánh chưng, dưa hành, bát miến… Còn ở miền Nam, các gia đình thường chuẩn bị những món như thịt kho hột vịt, khổ qua nhồi thịt…

4. VĂN KHẤN TẠ MÙNG 4 TẾT

Sau khi chuẩn bị mâm cơm mùng 4 Tết, các gia đình sẽ có một người đại diện để khấn vái. Những văn bài khấn cũng sẽ được chuẩn bị trước đó. Mỗi một mùng thì sẽ có một bài văn khấn khác nhau và đều có quy tắc riêng. Cũng qua bài văn khấn đó có thể giúp gia chủ bày tỏ được lòng thành kính với ông bà, tổ tiên, cũng như là sự cầu mong của con cháu về một năm an lành, nhiều may mắn, sức khỏe và thịnh vượng.

Dưới đây là 2 bài văn khấn dành riêng cho mùng 4 Tết, bạn hoàn toàn có thể lưu lại để chuẩn bị cho dịp này.

Bài 1:

mâm cơm mùng 4 Tết - bài văn khấn mùng 4 Tết số 1

Bài văn khấn mùng 4 Tết số 1

Bài 2:

mâm cơm mùng 4 Tết - bài văn khấn mùng 4 Tết số 2

Bài văn khấn mùng 4 Tết số 2 

Sau khi đã khấn xong, gia chủ sẽ thắp hương và tiến hành hóa vàng mã cho các cụ. Điều đó cũng hoàn tất nghi thức lễ hóa vàng, đưa tiễn các cụ về cõi âm, coi như hết Tết. Mọi người sẽ bắt đầu quay trở lại công việc của mình, đón một năm mới an lành, hạnh phúc, may mắn dưới sự ban phước của Tổ tiên.

5. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI BÀY MÂM CÚNG MÙNG 4 TẾT

Để mâm cơm mùng 4 Tết được trọn vẹn và đúng lễ nghi, phong tục nhất, bạn nhất định phải lưu ý những điều sau khi bày trí mâm cúng:

  • Khi chuẩn bị mâm cúng mặn nên chuẩn bị một con gà trống luộc (không được dùng gà trống thiến hoặc dị tật)

  • Khi đặt gà trống vào mâm cúng phải dùng đĩa to và sạch, bày đầy đủ các bộ phận từ lòng, tiết,…

  • Đầu gà trống phải hướng ra đường khi cúng ngoài trời.

mâm cơm mùng 4 Tết - những lưu ý khi bày mâm cúng mùng 4 Tết

Những lưu ý quan trọng khi bày trí mâm cơm cúng mùng 4 Tết

Sau khi chuẩn bị mâm cơm và khấn vái xong, bạn cũng cần quan tâm đến những điều dưới đây:

  • Việc hóa vàng phải được làm riêng. Phần tiền vàng của gia thần cần được hóa trước tổ tiên để tránh nhầm lẫn và có thể thực hiện ở hai nơi khác nhau.

  • Sau khi đã hóa vàng xong, bạn có thể vẩy rượu trắng được cúng trên bàn vào tro. Bởi theo quan niệm ngày xưa của các cụ, chỉ làm như thế mới thiêng và các cụ ở dưới mới có thể nhận được.

Trên đây là những lưu ý và cách làm mâm cơm mùng 4 Tết đưa ông bà theo đúng phong tục. Hy vọng rằng với những thông tin được chia sẻ ở trên có thể giúp các bạn chuẩn bị một cách tốt nhất cho những ngày Lễ, Tết của gia đình mình, cũng như thể hiện được lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Từ đó duy trì được nét đẹp văn hóa truyền thống của ông cha ta để lại qua muôn đời. Và bạn cũng đừng quên theo dõi Haydocla để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Comments

comments

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*