Top 5 điều đại kỵ cần tránh khi cúng ông Công ông Táo

5 điều đại kỵ cần tránh khi cúng ông Công ông Táo
5 điều đại kỵ cần tránh khi cúng ông Công ông Táo

Cúng ông Công ông Táo là một nét văn hóa đẹp của Việt Nam vào ngày Tết cổ truyền. Cứ đến 23 tháng Chạp, nhà nhà sẽ nô nức chuẩn bị những mâm cúng Táo quân về trời. Vì vậy, bài viết hôm nay Hay Độc Lạ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phong tục này cùng cách thức bày mâm lễ cúng. Cùng theo dõi bài viết nhé.

Nghi thức cúng ông Công ông Táo Nghi thức cúng ông Công ông Táo

1. NGUỒN GỐC VIỆC CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO

Lễ cúng ông Công ông Táo là một trong những lễ cúng quan trọng trước Tết. Theo tín ngưỡng Trung Quốc, Thần Táo Quân gồm 3 vị là: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ. Tuy nhiên, về Việt Nam người Việt lại chuyển hóa Thần Táo Quân thành sự tích “Hai ông một bà” gồm thần Đất, thần Nhà, thần Bếp núc. Mặc dù vậy, người dân vẫn thường quen miệng gọi là ông Táo hoặc Táo Quân.

Sự tích về ông Công ông Táo bắt đầu như sau: Thị Nhi có chồng tên Trọng Cao. Hai người sống chung hạnh phúc và yêu nhau say đắm, nhưng vẫn chưa có con. Lâu dần, Trọng Cao hay kiếm chuyện gây gỗ và làm dằn vặt vợ mình. Vào một hôm, chỉ bởi một chuyện vặt vảnh mà Trọng Cao khiến nó nghiêm trọng hơn, đã đánh Thị Nhi và đuổi cô đi. 

Nguồn gốc ngày cúng ông Công ông Táo Nguồn gốc ngày cúng ông Công ông Táo

Thị Nhi sau khi rời nhà đi, đã lang thang đến nơi khác và gặp Phạm Lang. Hai người dần nảy sinh tình cảm với nhau và kết đôi thành vợ chồng. Còn Trọng Cao, sau cơn nóng giận lúc này mới nhận ra vợ đã bỏ nhà đi xa. Anh hối hận và bắt đầu lên đường tìm kiếm vợ. 

Sau nhiều ngày không có tin tức, tiền gạo cũng cạn kiện, Trọng Cao phải đi xin ăn suốt dọc đường. Có hôm Trọng Cao tình cờ xin ăn đúng nhà của Thị Nhi, ngay lúc Phạm Lang không có nhà. Thị Nhi nhận ra người hành khất chính là chồng cũ của mình. Nàng đã mời chàng vào nhà và nấu cơm đãi chàng ăn.

Sự tích ngày cúng ông Công ông Táo Sự tích ngày cúng ông Công ông Táo

Lúc này, Phạm Lang trở về nhà. Thị Nhi sợ chồng nghĩ oan, nên nàng đã giấu Cao ở dưới đống rạ phía sau vườn. Nhưng không may, Phạm Lang đã đốt lửa trên đống rạ nhằm lấy tro để bón ruộng. Thấy lửa đang cháy, Thị Nhi vội lao về đám lửa để cứu chồng cũ. Phạm Lang thấy vợ nhảy vào đám lửa, chàng cũng vội vàng nhảy theo để cứu nàng ra. Tuy nhiên, không may cả 3 đều chết trong đám lửa.

Vì cảm thương tình cảm 3 người dành cho nhau, nên Ngọc Hoàng đã phong cho họ làm vua bếp. Trong đó, người chồng mới là Thổ Công phụ trách việc trong căn bếp. Người chồng đầu tiên là Thổ Tiên chịu trách nhiệm việc trong coi nhà cửa. Còn người vợ là Thổ Kỳ phụ trách việc chợ búa.

Phong tục cúng ông Công ông Táo ngày Tết Phong tục cúng ông Táo ngày Tết

Vào đúng ngày 23 tháng Chạp hằng năm, các Táo Quân sẽ về chầu trời, báo cáo những việc làm tốt và chưa tốt của mõi gia đình lên Ngọc Hoàng. Do đó, cứ đúng ngày 23 tháng Chạp, các gia đình thường chuẩn bị mâm cơm cúng để tiễn ông Táo về trời.


enlightenedenlightenedenlightened Bật mí cúng giao thừa như thế nào và 7 điều cần biết


2. Ý NGHĨA PHONG TỤC ÔNG CÔNG ÔNG TÁO 

Trong tín ngưỡng người Việt, các vị Táo Quân không chỉ phụ trách cai quản việc trong nhà, mà các Táo Quân còn giúp ngăn cản sự xâm nhập của ma quỷ vào nhà, giữ an bình cho toàn bộ người trong gia đình. Đúng vào 23 tháng Chạp, các vị Táo sẽ cưới cá chép hóa rồng về lại Thiên đình, báo cáo lại những việc đã xảy ra trong nhà để Thiên đình định tội, thưởng phạt công bằng cho con người. Sau đó, vào đêm Giao thừa, Táo Quân sẽ quay trở về trần gian tiếp tục phụ trách cai quản nhà cửa.

Ý nghĩa ngày cúng ông Công ông Táo Ý nghĩa ngày cúng ông Công ông Táo

Hơn nữa, ngày cúng ông Công ông Táo đã trở thành dịp lễ cúng không thể thiếu trong văn hóa người Việt. Vào ngày này, mọi người sẽ chuẩn bị mâm cúng cơm để bày tỏ sự tôn kính và biết ơn đến các vị thần. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để mọi người tụ họp và sum vầy bên nhau sau một năm làm việc quần quật.

3. MÂM CỖ CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO NGÀY TẾT 

Ngày 23 tháng Chạp chính là ngày cúng ông Công ông Táo về chầu trời. Trong ngày này, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị một mâm lễ cúng đầy đủ và tươm tất để tiễn các vị Táo Quân về trời và chầu Ngọc Hoàng. Mâm cỗ cúng ông Táo chính là đại diện cho lòng biết ơn và tôn kính của người Việt với các vị thần trong việc cai quản nhà cửa, đem đến may mắn, sức khỏe và hạnh phúc cho cả nhà một năm qua. 

4. GIỚI THIỆU MÂM CỖ CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO

Tùy vào điều kiện kinh tế cững như hoàn cảnh nhà, mà mỗi gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng khác nhau. Tuy nhiên, mâm cúng không nhất thiết phải quá sang trọng, cúng những món đồ vàng mã đắt tiền,… Bạn chỉ cần chuẩn bị lễ cúng với đầy đủ những món cần thiết, trang trí gọn gàng là đã thể hiện lòng thành kính của gia đình bạn đến các vị Táo Quân.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Không chỉ vậy, mỗi miền trong cả nước cũng sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng khác nhau. Với người dân miền Bắc, họ thường cúng cá chép sống, người dân miền Trung lại cúng một con ngựa giấy với yên, cương. Còn với miền Nam lại đơn giản hơn, người dân thường cú đầy đủ mũ, áp và đô hia bằng giấy. 

Mâm cỗ cúng những vị Táo quân ở các miền có khác nhau một chút. Ngoài mâm cỗ cúng, người miền Bắc thường cúng cá chép sống. Sau khi cúng xong, người dân sẽ đem cá đi phóng sinh ở ao, hồ… mang ý nghĩa đưa ông Táo về trời. Còn người miền Trung thường cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Ở miền Nam lại đơn giản hơn, người dân thường chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

Cách bày mâm cúng ông Công ông Táo Cách bày mâm cúng Táo quân

Trước khi chuẩn bị mâm cỗ cúng, các gia đình sẽ tiến hành dọn dẹp, quét tước nhà cửa, bàn thờ thật sạch sẽ và gọn gàng. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn mâm cỗ cúng ông Công ông Táo một cách chi tiết nhất.

5. MÂM CỖ CÚNG ÔNG CÔNG TÁO

Mâm cỗ cúng ông Táo thường gồm có:

  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối
  • 5 lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng
  • 1 con cá chép sống
  • 1 bát canh mọc hoặc canh măng
  • 1 đĩa xào thập cẩm
  • 1 đĩa giò
  • 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng
  • 1 đĩa chè kho
  • 1 đĩa hoa quả
  • 1 ấm trà sen
  • 3 chén rượu
  • 1 quả bưởi
  • 1 quả cau, lá trầu
  • 1 lọ hoa đào nhỏ
  • 1 lọ hoa cúc
  • 1 tập giấy tiền, vàng mã
  • 3 chiếc mũ ông Táo: bao gồm 2 cái mũ có cánh chuồn dành cho Táo ông và 1 cái không có cánh chuồn dành cho Táo bà.
  • 3 bộ quần áo Táo quân giấy: 2 bộ nam và 1 bộ nữ.
  • 3 bộ hài (giày) cho Táo: bao gồm 2 bộ hài nam và 1 bộ hài nữ.

Cách sắp xếp mâm cỗ cúng ông Công ông Táo Cách sắp xếp mâm cỗ cúng ông Công ông Táo


enlightenedXem thêm: Ngày Quốc tế Phụ nữ nên tặng gì cho mẹ, vợ, người yêu?


6. MỘT SỐ LƯU Ý VỀ MÂM CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO 

Theo phong tục xưa, những gia đình có trẻ con, người dân còn cúng ông Công ông Táo một con gà luộc. Con gà này nhất định phải là gà cồ mới tập gáy (gà mới lớn). Ngụ ý của việc này chính là gia đình nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng phù hộ cho đứa bé sau này lớn lên có cốt khí hiên ngang và kiên cường giống chú gà cồ.

Lưu ý khi bày mâm cúng ông Công ông Táo Lưu ý khi bày mâm cúng ông Công ông Táo

Nếu bàn thờ Táo Quân nhà bạn đặt ở gần khu vực bếp, bạn có thể thắp hương cúng ở ban thờ này. Còn không có bàn thờ Táo quân, bạn phải thắp hương riêng ở bàn thờ thần linh hoặc tổ tiên, chứ không được cúng lễ ở bếp. Bởi theo quan niệm từ xưa đến nay, bàn thờ chính là nơi để giao tiếp giữa hai thế giới âm và dương, giữa người trần và thần linh. 

Mũ ông Công ba cỗ bao gồm 2 mũ đàn ông và 1 mũ phụ nữ. Mũ của các ông Táo thường có hai cánh chuồn, còn mũ dành cho Táo bà lại không có cánh chuồn. Các mũ này được trang trí bằng những gương nhỏ có hình tròn rất lung linh, cùng với các sợi dây kím tuyến nhiều màu sắc rực rỡ. Đơn giản hơn, có nhiều gia đình chỉ cúng một mũ ông Công tượng trưng kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. 

Bộ mũ áo cúng Táo quân Bộ mũ áo cúng Táo quân

Bên cạnh đó, màu sắc của mũ, áo ông Công mỗi năm sẽ khác nhau dựa trên ngũ hành. Chẳng hạn như, năm hành kim sẽ sử dụng màu vàng, năm hành mộc sẽ lấy màu trắng. Còn năm hành thủy sẽ sử dụng màu xanh, năm hành hỏa là màu đỏ, năm hành thổ sử dụng màu đen. Các đồ “vàng mã” sẽ được đốt đi sau lễ cúng Táo quân vào đúng ngày 23 tháng Chạp luôn, kèm theo đó là bài vị cũ. Gia chủ sẽ làm và lập bài vị mới cho Táo quân.

Khi cúng ông Công ông Táo, bạn nhớ phải bật bếp cháy rực lên nhé, mâm cỗ đề huề cầu mong cả nhà no ấm và bình yên quanh năm. Ngoài ra, nhiều nơi còn đặt thêm một mâm cúng ở trên bếp và một mâm lễ cúng khác ở trên bàn thờ nữa.


heartheartheart Xem thêm Valentine và 6 bí mật không phải ai cũng biết.


7. BÀI CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO 

Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn bài văn khấn cúng ông Công ông Táo dịp Tết, dựa trên Văn khẩn cổ truyền Việt Nam của nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. Cụ thể như sau:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Văn khấn cúng ông Công ông Táo Văn khấn cúng ông Công ông Táo

8. QUY TẮC LAU DỌN BÀN THỜ CÚNG ÔNG CÔNG ÔNG TÁO 

Đây là một trong những việc quan trọng cần làm trước khi thực hiện nghi thức cúng ông Công ông Táo. Việc lau dọn bàn thờ tổ tiền, thần linh cần được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định về vấn đề phong thủy, tâm linh. Mọi vật dụng cần thiết cho lễ cúng cần chuẩn bị đầy đủ, lau dọn bàn thờ sạch sẽ và người dọn bàn thờ phải thành tâm, tôn kính tránh làm phật lòng các vị Thần lẫn tổ tiên trong nhà.


yesĐọc thêm: Top 54 lời chúc ngày Quốc tế Phụ nữ hay và cảm động nhất


9. XIN PHÉP TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH LAU DỌN BÀN THỜ

Theo quan niệm từ xưa, gia chủ muốn lau dọn bàn thờ cho tổ tiên, trước hết bạn phải vệ sinh bản thân và thắm giật thật sạch. Sau đó, bạn chuẩn bị và đặt đĩa hoa quả, nén hương để cúng và thông báo cho các vị thần, tổ tiên, để họ biết bạn muốn lau dọn bàn thờ. Khi cúng, gia chủ sẽ xin phép mời các vị thần cũng như tổ tiên tạm lánh qua, để con cháu tiến hành lau dọn bàn thờ.

Các lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ cúng ông Công ông Táo Các lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ cúng ông Táo

Không cần phải lúc nào cũng là gia chủ thực hiện lau dọn bàn thờ, mà con cháu đều có thể thực hiện việc dọn dẹp. Quan trọng là người đó cần phải cẩn thận, tỉ mỉ để tránh làm rơi, vỡ vật dụng thờ, ảnh gia tiên, vật phẩm… ở trên bàn thờ.

10. CHUẨN BỊ ĐẦY ĐỦ VẬT DỤNG LAU DỌN 

Đầu tiên, bạn chuẩn bị một chiếc khăn lau mới tinh cùng cây chổi sạch, sử dụng để lau dọn bàn thờ tổ tiên. Kế tiếp, bạn chuẩn bị một ít nước thơm được nấu từ 5 vị dược liệu là: Bạch đàn, quế, hồi, gỗ vang và đinh hương. Nước thơm này sẽ được sử dụng để tẩy uế và làm sạch các vật dụng thờ cúng ở trên bàn thờ tổ tiên và thần linh.

Lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ ông công ông táo Dùng khăn sạch để lau đồ cúng trên bàn thờ ông Táo

Bạn có thể mua những gói thảo dược này có sẵn trong chợ, siêu thị. Sau khi mua về, bạn hòa thảo dược với 1,5l nước đun sôi, để ấm và sử dụng nước này để lau dọn đồ cúng.Trong khi lau dọn bàn thờ và đồ cúng, gia chủ cần chuẩn bị tấm vải đỏ sạch hoặc giấy đỏ, sau đó phủ lên chiếc bàn đặt bài vị tổ tiên.

Những gia đình thờ chung bài vị thần linh cùng tổ tiên với nhau, khi hạ bài vị xuống bạn cần đặt chúng ở hai vị trí khác biệt, tránh nhầm lẫn gây phạm thượng. Kế tiếp, bạn mới bắt đầu quét dọn bụi bặm, lau bàn thờ và đồ cúng sạch sẽ. 

11. LAU DỌN BÀN THỜ DỰA TRÊN NGUYÊN TẮC PHÔNG THỦY

Theo các chuyên gia phong thủy cho biết: Bạn nen lau dọn bàn thờ theo thứ tự từ cao xuống thấp, sử dụng khăn mềm hơi ướt một ít để tránh gây trầy xước trên các bức tượng và đồ thờ cúng. Một lưu ý dành cho bạn khi tiến hành lau tượng đồng, đó là: Đừng dùng rượu, cồn hay hóa để lau rửa chúng. Bởi điều này sẽ khiến các bức tượng dễ bị oxy hóa và bị han rỉ nhanh hơn bình thường. 

Các lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ ông công ông táo Tỉa bớt chân hương để tránh bụi bẩn

Đối với bát hương và các bức tượng thờ, khi lau dọn bàn thờ bạn cần tránh di chuyển các đồ vật. Bởi điều này sẽ tác động đến sợi dây liên kết giữa cõi âm – dương, ảnh hưởng đến tiền tài và sức khỏe của gia chủ. Không chỉ vậy, khi dọn bàn thờ bạn nên tỉa bớt các chân hương để tránh bụi bẩn nhé. Sau khi lau dọn sạch các đồ vật thờ cúng, hãy nhớ thay nước bình hoa và nước cúng luôn nhé. Sau cùng là thắp 3 nén hương và mời thần linh, ông bà tổ tiên về quy tụ, đón Tết cùng con cháu.


yesyesyes Mách bạn 20 “bí kíp” tết ăn gì để không bị tăng cân


12. LƯU Ý KHI CÚNG ÔNG CÔNG TÁO

Để lễ cúng ông Công ông Táo diễn ra suôn sẻ và không gặp vấn đề gì, gia chủ nên lưu ý một số điều khi lau dọn và sắp xếp mâm cúng. Cụ thể như sau:

12.1 Cúng tiền âm phủ

Khi thực hiện nghi thức cúng ông Công ông Táo, bạn đừng đốt tiền vàng âm phủ. Bởi ông Công ông Táo là thần tiên, chứ không phải là vong hồn của người âm. Bên cạnh đó, nhiều gia đình còn mua vàng mã về đốt cúng. Họ cho rằng mâm cao cỗ đầy sẽ được các vị Táo quân ban nhiều may mắn, phước lộc và không khai báo những việc xấu của gia chủ trong năm vừa qua. Tuy nhiên, điều này không đúng mà còn làm tốn tiền, không lợi ích mà còn gây khói bụi, ô nhiễm môi trường.

Không đốt tiền âm phủ cúng ông công ông táo Không đốt tiền vàng âm phủ khi cúng Táo quân

12.2 Không được ném cá chép từ trên cao xuống

Việc phóng sinh cá chép đúng cách đem đến ý nghĩa công đức cực lớn. Phóng sinh cá chép vào ngày Tết không chỉ là một nét đẹp văn hóa, mà còn thể hiện lòng từ bi, nhân từ của người Việt Nam. Tuy nhiên, khi thả cá bạn chú ý nghiêng miệng túi hoặc đồ đựng cá xuống nước, để cá tự động bơi ra. Hoặc bạn có thể đặt cá vào lòng bàn tay và thả chúng vào nước. Thực hiện một cách nhanh chóng và nhẹ nhàng.

Thả cá chép đúng cách khi cúng ông công ông táo Phóng sinh cá chép đúng cách

Đặc biệt, bạn không được đứng ở trên thành cầu hay các điểm ở trên cao và ném cá xuống. Hành động này vô cùng phản cảm, xấu xí và thả như vậy, cá có thể không sống được, thậm chí là chết. Không chỉ vậy, người dân cũng đừng phóng sinh cá ở các môi trường sông nước đã bị ô nhiễm.

12.3 Chuẩn bị lễ vật cúng

Mâm cúng ông Công ông Táo không cần phải chuẩn bị quá cầu kỳ, chỉ càn bạn thành tâm và tôn kính các vị thần cai quả nhà cửa, đất đai và nhà bếp. Như đã trình bày ở phần trên, một mâm cúng chuẩn là gồm có: Cá chép, gà luộc, xôi hoặc bánh chưng, bát canh, đĩa xào, đĩa hoa quả, tiền vàng, trầu cau, nước, rượu, trà.

Chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo tươm tất Chuẩn bị mâm cúng ông Táo tươm tất

Thông thường, có 2 lễ cúng là lễ chay và lễ mặn. Tùy vào điện kiện gia đình, gia chủ có thể cúng thật thịnh soạn hoặc có thể làm đơn giản. Lễ chay thì gồm có: Bánh trái, hoa quả, bộ mũ ông Công ông Táo. Bên cạnh đó, gia chủ cần kiêng không cúng các món sau trong mâm cúng ông Công ông Táo như: Thịt trâu, thịt chó, cá mè, vịt ngan… Dù đơn giản hay sang trọng, điều quan trọng nhất vẫn là lòng thành kính của bạn với thần linh, tổ tiên.

12.4 Thời gian cúng ông Công ông Táo thích hợp nhất

Theo như quan niệm xưa, 23 tháng Chạp là ngày ông Táo sẽ cưỡi cá chép hóa rồng bay về chầu trời. Đúng ngày này, các gia đình bắt đầu làm lễ cúng ông Công ông Táo. Thời gian bày mâm cỗ cúng có thể sẽ khác nhau, có nhà sẽ cúng buổi sáng, có người cúng buổi chiều ngày 23, thậm chí có các gia đình còn cúng trước mấy ngày.

Thời gian cúng ông Công ông Táo tốt nhất Thời gian cúng ông Táo tốt nhất

Tuy nhiên, thời gian cúng các vị Táo quân tốt nhất là vào 12h trưa ngày 23 tháng chạp, để kịp giờ cho ông Táo lên thiên đình. Nếu có trường hợp bất khả kháng xảy ra, các gia đình nên thành tâm và xin phép.

12.5 Không cầu xin tài lộc khi khấn

Thực tế, đã có nhiều người hiểu sai về ý nghĩa của phong tục cúng ông Công ông Táo, mà đã cầu khấn và bày tỏ nguyện vọng hơi tham lam. Thực chất, ngày lễ này để tiễn đưa các vị Táo quân về chầu trời, họ sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng về các việc tốt lẫn xấu của gia chủ trong năm vừa rồi, chứ không hề nói đến vấn đề tiền bạc, tài lộc. Do đó, khi cầu khấn, bạn nên tránh xinh tài lộc để không làm phật lòng thần linh và làm mất ý nghĩa của lễ cúng này.

Không được xin tài lộc khi khấn cúng ông Công ông Táo Không được xin tài lộc khi khấn cúng Táo quân

Với bài viết trên, Hay Đọc Lạ đã giới thiệu đến bạn về ngày cúng ông Công ông Táo cùng cách trình bày mâm cúng chi tiết nhất. Cúng Táo quân là nghi thức rất thiêng liêng và quan trọng. Do đó, bạn hãy chuẩn bị lễ cúng thât tươm tất, kỹ lưỡng để ông Táo chầu trời một cách suôn sẻ và mong một năm mới bình an đến với cả nhà nhé.

Comments

comments