Top 20 phim điện ảnh Việt Nam chiếu rạp hay doanh thu cao nhất

Phim điện ảnh Việt Nam hay nhất - Cô Ba Sài Gòn 

Những bộ phim điện ảnh Việt Nam với nội dung đầy ý nghĩa, đặc biệt là những bộ phim đã nhuốm màu lịch sử. Nếu bạn đang tìm kiếm những thước phim như vậy thì hãy cùng xem ngay bài viết dưới đây của Hay Độc Lạ để biết Top 20 phim điện ảnh Việt Nam hay nhất nhé!

1. ÁO LỤA HÀ ĐÔNG 

Áo Lụa Hà Đông là một bộ phim Việt Nam ra mắt vào năm 2006. Phim được đạo diễn bởi Lưu Huỳnh, dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Ngô Tất Tố.

Phim điện ảnh Việt Nam hay nhất - Áo Lụa Hà Đông

Áo Lụa Hà Đông là bộ phim đầy cảm động và khắc họa sự tàn khốc của chiến tranh lên một gia đình. 

Bối cảnh của phim diễn ra vào trước những năm 1954 tại miền Bắc Việt Nam. Tại thời điểm này cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Bộ đang đi đến hồi kết. Áo Lụa Hà Đông xoay quanh hai nhân vật Gù (NSƯT Quốc Khánh thủ vai) và Dần (Trương Ngọc Ánh đóng). Cả hai đều là người ở của một nhà giàu có. Dần và Gù quyết định dứt áo vào Nam tìm kiếm một chân trời mới, sống và lập nghiệp. 

Khi ra đi, tài sản lớn nhất của hai người họ chính là một chiếc áo dài được làm bằng vải lụa Hà Đông. Đó chính là món quà mà Gù khi cưới Dần sẽ tặng cho cô. Hai người bất ngờ chọn Hội An làm điểm dừng chân bất đắc dĩ vì Dần sinh hạ đứa con đầu lòng tại đây. Tên của em bé cũng được đặt theo tên của chính mảnh đất cơ duyên này. Từ từ cuộc sống của Dần và Gù cũng đã ổn định trong căn nhà nhỏ ở mảnh đất hương cảng này. 

Trailer phim Áo Lụa Hà Đông.

Gù làm nghề cào hến sông rồi Dần đem hến và cá ra chợ bán để nuôi gia đình gồm 3 đứa con. Hai người con đầu là Hội An và Ngô được đến trường nhưng đang đứng trước nguy cơ phải nghỉ học vì nhà không có đủ tiền để may áo dài cho con. Dần đành mang chiếc áo dài đính hôn để cắt lại vừa thân hình của hai đứa con gái bé bỏng. 

Cứ như thế, ngày từng ngày trôi qua cuộc sống của họ vẫn êm đềm. Hội An học rất giỏi và có bài văn đạt điểm cao nhất lớp. Bài văn kể về chiếc áo dài mà cô phải đổi qua đổi lại với Ngô em của mình để kịp giờ đến lớp. Cô bé nghẹn ngào đọc bài văn trước cả lớp, bỗng một tiếng nổi lớn xảy ra xé nát cả không gian.

Biết tin trường học của Hội An bị bom nổ, Dần vội chạy đến lật từng chiếc chiếu để tìm con. Dần gào khóc như thấu tận trời xanh khi phát hiện ra đứa con gái bé nhỏ của mình đang nằm đó. Khi ấy Hội An đang mặc trên người chiếc áo dài lụa Hà Đông. Ngoài mất mát quá lớn là Hội An, sự đau lòng chưa dừng lại ở đó mà Gù và Dần cùng lần lượt ra đi dưới mưa bom đạn lạc của chiến tranh. 

2. MÙI ĐU ĐỦ XANH

Mùi Đu Đủ Xanh là một bộ phim Việt Nam phát sóng vào năm 1993. Bộ phim được sản xuất tại nước Pháp với sự tham gia của các diễn viên người Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng và Trần Nữ Yên Khê, Trương Thị Lộc và Lư Mẫn San. Mùi Đu Đủ Xanh đã nhận rất nhiều những giải thưởng trong nước và quốc tế. Trong đó có giải camera vàng tại liên hoan phim Cannes 1993. 

phim VN Mùi Đu Đủ

Đã 30 năm trôi qua nhưng phim Mùi Đu Đủ Xanh vẫn là ký ức ngọt ngào mà Trần Anh Hùng dành tặng Việt Nam.

Mùi Đu Đủ Xanh xoay quanh nhân vật Mùi, một cô bé hiền hòa và luôn muốn tìm hiểu thế giới xung quanh. Cô làm người ở cho một gia đình người Bắc sinh sống ở Sài Gòn vào những năm 1950. Chồng của bà chủ chỉ biết ăn chơi lêu lỏng, còn bà phải lo toan hết chuyện trong, chuyện ngoài. Hai ông bà có ba người trai, người con trai đã trưởng thành tên là Trung. 

Bà chủ rất thương yêu Mùi và xem cô như là đứa con gái của mình. Nhiều năm sau, gia đình mà Mùi giúp việc rơi vào cảnh khó khăn. Bà chủ muốn Mùi đi ở cho nhà người bạn của con trai cả. Do vậy, Mùi trở thành người giúp việc cho một nghệ sĩ dương cầm tên là Khuyến. 

Trailer phim Mùi Đu Đủ Xanh.

Khuyến đã đính ước cùng một cô gái, nhưng hầu hết thời gian anh dành để chơi dương cầm mà không đoái hoài gì đến cô. Một ngày, khi vị hôn phu của Khuyến luôn miệng nói chuyện thì tiếng dương cầm phát ra cực kỳ cáu gắt. Cô liền bỏ đi và đứng rình ngay cửa sổ. Song, khi Mùi bước vào, tiếng dương cầm liền dịu lại một cách ôn hòa. 

Sau đêm đó, Khuyến đã đến phòng của Mùi và bày tỏ tâm tư tình cảm của mình và được cô chấp nhận. Biết được điều này, vị hôn thê của Khuyến lập tức hủy bỏ hôn ước. Khuyến bắt đầu dạy cho Mùi làm thế nào để có phong thái và phong cách như một quý cô thực thụ. Kể từ đó Khuyến và Mùi có một cuộc sống êm đềm bên nhau. 

>>>Xem thêm: Top 11 bộ phim Hoa Ngữ về thanh xuân vườn trường hay nhất.

3. CÁNH ĐỒNG HOANG

Cánh Đồng Hoang là một bộ phim Việt Nam ra mắt vào năm 1979. Bộ phim này do đạo diễn Nguyễn Hồng Sến thực hiện. Cánh Đồng Hoang kể câu chuyện về một gia đình nông dân sống trong một cánh đồng hoang đấu tranh để tồn tại và bám trụ vùng đất này.

Phim điện ảnh Việt Nam nổi đình đám - Cánh Đồng Hoang 

Cánh Đồng Hoang là một trong những bộ phim kinh điển về đề tài chiến tranh của Việt Nam.

Bối cảnh của phim là ở vùng Đồng Tháp Mười, lúc này đang nổ ra cuộc đấu tranh Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tại cánh đồng kia có đôi vợ chồng Ba Đô và đứa con nhỏ của họ sinh sống. Họ được nhà nước giao thực hiện nhiệm vụ giữ liên lạc với bộ đội. 

Cuộc sống của họ rất bình thường và xoay quanh các hoạt động như trồng lúa, bắt cá, bắt trăn, nuôi con… Cùng với đó là những ngày chiến đấu căng thẳng và các cuộc ẩn nấp trực thăng Huey của Mỹ quần thảo trong khu vực. Trong một trận tấn công dữ dội, Ba Đô đã bị trúng đạn của trực thăng Mỹ và hy sinh. Để trả thù cho chồng của mình, vợ Ba Đô đã đuổi theo chiếc trực thăng và cùng đội du kích tiêu diệt nó. 

Trailer phim Cánh Đồng Hoang.

Khi chiếc trực thăng rơi xuống, một người đến kiểm tra thì thấy được rằng có một phi công đã chết. Trong túi áo của phi công đó có một bức ảnh anh ta chụp cùng với vợ con của mình rơi ra. Có nhiều ý kiến cho rằng, nhà làm phim nên cắt cảnh này đi. Tuy nhiên, nhiều người khuyên vẫn nên giữ lại để hiểu thêm về lính Mỹ. Họ cũng là những người bị ép buộc đi chiến tranh tại Việt Nam. 

Cánh Đồng Hoang đã gây được nhiều tiếng vang lớn bằng việc chinh phục được rất nhiều giải thưởng danh giá. Bộ phim đã nhận được tổng cộng 6 giải thưởng trong nước và quốc tế. Trong đó nổi bật nhất là Giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam và Huy chương vàng tại Liên hoan phim Quốc tế ở Thủ đô Moscow (Nga). 

4. MÙA LEN TRÂU

Mùa Len Trâu là một bộ phim Việt Nam ra mắt vào năm 2004. Mùa Len Trâu được dựa trên tác phẩm cùng tên trong tập truyện "Hương Rừng Cà Mau" của nhà văn Sơn Nam. Tác phẩm xoay quanh cuộc sống thường nhật của người dân miền Nam vào những năm đầu của thế kỷ 20. 

phim Việt Nam Mùa Len Trâu 

Mùa Len Trâu gợi cho khán giả mênh mang ký ức về một đời sống lao động dân dã.

Bộ phim bắt đầu bằng cảnh một đứa trẻ đang làm ruộng thì nhặt được một cọng dây đang buộc vào một vật nặng. Khi mùa lũ kéo về, không còn một cây cỏ nào có thể sống được, kể cả những con trâu cũng không thể ngủ dưới nước được. Kìm đã đi len trâu (nghĩa là dẫn những con trâu lên một vùng đất cao ráo hơn) cùng với ông Lập. 

Kìm đã phải vượt biết bao là trở ngại, phải dẫn đàn trâu đi dưới nước cả ngày và đánh nhau với bọn côn đồ để giành địa bàn. Cuối cùng Kìm quyết định quay trở về nhà nhưng một trong hai con trâu đã chết. Kìm lấy những cặp sừng và lớp da của chúng để làm kỷ niệm. Từ đó, Kìm trở nên du côn và hung hăng hơn khiến cho cha anh rất phiền lòng. 

Trailer phim Mùa Len Trâu.

Vì nhà nghèo khó nên cha của Kìm phải bán những con trâu còn lại để trả nợ khiến cho anh rất buồn. Kìm cùng với Đẹt đi làm len trâu cho những người khác. Kìm mới biết được rằng Đẹt và Bân đã có con với nhau nhưng anh bỏ đi khi vợ chưa sinh. Khi vợ của Đẹt là Bân đến nơi tìm, Kìm thấy Bân thì nảy sinh tình cảm nhưng Bân không đồng ý. 

Khi đi len trâu, Kìm nhận được tin rằng mẹ mình đã bỏ nhà đi, còn cha của anh đang bị bệnh nặng ở dưới U Minh. Kìm sống bên cha vào những ngày cuối đời, cũng từ đây anh biết được mình là đứa con riêng giữa cha anh và em gái của ông Lập. Kìm nhờ vợ chồng bà Hai giúp anh chôn cất cha mình cùng với một chiếc cối quý giá nhất của gia đình. 

>>>Xem thêm: Top 20+ bộ phim truyên hình Hàn Quốc gia đình hay cảm động nhất.

5. XÍCH LÔ

Xích Lô là một bộ phim Việt Nam ra mắt vào năm 1995 do đạo diễn Trần Anh Hùng sản xuất. Những cảnh quay trong phim chủ yếu được thực hiện tại TP.HCM. Phim của sự tham gia diễn xuất của dàn diễn viên Việt Nam cùng với ngôi sao điện ảnh đến từ Hồng Kông – Lương Triều Vỹ. 

Phim điện ảnh Việt Nam xưa - Xích Lô

Xích Lô từng đạt được giải thưởng Sư tử vàng tại Liên hoan phim Cannes 1995.

Phim lấy bối cảnh ở Sài Gòn, Việt Nam vào thập niên 90. Nhân vật chính trong bộ phim này tên là Xích Lô. Anh vốn là một người thật thà chất phác nhưng mồ côi cha mẹ. Anh làm nghề lái xích lô để kiếm sống. Xích Lô sống cùng với gia đình gồm chị, em gái và ông nội đang làm nghề vá xe đạp trên đường. Cả ba cùng sống trong một căn hộ rách nát. 

Một ngày kia, chiếc xích lô mà anh mượn của bà Buồn bị cướp mất. Đương lúc bị nợ nần chồng chất, anh quyết định gia nhập nhóm băng đảng của bà Buồn và người tình của bà. Sau khi gia nhập băng đảng, Xích Lô gây ra rất nhiều chuyện ghê gớm như giết người, cướp của, phá hoại của công… Cũng từ đó mà mỗi ngày anh phải sống trong sự dằn vặt, sợ hãi. Nhiều lần anh muốn rút khỏi băng đảng nhưng đều bị thất bại.

Trailer phim Xích Lô.

Người đứng đầu băng đảng này chính là Nhà Thơ, một người gian xảo đồng thời cũng là người yêu của chị gái Xích Lô. Hắn cũng chính là người đưa ra những lời ngon ngọt để biến chị của Xích Lô làm gái mại dâm. Nhưng với một điều kiện mà Nhà Thơ đưa ra đối với những gã đàn ông chọn chị là phải giữ gìn trinh tiết cho chị.

Một hôm, gã thanh niên kia làm cho chị gái Xích Lô mất trinh nên ngay lập tức hắn bị Nhà Thơ giết chết. Còn Xích Lô thì bị băng đảng của Nhà Thơ dùng thuốc kích thích để anh lấy tinh thần đi cướp. Trong đêm 30 Tết, mọi thứ thay đổi hoàn toàn. Thằng Điên, con của bà Buồn bị xe tông chết, còn Nhà Thơ thì tự thiêu mình vì những mâu thuẫn xảy ra giữa các băng nhóm. Xích Lô trong cơn say ma túy đã tự lấy súng làm mình bị thương. Sau đêm đó, mọi thứ trở lại trạng thái bình thường của nó, Xích Lô quay về làm một người chạy xích lô kiếm sống bình thường. 

6. BAO GIỜ CHO ĐẾN THÁNG 10

Bao Giờ Cho Đến Tháng 10 là một bộ phim tâm lý xã hội do NSND Đặng Nhật Minh chỉ đạo thực hiện. Bộ phim được ra mắt lần đầu tiên vào năm 1984, đây cũng chính là một trong những bộ phim thành công và kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam vào những năm đầu của thập niên 80.

Bao Giờ Cho Đến Tháng 10 

Bao Giờ Cho Đến Tháng 10 lột tả được hình ảnh đáng thương của một người thiếu phụ Việt Nam.

Bộ phim kể về câu chuyện của Duyên đi thăm chồng ở biên giới Tây Nam, nhưng sự thật nghiệt ngã là chồng chị đã hy sinh. Duyên giấu chuyện chồng mình đã qua đời với tất cả mọi người trong gia đình, đặc biệt là với người cha già đang đổ bệnh nặng. Để an ủi người cha, Duyên nhờ thầy giáo Khang viết hộ những bức thư hỏi thăm thay cho người chồng đã khuất của mình.

Trailer phim Bao Giờ Cho Đến Tháng 10.

Những bức thư này đã mang lại niềm vui cho cả gia đình nhưng riêng mình chị Duyên là ôm nỗi đau thấu trời xanh. Một mình chị phải chịu đựng, nuốt nước mắt vào trong, nhưng rồi có nhiều lời đồn xuất hiện chị và thầy giáo Khang có tư tình. Rồi người cha già ngày càng yếu sức, biết mình không còn sống được bao lâu nữa ông mới bảo Duyên gọi người con trai trở về. Đến lúc này mọi chuyện mới dần được hé mở.

>>>Xem thêm: Top 10 bộ phim ngắn học đường Việt Nam hay nhất đáng xem.

7. VÁN BÀI LẬT NGỬA

Ván Bài Lật Ngửa là một bộ phim nhựa trắng đen về đề tài gián điệp. Phim do Xí nghiệp phim Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh sản xuất vào những năm 1982 – 1987.

Phim điện ảnh Việt Nam hay nhất - Ván Bài Lật Ngửa 

Diễn viên Nguyễn Chánh Tín.

Bộ phim được lấy cảm hứng từ những hoạt động của các nhân vật làm gián điệp có thật ngoài đời thật của Đảng Lao Động Việt Nam hoạt động trong Việt Nam Cộng Hòa ở cuộc chiến tranh Việt Nam. Bộ phim được Nguyễn Trương Thiên Lý viết kịch bản và Khôi Nguyên làm đạo diễn. Phim có sự tham gia của các diễn viên gạo cội như: Nguyễn Chánh Tín, Thúy An, ca sĩ Thanh Lan,…

8. ĐÊM HỘI LONG TRÌ

Đêm Hội Long Trì là một trong những bộ phim điện ảnh Việt Nam trong thời kỳ đổi mới thuộc thể loại cổ trang. Phim quy tụ dàn diễn viên xuất sắc nhất của thập niên 90, lấy bối cảnh trên nền truyện của Nguyễn Huy Tưởng được mô tả một cách lôi cuốn và hấp dẫn.

phim việt nam kinh điển - Đêm Hội Long Trì 

Đêm Hội Long Trì tái hiện lại bức tranh cung đình thời xưa của Việt Nam.

Ở tập 1, Tuyên phi Đặng Thị Huệ được Chúa Trịnh Sâm hết mực yêu thương cho nên đã tạo điều kiện cho em trai mình là Đặng Lân làm càn. Trong đêm hội Long Trì, quận chúa Quỳnh Hoa là con của Chúa Trịnh Sâm đã lọt vào mắt xanh của Đặng Lân. Sau đêm đó, hắn muốn cưới Quỳnh Hoa, vì để củng cố phe cánh nên Đặng Thị Huệ nhanh chóng đồng ý. Chúa Trịnh Sâm chịu gả con gái của mình nhưng không cho phép hắn được động phòng trong vòng 2 năm.

Trailer phim Đêm Hội Long Trì.

Ở tập 2, Đặng Lân tìm mọi cách để có thể động phòng với Quỳnh Hoa nhưng cô nhất quyết cự tuyệt. Hắn sai thuộc hạ của mình bắt Bảo Kim nhằm đe dọa Quỳnh Hoa nếu không cho hắn động phòng sẽ giết chết Bảo Kim. Nguyễn Mại phát hiện sự mất tích của Bảo Kim và đi đến giải cứu Kim khi ấy đang bị giam giữ trong phủ của Đặng Lân. Hai chị em Đặng Thị Huệ và Đặng Lân ra sức để trừ khử mối hiểm họa – Nguyễn Mại.

Tập cuối cùng, Thế tử Trịnh Tông lập mưu phản và bị phế truất, Chúa lập Trịnh Cán làm Thế tử. Dương Thái Phi mẹ của Trịnh Tông cầu xin Quốc mẫu và Huy quận công nới lỏng giam cầm rồi thừa cơ cứu Trịnh Tông. Trịnh Sâm băng hà, Trịnh Cán lên ngôi khi đó mới 4 tuổi. Sau đó bị Trịnh Tông kêu binh tấn công kinh thành, Huy quận công bị giết chết, Đặng Thị Huệ gửi con cho nhũ mẫu để bỏ trốn. Riêng Huệ ở lại kinh thành bị Dương thái phi tra tấn nhằm tìm tung tích của Trịnh Cán nhưng không khai. Cuối cùng, Trịnh Cán vẫn bị giết chết, Trịnh Tông lên ngôi, phế Đặng Thị Huệ để bà trông coi nhang khói, kết thúc một đời Vương phi uy quyền.

>>>Xem thêm: Tuyển tập 15 bộ phim hài võ thuật hay nhất của Thành Long.

9. EM BÉ HÀ NỘI

Em Bé Hà Nội là một bộ phim tài liệu thuộc thể loại chiến tranh tuyên truyền do đạo diễn Hải Ninh thực hiện. Bộ phim có sự tham gia diễn xuất của các diễn viên: Lan Hương, Trà Giang và Thế Anh. Bộ phim kể về chuyến hành trình đi sơ tán lên thành phố của một bé gái trong thời gian diễn ra trận rải bom Linebacker II. 

Em Bé Hà Nội 

Em Bé Hà Nội đã đạt được nhiều giải thưởng danh giá trong đó có Bông Sen vàng năm 1975.

Bộ phim mở đầu với một chiếc xe buýt đang chở mọi người từ nơi sơ tán về Hà Nội. Giữa những hồi còi inh ỏi đó xuất hiện một bé gái tên là Ngọc Hà, trên người em còn có một cây dương cầm. Em đang cố gắng chạy theo đoàn quân của Binh chủng tên lửa phòng không và ra hiệu cho chiếc xe dừng lại.

Trailer phim Em Bé Hà Nội.

Ngọc Hà hỏi chú sĩ quan trên xe về thông tin của bố mình, tuy nhiên người sĩ quan không biết bố em đang ở đâu. Chú mời Ngọc Hà đi cùng mình và biết được Hà ở phố Khâm Thiên – nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những trận rải bom. Ngọc Hà bất ngờ khi em gái mình Thùy Dương và bố mình vẫn còn sống. Hai chị em ngoan ngoãn ở nhà chờ ba đi ra chiến trường và không khỏi đau lòng khi biết mẹ đã qua đời trong những ngày địch quần thao vừa qua.

10. LÀNG VŨ ĐẠI NGÀY ẤY

Làng Vũ Đại Ngày Ấy là một trong những tác phẩm kinh điển của nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam vào thế kỷ 20. Phim được thực hiện bởi đạo diễn NSND Phạm Văn Khoa vào năm 1982. Phim Làng Vũ Đại Ngày Ấy và Phim Chị Dậu của cùng đạo diễn được đánh giá là 2 trong số ít những bộ phim đạt được thành công lớn về nhiều mặt. 

phim điện ảnh Việt Nam xưa - Làng Vũ Đại Ngày Ấy

Làng Vũ Đại Ngày Ấy đã phần nào khắc họa được một xã hội đáng lên án trong chế độ phong kiến Việt Nam.

Trong phim, giáo Thứ (diễn viên Hữu Mười) là một trí thức nông thôn. Đồng thời ông cũng chính là nhân chứng lịch sử của làng Vũ Đại và ông đã chứng kiến hết những thăng trầm của ngôi làng diễn ra hằng ngày. Những bi kịch trần thế có thể được kể đến như Lão Hạc sống trong cô độc đến tuyệt vọng chỉ có cậu Vàng làm bạn. Hay để chứng kiến mối tình ngang trái giữa Thị Nở và Chí Phèo và để thấy một Bá Kiến giàu có, lộng hành và độc ác.

Trailer phim Làng Vũ Đại Ngày Ấy.

Chính cái xã hội ấy đã đùn đẩy con người đến tận cùng của sự thống khổ để nảy nòi ra Chí Phèo mang sự lưu manh trong người với tất cả những điều xấu xa nhất. Song, cũng chính cái xã hội phong kiến thối nát ở Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ 20 đã sinh ra nhiều mảnh đời giống như Chí Phèo và Lão Hạc. Ca nương Quách Thị Hồ cũng được Phạm Văn Khoa mời vào một vai đặc biệt trong phim đó là mẹ của giáo Thứ.

>>>Xem thêm: Top 10 bộ phim tình yêu học đường tuổi học trò Hàn Quốc hay nhất.

11. CON CHIM VÀNH KHUYÊN

Con Chim Vành Khuyên là một bộ phim điện ảnh cách mạng năm 1962 của Xưởng phim truyện Hà Nội sản xuất và Nguyễn Văn Thông làm đạo diễn.

phim truyền hình Việt Nam đời đầu - Con Chim Vành Khuyên 

Cô bé Nga đầy sự dũng cảm và mưu lược trong Con Chim Vành Khuyên.

Bên dòng sông vắng nơi vùng địch hậu có một túp lều tranh đơn sơ trên bãi dâu xanh mướt. Hai cha con của bé Nga sinh sống bằng nghề chài lưới và người cha làm nghề bí mật đưa đò chở các cán bộ qua sông. Ông ra tín hiệu an toàn bằng cách thả cánh diều bay lượn trên không trung. Cũng chính hành động đó dần dần đã trở thành tâm điểm chú ý của thực dân Pháp.

Trailer phim Con Chim Vành Khuyên.

Một ngày nọ, khi biết tin có một đoàn cán bộ sắp qua sông, quân Pháp đã tràn vào vườn nhà bé Nga để bắt trói ba của bé lại. Bọn chúng bắt bé Nga nhảy dây liên tục để nhằm đánh lừa các cán bộ, chúng đoạt lấy chiếc đò và giả danh cha của bé Nga để đưa đò.

Khi các cán bộ sắp đến thì bé Nga mưu trí lao lên trước mặt địch mặc cho tiếng bom đạn đuổi theo. Cô gái nhỏ thét to “đò giặc đừng qua” và ngay giây phút đó, em cũng bị trúng đạn của địch. Trước khi nhắm mắt, em mở túi để thả con chim vành khuyên thân thiết của mình về với bầu trời.

12. SỐNG TRONG SỢ HÃI

Phim Sống Trong Sợ Hãi là một bộ phim tâm lý xã hội Việt Nam của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, công chiếu vào năm 2005. Nội dung của phim xoay quanh câu chuyện của Tải – một người lính Việt Nam Cộng hòa kiếm tiền để nuôi người vợ bằng nghề đào bom mìn, mặc cho mọi người ngăn cản.

Sống Trong Sợ Hãi 

Sống Trong Sợ Hãi mang đến cho khán giả những pha hồi hộp, căng thẳng và nghẹt thở.

Câu chuyện kể về nhân vật Tải sau hòa bình, anh cảm thấy xấu hổ nên không muốn quay về quê mà ở lại một vùng khác cùng cô vợ nhỏ. Thế là, Tải có hai người vợ , một người là Thuận và một người là Út.

Người vợ lớn là Thuận, có anh trai làm cộng sản tên Hai Dân, thời bé anh là bạn của Tải nhưng kể từ khi Tải làm lính Việt Nam Cộng hòa thì hai người không còn chơi với nhau nữa. Người vợ nhỏ tên là Út, cô không được nhắc nhiều về thân thế, chỉ biết Út rất xinh đẹp và bán nước ở trong chợ. Cả hai người vợ của Tải đều có thai cùng một lúc. 

Trailer phim Sống Trong Sợ Hãi.

Tải sống với vợ nhỏ nhiều hơn, và để có tiền trang trải cuộc sống cho gia đình, Tải đi theo ông Năm Đực để học cách tháo bom mìn. Tải nghĩ ra được cách đào bom từ dưới lên thay vì từ trên xuống và đào tới đâu sẽ trồng cây lương thực tới đó.

Sau đó, Năm Đực trong một lần gỡ bom đã bị nổ chết. Tải định bỏ nghề để khai hoang bãi đất trước nhà để trồng cây lương thực nhưng bãi đất đó cũng có mìn khiến anh quay lại nghề cũ. Cuộc sống của Tải cứ trôi qua như vậy đến khi hai người vợ đến ngày sinh. Tải đưa hai người vào cùng một bệnh viện, họ chung phòng và trò chuyện nhiều lần với nhau. Về sau, Thuận đưa con gái của mình là Lành qua sống cùng cô vợ nhỏ. Gia đình sống hạnh phúc, còn Thuận thì không biết cô đã đi về đâu.

>>>Xem thêm: Top 10 bộ phim hay nhất và ăn khách của đạo diễn Victor Vũ.

13. CÔ BA SÀI GÒN

Cô Ba Sài Gòn là một bộ phim điện ảnh Việt Nam do đạo diễn Trần Bửu Lộc và Kay Nguyễn thực hiện, phát hành vào năm 2017. Bộ phim xoay quanh câu chuyện về một gia đình làm nghề may áo dài truyền thống ở Sài Gòn tên là Thanh Nữ.

Phim điện ảnh Việt Nam tân thời - Cô Ba Sài Gòn 

Cô Ba Sài Gòn gây hứng thú cho khán giả với hình ảnh đặc trưng vào những năm 60.

Ở Sài Gòn vào những năm 70 có tiệm may Thanh Nữ nổi tiếng bậc nhất ở đó. Gia đình có 9 đời đều làm nghề may áo dài truyền thống. Bà Thanh Mai có hai đứa con gái là Như Ý và cô con nuôi Thanh Loan. Thanh Loan rất thích may áo dài, trong khi đó Như Ý lại rất thích thiết kế đồ kiểu Tây và cho rằng áo dài đã lỗi thời.

Tại một cuộc thi thiết kế đồ cho Madam Kiều Bảo Hân, Như Ý thua bởi một chiếc áo dài làm cho cô trở nên đố kị và không muốn làm truyền nhân nhà may Thanh Nữ. Để khiến con gái mình yêu thích chiếc áo dài truyền thống, bà Thanh Mai đã mang khúc vải quý của gia tộc để may thành một chiếc áo dài thật đẹp để Như Ý mặc. Bất ngờ thay sau khi mặc lên chiếc áo đó Như Ý đã xuyên không đến được năm 2017.

Trailer phim Cô Ba Sài Gòn.

Lúc đó hiện thân của Như Ý là bà An Khánh. Như Ý bất ngờ vì trước mắt mình là nhà may Thanh Nữ đang bị dỡ bỏ, có chút hốt hoảng vì Sài Gòn vào năm 2017 quá sầm uất và hiện đại. Qua những cuộc gặp gỡ và biến động trong cuộc sống, Như Ý quyết định may áo dài để vực dậy tiệm may Thanh Nữ quý giá của gia đình mình. 

14. ĐẢO CỦA DÂN NGỤ CƯ

Đảo Của Dân Ngụ Cư là một bộ phim điện ảnh Việt Nam được đạo diễn bởi Hồng Ánh. Đây cũng chính là bộ phim đầu tiên mà cô giữ vai trò là đạo diễn. Phim có sự tham gia diễn xuất của các diễn viên: Phạm Hồng Phước, Ngọc Thanh Tâm, Nhan Phúc Vinh, NSƯT Ngọc Hiệp,…

Đảo Của Dân Ngụ Cư

Đảo Của Dân Ngụ Cư chứa đựng cả những hình ảnh thơ mộng và khốc liệt.

Nội dung phim xoay quanh nhân vật chính là Phước (Phạm Hồng Phước) là một kẻ không nhà, không cửa chỉ đi lang thang. Một ngày kia, cậu quyết định dừng chân và làm việc tại một nhà hàng chuyên bán lẩu dê tên Đêm Trắng. Khi cậu bước chân vào nơi mà cánh cổng vẫn luôn được đóng kín vào ban ngày, lúc ấy cuộc đời của Phước đã thay đổi mãi mãi.

Trailer phim Đảo Của Dân Ngụ Cư.

Người chủ của tiệm lẩu này (Hoàng Phúc) là một người khá đáng sợ, độc tài và có phần ít nói. Đứa con gái duy nhất của ông tên là Chu (Ngọc Thanh Tâm) bị liệt ở hai chân nên không thể di chuyển được, đây được coi là nỗi nhục nhã nhất của ông chủ.

Chu bị cha của mình nhốt trên một căn gác tối đen, giấu kín và không ai được phép bén mảng tới. Khi làm việc tại nhà hàng thì Phước quen được Miên (Nhan Phúc Vinh) một người dân tộc Khmer phóng khoáng và anh cũng là người tạo ra bước ngoặt cho Phước.

Ngoài ra còn có ông Admed (Hoàng Nhân) là một người theo Hồi giáo khá trầm tính và suốt ngày chỉ quanh quẩn tại ngôi nhà cổ. Tất cả những người này đều bị xáo trộn cuộc sống kể từ ngày Phước đến, hàng loạt những sự việc và những sự kiện thăng trầm liên tiếp xảy đến.

>>>Xem thêm: Top 30+ bộ phim hoạt hình 3D Trung Quốc hay nhất thời đại.

15. ĐÔNG TIỀN XƯƠNG MÁU

Đồng Tiền Xương Máu là một bộ phim truyền hình Việt Nam được ra mắt vào năm 1998. Phim được đạo diễn bởi Đinh Đức Liêm và được thực hiện bởi Hãng phim Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.

Phim điện ảnh Việt Nam hấp dẫn - Đồng Tiền Xương Máu 

Đồng Tiền Xương Máu là bộ phim được lấy cảm hứng từ tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

Nội dung phim xoay quanh câu chuyện của gia đình ông Khải cùng với ba người con của ông. Ông Khải là một người sống khá bảo thủ và rất khó tính. Ông luôn hà khắc và không bao giờ tán thành những cái mới mà luôn duy trì nếp sống quy củ của mình.

Trong khi đó, Toàn – đứa con trai của ông lại bỏ việc ở nhà máy của ông để đứng ra thành lập công ty riêng với mong muốn được trở nên giàu có. Nhưng những xung đột được đẩy lên cao trào khi Toàn muốn phá dỡ căn nhà kỷ niệm của ông Khải để xây dựng nên một căn nhà mới.

16. ĐẤT PHƯƠNG NAM

Đất Phương Nam là một bộ phim Việt Nam ngắn tập chính kịch phiêu lưu được đạo diễn bởi Nguyễn Vinh Sơn và ra mắt vào năm 1997. Bộ phim lấy cảm hứng từ cuốn sách Đất rừng phương Nam của tác giả Đoàn Giỏi. Bộ phim đặc biệt được phát hành vào dịp kỷ niệm 300 năm ngày thành lập Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh.

Đất Phương Nam 

Đất Phương Nam là bộ phim gây được nhiều tiếng vang lớn trong nền điện ảnh nước nhà. 

Nội dung phim kể về cậu bé An, do chiến tranh loạn lạc nên mẹ cậu qua đời. Từ đó, An mở ra một chuyến phiêu lưu cùng với đó là cuộc sống dung dị của những người dân phương Nam được hé mở.

Cậu bé đi tha hương với mong muốn tìm lại được cha của mình đang chiến đấu nơi chiến trường khốc liệt. Cậu được gia đình của bác Tám Luông chôn cất mẹ và nuôi dưỡng cậu. Trong một lần đi ghe trên sông, gia đình bác Tám bị cướp và An lạc khỏi bác Tám cùng chị Út Trong. An mới gặp được ông Sơn Đông mài võ nhưng nhanh chóng ông Sơn Đông bị bắt và bị trục xuất về Trung Quốc.

Sau đó An gặp được bác Ba Ngù và dì Tư Ù nuôi dưỡng và phụ buôn bán tại quán ăn của dì. Ngoài là quán ăn thì nơi đây còn ở chỗ để các cán bộ cách mạng làm việc. Điều này đã bị vợ chồng Tư Mắm nhìn ra và theo dõi. Chúng đốt nhà dì Tư và An tiếp tục bị lạc.

Sự việc cứ tiếp diễn như vậy, An gặp gỡ thêm nhiều nhân vật khác nữa như thầy giáo Bảy, Út Lục Lâm và cùng Cò đi về miệt U Minh. An tình cờ gặp lại gia đình của bác Tám Luông ở đây đang khai hoang để lập nghiệp. Cuối phim, cha của An bị bọn địch giết chết trước khi An gặp được ông.

>>>Xem thêm: Top 100 bộ phim Hàn Quốc hay nhất đầy lãng mạn thời đại.

17. MÙA HÈ CHIẾU THẲNG ĐỨNG

Mùa Hè Chiếu Thẳng Đứng là một bộ phim điện ảnh chính kịch Việt Nam ra mắt vào năm 2000, do đạo diễn Trần Anh Hùng thực hiện. Phim được hợp tác sản xuất bởi Việt Nam – Đức – Pháp kể về câu chuyện của Sương, Khanh và Liên trong ngày giỗ mẹ tại Hà Nội.

Phim Việt Nam xưa - Mùa Hè Chiếu Thẳng Đứng

Mùa Hè Chiếu Thẳng Đứng là bản giao hưởng sắc màu của điện ảnh Việt.

Bốn chị em sum họp tại nhà để chuẩn bị cho giỗ mẹ ở quán nước của người chị Cả tại Hà Nội. Trong ngày giỗ, Khanh kể về người chồng của mình là Kiên có những thông tin về ông Toàn, người được cho là có mối tình với mẹ thời thời thơ ấu mà bà tiết lộ trước khi mất. Sau khi mẹ mất một tháng thì người cha quá đau buồn mà mất theo. Vì mẹ sinh trước cha một tháng nên Liên xem cái chết của cha là một mảnh ghép hoàn hảo cho mối lương duyên đẹp. 

Trailer phim Mùa Hè Chiếu Thẳng Đứng.

Sau đó Khanh phát hiện mình đã có thai, nhưng cô đề nghị Kiên giữ bí mật thêm vài tháng nữa. Sau đó Kiên đến Sài Gòn để tìm ý tưởng mới cho cuốn tiểu thuyết của mình, tại đây anh gặp Ngân. Sau đó khi về Hà Nội, trong lúc giặt đồ đã có một mảnh giấy trong túi Kiên rơi ra đã khiến cho Khanh nghi hoặc.

Tiếp đó, trong lúc Quốc thường xuyên đi đây đi đó để chụp ảnh thì Sương lén lúc với Tuấn – một doanh nhân người Sài Gòn. Bất ngờ Quốc mang về một người vợ khác cùng đứa con trai. Sương đau khổ, vì yêu Quốc cho nên cô đành phải chấp nhận gia đình nhỏ kia. Còn Liên thì làm việc cho quán nước của Sương, cô có tình cảm và có thai với Hòa – một sinh viên trường kiến trúc, hơn cô 1 tuổi. Liên khiến Khanh và Sương sửng sốt nhưng lại mau chóng cười đùa vì biết Liên nhầm tưởng về cái thai. Cả ba cùng kể cho nhau nghe mọi chuyện và cười nói vui vẻ với nhau tại căn hộ của Liên.

18. LẤY CHỒNG NGƯỜI TA (2012)

Lấy Chồng Người Ta được phát hành vào năm 2006, được thực hiện bởi đạo diễn phim “Áo Lụa Hà Đông” – Lưu Huỳnh. Lần trở lại sau 3 năm, Lưu Huỳnh đã mang tới câu chuyện tình trái ngang được miêu tả ở khía cạnh hoàn toàn mới.

Phim truyền hình Việt Nam hay nhất - Lấy Chồng Người Ta (2012)

Vai Lụa trong Lấy Chồng Người Ta là một trong những vai diễn ấn tượng nhất của diễn viên Đinh Y Nhung.

Bộ phim được lấy bối cảnh ở làng La Ngà (Đồng Nai) xoay quanh cuộc đời của hai vợ chồng là Lụa và Khánh. Cả hai sống trong cảnh nghèo khó trong một căn nhà xiêu vẹo, tuy họ đã cưới nhau đã lâu nhưng cả hai không có con. Khánh rất thèm được nghe tiếng con nít trong tổ ấm nhưng bản thân anh lại không thể tạo ra được hạnh phúc đó. Vì thương chồng Lụa tìm đến Linh là người bạn thân của Khánh để tìm một đứa con. Khi đứa bé ra đời cũng là lúc những bi kịch bắt đầu xảy ra.

Trailer phim Lấy Chồng Người Ta.

Lấy Chồng Người Ta vẫn mang những nét điện ảnh đặc trưng của đạo diễn Lưu Huỳnh. Cách dựng đan xen thời gian, những khuôn hình đứng yên chậm rãi và cách nhấn nhá những điểm cao trào đã gây nhiều bất ngờ cho khán giả. Mọi thứ diễn ra trên phim đều tập trung vào tình yêu, khát khao và sự hận thù giữa Lụa, Khánh và Linh.

>>>Xem thêm: Top 11 bộ phim Thần Thoại Hy Lạp cổ đại hay nhất kinh điển.

19. SÓNG Ở ĐÁY SÔNG

Sóng Ở Đáy Sông là một bộ phim truyền hình được sản xuất bởi Hãng phim truyện Việt Nam kết hợp cùng Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội do NSƯT Lê Đức Tiến làm đạo diễn. Bộ phim được lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của tác giả Lê Lựu và được công chiếu lần đầu tiên vào năm 2000.

phim Việt Nam - Sóng Ở Đáy Sông 

Xuân Bắc hóa thân thành Núi trong Sóng Ở Đáy Sông.

Sóng Ở Đáy Sông tập trung vào cuộc đời của Núi (Xuân Bắc) là con của người vợ sau trong một gia đình tư bản theo kiểu cũ. Từ nhỏ, Núi cùng hai đứa em của mình là Sông và Biển đã không được bố mình là Ông Đại yêu thương mà còn tìm đủ lý do để đuổi chúng ra khỏi nhà. Khi chiến tranh nổ ra, Núi và hai em bị gửi về quê ngoại, tại đây anh có mối tình với Hiền và khiến cô có thai.

Sau khi Hiền bị gia đình phát hiện mình mang thai, Hiền đã bỏ đi nơi khác. Mẹ mất, cha đuổi đi khiến Núi phải trở thành kẻ ăn cắp và đi tù nhiều lần. Sau đó Núi gặp Mây và làm cô có thai nhưng cô bỏ theo tình cũ để sang Trung Quốc buôn lậu. Sau đó, Núi gặp Hồng và khi anh định cưới Hồng thì Mây lại mang con về đưa cho Núi nuôi. Núi phải đi ăn cắp để kiếm tiền nuôi con nhưng lại bị bắt vào tù. Trong thời gian ở tù, Núi được Hồng đến thăm và cho biết tin tức về mẹ con Hiền. Kết phim, sau khi gặp lại Hiền và con, Núi dần cảm hoá và trở lại con đường làm ăn lương thiện. 

20. XIN HÃY TIN EM

Xin Hãy Tin Em là một bộ phim truyền hình được thực hiện bởi Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam do Đỗ Thanh Hải làm đạo diễn kiêm biên kịch. Bộ phim được chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của tác giả Nguyễn Thị Thu Huệ.

Phim điện ảnh Việt Nam hay nhất - Xin Hãy Tin Em 

Xin Hãy Tin Em xoay quanh mối tình ngọt ngào của Hoài và Phong.

Bộ phim xoay quanh nhân vật Hoài “thát-chơ” là một cô sinh viên tỉnh lẻ nổi tiếng với thói ăn chơi, ngang bướng tại trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội. Hoài thường xuyên trốn học, làm nghề đi đòi nợ và thường uống rượu với đám con trai,… Thế nhưng ẩn sau dưới con người ngỗ nghịch đó là một Hoài rất tốt bụng. Hoài dạy học cho Minh – một cậu bé đánh giày đã từng được cô giúp đỡ để trốn khỏi sự vây bắt của Công an.

Trong một lần nọ đi ra bưu điện để nhận tiền của bố mẹ gửi, Hoài đã gặp Phong – chàng sinh viên biết chơi vĩ cầm đang theo học tại Nhạc viện Hà Nội. Từ độ ấy, hai người đã say đắm ánh mắt của nhau và họ bắt đầu hẹn hò. Dần dần Phong cũng cảm hóa được Hoài và biến cô trở thành một người tốt và thay đổi theo chiều hướng tích cực.

>>>Xem thêm: Top 10+ bộ phim Nhật Bản hay nhất về đề tài bạo lực học đường.

Trên đây là Top 20 bộ phim điện ảnh Việt Nam hay nhất mà bạn không nên bỏ qua. Nếu cuối tuần này bạn muốn xem một chút gì đó cùng với bạn bè, gia đình và người thân thì hãy tham khảo danh sách trên nhé. Hãy theo dõi Hay Độc Lạ để biết được nhiều thông tin bổ ích khác!

Comments

comments

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*