Bảo lãnh anh chị em sang Mỹ là là hình thức di trú đến Mỹ theo diện ưu tiên gia đình. Diện này cho phép công dân Mỹ bảo lãnh anh chị em đang ở nước ngoài của mình đến cùng sinh sống tại Mỹ. Theo đó, những người được bảo lãnh sẽ trở thành thường trú nhân và được cấp thẻ xanh 10 năm. Vậy, bảo lãnh anh chị em cần điều kiện gì? Thủ tục như thế nào? Thời gian chờ là bao lâu? Hãy cùng hay độc lạ tìm hiểu chi tiết qua bài viết này!
Nội dung bài viết
- 1. DIỆN F4 – BẢO LÃNH ANH CHỊ EM SANG MỸ LÀ GÌ?
- 2. ĐIỀU KIỆN BẢO LÃNH ANH CHỊ EM SANG MỸ
- 3. HỒ SƠ BẢO LÃNH SANG MỸ DIỆN F4
- 4. QUY TRÌNH BẢO LÃNH ANH CHỊ EM QUA MỸ
- 5. BẢO LÃNH ANH CHỊ EM SANG MỸ MẤT BAO LÂU?
- 6. ƯU & NHƯỢC ĐIỂM DIỆN BẢO LÃNH ANH CHỊ EM
- 7. CHI PHÍ BẢO LÃNH NHÂN THÂN SANG MỸ
- 8. CÂU HỎI PHỎNG VẤN BẢO LÃNH SANG MỸ DIỆN F4
1. DIỆN F4 – BẢO LÃNH ANH CHỊ EM SANG MỸ LÀ GÌ?
Theo Luật di trú mới của Hoa Kỳ, công dân Mỹ có thể bảo lãnh anh chị em của mình đang ở nước ngoài đến Mỹ định cư. Đây là hình thức sang Mỹ định cư thuộc diện đoàn tụ gia đình có thứ thự ưu tiên thứ tư, nên còn được gọi là bảo lãnh diện F4.
Công dân Mỹ có thể bảo lãnh anh chị em của mình đang ở nước ngoài đến Mỹ định cư
Người được bảo lãnh diện F4 sẽ nhận được thẻ xanh có thời hạn 10 năm và trở thành thường trú nhân tại Mỹ. Sau thời gian sinh sống tại Mỹ đủ 4 năm 9 tháng, người được bảo lãnh sẽ đủ điều kiện nộp đơn thi quốc tịch Mỹ. Nếu đậu kỳ thi quốc tịch, người được bảo lãnh sẽ trở thành công dân Mỹ.
Bảo lãnh anh chị em sang Mỹ thuộc diện bảo lãnh người thân theo thứ tự ưu tiên, nên lượng visa được cấp cho diện này là có giới hạn. Số lượng visa được cấp hàng năm đối với di trú Mỹ theo diện F4 là 65.000, cộng thêm số visa thuộc diện F1, F2, F3 không được sử dụng trong năm.
SỐ LƯỢNG VISA ĐƯỢC CẤP CHO CÁC DIỆN BẢO LÃNH SANG MỸ |
|||
---|---|---|---|
Diện ưu tiên |
Người bảo lãnh |
Người được bảo lãnh |
Giới hạn visa 480.000 bộ hồ sơ |
F1 |
Công dân Mỹ |
Con độc thân |
23,400 |
F2A |
Thường trú nhân |
Vợ và con độc thân trên 21 tuổi |
87,900 |
F2B |
Thường trú nhân |
Con độc thân trên 21 tuổi |
26,300 |
F3 |
Công dân Mỹ |
Con lập gia đình |
23,400 |
F4 |
Công dân Mỹ |
Anh/chị/em |
65,000 |
**Lưu ý: Luật di trú Mỹ quy định, số visa được cấp cho công dân của từng quốc gia không vượt quá 7% tổng lượng visa của từng diện. Như vậy, số lượng visa có thể cấp cho công dân Việt Nam sang Mỹ theo diện F4 sẽ là 7% x 65,000 visa/năm.
THAM KHẢO:
Diện đoàn tụ gia đình: Bảo lãnh qua Mỹ tốn bao nhiêu tiền?
2. ĐIỀU KIỆN BẢO LÃNH ANH CHỊ EM SANG MỸ
Muốn bảo lãnh người thân sang Mỹ trước tiên cần đáp ứng điều kiện ban đầu theo quy định của Luật di trú Mỹ. Theo đó Sở di trú Mỹ sẽ có yêu cầu riêng biệt đối với người bảo lãnh và người được bảo lãnh, điều kiện này cũng sẽ thay đổi theo từng diện xin bảo lãnh định cư tại Mỹ. Đối với diện bảo lãnh anh chị em qua Mỹ, bạn có thể theo dõi những điều kiện sau đây.
Muốn bảo lãnh anh chị em sang Mỹ định cư, người bảo lãnh cần có quốc tịch Mỹ
2.1 Điều kiện cho người bảo lãnh
Để bảo lãnh anh chị em từ Việt Nam sang Mỹ định cư, công dân Mỹ cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Có quốc tịch Mỹ và đủ 21 tuổi trở lên;
- Có đủ thu nhập để bảo trợ tài chính cho người được bảo lãnh;
- Chứng minh được mối quan hệ là anh/chị/em với người được bảo lãnh. Nghĩa là người bảo lãnh cần phải có cùng cha mẹ, hoặc cùng một cha hoặc cùng một mẹ và phải có giấy tờ hợp pháp xác nhận.
**Lưu ý:
– Khai sinh là bằng chứng để chứng minh mối quan hệ anh chị em, nếu khai sinh của một trong hai người đăng ký trễ thì bằng chứng này sẽ không còn đáng tin cậy. Lúc này, Sở Di Trú Mỹ sẽ yêu cầu thêm những bằng chứng khác, cuối cùng là sẽ kiểm tra ADN.
– Thường trú nhân tại Mỹ chỉ được cấp thẻ xanh có thời hạn sẽ không được phép bảo lãnh anh chị em sang Mỹ theo diện F4.
XEM THÊM:
Thông tin visa Hàn Quốc 5 năm chi tiết và chính xác nhất
2.2 Điều kiện cho người được bảo lãnh
Tương tự người bảo lãnh, người được bảo lãnh sang Mỹ cũng cần đáp ứng đủ điều kiện mà Sở Di trú và Lãnh sự Mỹ đưa ra. Cụ thể:
- Có và chứng minh được quan hệ huyết thống là anh/chị/em với người bảo lãnh;
- Có sự tương tác với người bảo lãnh để mở hồ sơ xin visa diện F4;
- Không thuộc các đối tượng bị cấm nhập cảnh vào Mỹ (Không phạm tội, không bị bệnh cấm).
Khi bảo lãnh sang Mỹ người được bảo lãnh cần chứng minh được quan hệ huyết thống với người bảo lãnh
2.3 Điều kiện đối với người thân của người được bảo lãnh
Trường hợp hồ sơ xin bảo lãnh của đương đơn có kèm theo người thân đi cùng, thì người thân trực tiếp của người được bảo lãnh cần thỏa mãn những điều kiện sau:
- Vợ/chông có đăng ký kết hôn;
- Con cái độc thân dưới 21 tuổi;
- Con nuôi (Cần đáp ứng điều kiện xin con nuôi);
- Không phạm tội và bệnh bị cấm nhập cảnh vào Mỹ
3. HỒ SƠ BẢO LÃNH SANG MỸ DIỆN F4
Theo số liệu thống kê hàng năm của USCIS, số lượng hồ sơ xin bảo lãnh sang Mỹ diện F4 vào Sở Di Trú đều vượt hơn nhiều so với lượng visa sẵn có. Điều này dẫn đến thời gian xử lý hồ sơ là rất lâu. Chưa kể có những bộ hồ sơ không đầy đủ giấy tờ hoặc sai so với yêu cầu. Mỗi lần sửa đổi và bổ sung hồ sơ cũng mất trung bình khoảng 6 tháng. Do đó, khi định bảo lãnh anh chị em sang Mỹ đương đơn cần chuẩn bị hồ sơ bài bản ngay từ đầu.
Sở Di trú Mỹ xét duyệt hồ sơ rất gắt nên đương đơn cần chuẩn bị kỹ trước khi nộp hồ sơ
Hồ sơ xin visa Mỹ theo diện bảo lãnh anh chị em:
- Đơn xin visa theo mẫu I-130 đầy đủ thông tin theo quy định;
- Bản sao hộ chiếu, bằng quốc tịch, giấy khai sinh Mỹ;
- Giấy khai sinh của người bảo lãnh và người được bảo lãnh. Trong giấy khai sinh phải chứng minh được ít nhất 2 người có một mẹ hoặc một bố chung;
- Bản sao giấy xác nhận đổi tên của người bảo lãnh (nếu có);
Trường hợp công dân Mỹ muốn bảo lãnh anh chị em nuôi (Không có quan hệ huyết thống) hoặc con cùng bố khác mẹ thì cần chuẩn bị thêm những giấy tờ sau đây:
- Bản sao của nghị định nhận con nuôi với điều kiện là việc nhận con nuôi được diễn ra trước khi người bảo lãnh hay anh chị em của người con nuôi đó được 16 tuổi;
- Sổ hộ khẩu gia đình có tên của người con nuôi;
- Học bạ của người con nuôi có tên của bố mẹ.
Trường hợp người bảo lãnh và người được bảo lãnh có cùng quan hệ huyết thông với hình thức là bố/mẹ kế thì đương đơn cần bổ sung những giấy tờ sau:
- Bản sao giấy ly hôn của bố/mẹ đẻ hay bố/mẹ kế để chứng minh mối quan hệ đó đã kết thúc.
- Bản sao ly hôn của bố với người vợ trước đó.
**Lưu ý:
✓ Nếu người bảo lãnh hoặc người được bảo lãnh đổi tên, đương đơn cần phải nộp bản sao giấy chứng nhận đã đổi tên như giấy hôn thú, giấy đổi tên của tòa án, giấy nhận con nuôi…
✓ Hồ sơ bảo lãnh của anh chị em đại diện F4 cần dịch thuật sang tiếng Anh và có công chứng đầy đủ;
✓ Bộ ngoại giao Mỹ (NVC) sau khi nhận hồ sơ sẽ sắp xếp lịch phỏng vấn trong khoảng thời gian từ 01 đến 03 tháng. Phía NVC sẽ sắp xếp và thông báo lịch phỏng vấn cụ thể và cách kiểm tra sức khỏe cùng các thông tin liên quan;
✓ Sau khi Bộ Ngoại giao gửi lịch phỏng vấn, nếu người được bảo lãnh không liên lạc với Bộ Ngoại giao trong vòng 1 năm thì hồ sơ của đương đơn đó sẽ bị hủy.
Hồ sơ bảo lãnh thân nhân sang Mỹ cần dịch thuật sang tiếng Anh và công chứng đầy đủ
CLICK NGAY:
Visa Đức đi được những nước nào? 07 đặc quyền của Visa Schengen
4. QUY TRÌNH BẢO LÃNH ANH CHỊ EM QUA MỸ
4.1 Nộp hồ sơ lên USCIS
Quy trình bảo lãnh anh chị em sang Mỹ sẽ được bắt đầu bằng việc nộp hồ sơ bảo lãnh lên Sở Di trú Mỹ (USCIS). Để tăng khả năng được chấp thuận, đương đơn cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ I-130 và các giấy tờ liên quan. Người làm đơn sẽ nộp bộ hồ sơ của mình tại văn phòng USCIS tại tỉnh/thành nơi đương đơn sinh sống.
Sau khi nộp hồ sơ, người làm đơn sẽ nhận được thư thông báo I-797C và số biên nhận (Receipt Number). Đương đơn sẽ sử dụng số này để tiến hành kiểm tra tình trạng hồ sơ trên hệ thống, qua đó sẽ nắm bắt được khi nào hồ sơ của mình được chấp thuận.
Quy trình bảo lãnh anh chị em sang Mỹ bắt đầu bằng việc nộp bộ hồ sơ I-130 lên USCIS
Thời gian xét duyệt hồ sơ xin bảo lãnh sẽ thay đổi theo tốc dộ làm việc của từng trung tâm xử lý (Sở Di trú Mỹ có 5 trung tâm xử lý hồ sơ). Thời gian xử lý cũng sẽ thay đổi đối với từng hồ sơ nhất định, nhanh nhất là 1,5 năm, chậm có thể kéo dài từ 3 đến 4 năm hoặc lâu hơn.
Hồ sơ I-130 sau khi được USCIS xét duyệt và chấp thuận thì sẽ được chuyển sang Trung tâm Chiếu Khán Quốc gia (NVC). Tại đây, bạn cần tiến hành đóng lệ phí xét duyệt hồ sơ và bổ sung giấy tờ để chuẩn bị cho vòng phỏng vấn visa.
MỚI NHẤT:
Bảo lãnh con nuôi sang Mỹ mất bao lâu? Lệ phí ra sao?
4.2 Trung tâm chiếu khán Quốc gia (NVC)
Sau khi Sở Di trú chấp thuận hồ sơ khoảng 2 tháng, hồ sơ xin bảo lãnh anh chị em sang Mỹ sẽ được chuyển sang Trung tâm Chiếu khán Quốc gia (NVC) để bổ sung giấy tờ phỏng vấn visa.
Như đã nói, lượng đơn xin bảo lãnh người thân sang Mỹ theo diện F4 là rất nhiều, vượt qua đáng kể số visa được phép cấp hàng năm. Do đó, các đương đơn nộp hồ sơ diện F4 phía Việt Nam phải chờ rất lâu để bổ sung hồ sơ phỏng vấn visa. Thông thường, tổng thời gian để giải quyết hồ sơ bảo lãnh diện F4 sẽ kéo dài từ 12 năm đến 14 năm tùy từng giai đoạn cụ thể.
Sau khi Sở Di trú chấp thuận, hồ sơ visa F4 sẽ được chuyển sang Trung tâm Chiếu khán Quốc gia (NVC)
Tuy nhiên, mỗi tháng đương đơn vẫn cần kiểm tra tình trạng hồ sơ của mình đã được xử ký hay chưa. Quy trình kiểm tra hồ sơ là xem lịch mở hồ sơ đóng tiền xét tài chính – kiểm tra giấy tờ dân sự và cuối cùng là được mời đến phỏng vấn.
Sau khi có lịch phỏng vấn do NVC thông báo, đương đơn và những người đi cùng cần tiến hành kiểm tra sức khỏe để chuẩn bị phỏng vấn.
THAM KHẢO:
Visa Mỹ đi được những nước nào? Một số lưu ý khi xin visa Mỹ
4.3 Thông qua Lãnh sự quán Mỹ
Phỏng vấn là giai đoạn cuối của thủ tục bảo lãnh anh chị em sang Mỹ diện F4. Đúng ngày hẹn phỏng vấn, đương đơn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ xin định cư tại Mỹ diện F4 và cùng các thành viên đến Lãnh sự quán Mỹ để tiến hành phỏng vấn.
Nếu qua giai đoạn phỏng vấn, đương đơn sẽ được cấp visa sau 3 đến 4 ngày kể từ ngày phỏng vấn vòng hai. Visa của người được bảo lãnh và người thân trực tiếp sẽ được gửi qua đường bưu điện đến nhà hoặc nếu có giấy hẹn lấy visa thì sẽ đến nhận visa trực tiếp tại Lãnh sự quán.
Phỏng vấn là giai đoạn cuối của thủ tục bảo lãnh anh chị em qua Mỹ diện F4
Phỏng vấn tại Lãnh sự quán sẽ diễn ra hai vòng, vòng 1 sẽ tiến hành sơ vấn với người Việt Nam, vòng 2 sẽ phỏng vấn với viên chức người Mỹ. Để tăng cơ hội được cấp visa, người được phỏng vấn cần tự tin trả lời tất cả các câu hỏi của Lãnh sự quán. Trường hợp không đủ điều kiện cấp visa, Lãnh sự quán sẽ phát giấy xanh yêu cầu bổ sung hồ sơ của bạn cho hoàn thiện.
TIPS HAY:
Cách kiểm tra tình trạng visa Mỹ chi tiết, hiệu quả nhất
5. BẢO LÃNH ANH CHỊ EM SANG MỸ MẤT BAO LÂU?
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã từng giải trình thắc mắc của các đương đơn xin bảo lãnh thân nhân sang Mỹ về thời gian chờ là quá lâu. Bộ Ngoại giao cho biết, hiện tại, hồ sơ xin bảo lãnh thân nhân sang Mỹ tồn đọng đã lên đến một con số “khủng” là hơn 96 triệu hồ sơ. Trong khi đó, Hoa Kỳ chỉ cho phép 226,000 người được nhập cư mỗi năm, con số ngày chia điều cho rất nhiều quốc gia. Đầu ra ít ỏi nhưng đầu vào ào ạt chính là lý do dẫn đến tình trạng thời gian chờ hồ sơ bị kéo dài lên đến hàng chục năm.
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ bảo lãnh diện F4 sẽ kéo dài từ 12 năm đến 14 năm
Thời gian bảo lãnh thân nhân của một số diện được xác định như sau (tính đến tháng 1/2011):
☆ Con độc thân (của công dân Hoa Kỳ – Diện ưu tiên 1): 4.5 năm – 5.0 năm
☆ Vợ/chồng/phối ngẫu (của người đang có thẻ xanh): 3 năm
☆ Vợ/chồng/cha/mẹ (của công dân Hoa Kỳ – Diện ưu tiên 2A): 3 năm
☆ Con độc thân (của người đang có thẻ xanh – Diện ưu tiên 2B): 8 – 9 năm
☆ Con có gia đình (của công dân Hoa Kỳ – Diện ưu tiên 3): 7-8 năm
☆ Anh chị em ruột (của công dân Hoa Kỳ – Diện ưu tiên 4): 10 năm
SAVE NGAY:
Cập nhật bảng giá làm visa các nước mới nhất 2021
6. ƯU & NHƯỢC ĐIỂM DIỆN BẢO LÃNH ANH CHỊ EM
6.1 Ưu điểm
Đối với diện bảo lãnh anh/chị/em sang Mỹ – Diện F4, vợ chồng và các con dưới 21 tuổi của đương đơn sẽ được phép đi cùng. Gia đình của người được bảo lãnh sẽ được cấp thẻ xanh 10 năm thay vì thẻ xanh hai năm như diện vợ chồng với visa CR1/CR2.
Bảo lãnh anh/chị/em sang Mỹ cho phép con dưới 21 tuổi đi cùng
6.2 Nhược điểm
Như chúng ta đã tìm hiểu, thời gian chờ chính là mối lo ngại nhất khi xin định cư ở Mỹ theo diện F4. Tổng thời gian xét duyệt của một bộ hồ sơ xin bảo lãnh anh chị em sang Mỹ có thể lên đến 12 đến 14 năm. Như vậy, áp dụng theo luật khấu trừ, con của người được bảo lãnh sẽ không được đi cùng nếu quá 21 tuổi trong thời gian chờ.
Hơn nữa, thời gian chờ lâu cũng dẫn đến việc thay đổi hoặc bổ sung hồ sơ do thực trạng thực tế của người được bảo lãnh thay đổi. Ví dụ, bổ sung thêm giấy tờ của con cái nếu người được bảo lãnh có con trong thời gian chờ. Trong tình huống người bảo lãnh và người được bảo lãnh không may qua đời thì hồ sơ sẽ bị đóng lại.
ĐỌC THÊM:
Những giấy tờ cần thiết khi đi phỏng vấn visa Mỹ bạn nên biết
7. CHI PHÍ BẢO LÃNH NHÂN THÂN SANG MỸ
Bảo lãnh anh chị em qua Mỹ cũng như các diện khác bạn cần chuẩn bị một khoản tiền khá lớn để chi trả các lệ phí như: phí xét duyệt hồ sơ, phí kiểm tra sức khỏe, phí làm thẻ xanh (tính theo đầu người)… Riêng với chi phí khám sức khỏe sẽ thay đổi theo từng đối tượng khác nhau: người lớn 240 USD, trẻ em từ 2 – 15 tuổi 210 USD, trẻ em dưới 2 tuổi 145 USD.
Đương đơn cần chuẩn bị một khoản tiền khá lớn để chi trả các lệ phí bảo lãnh thân nhân sang Mỹ
CHI PHÍ BẢO LÃNH ANH CHỊ EM SANG MỸ |
||
---|---|---|
Stt |
Chi phí |
Số tiền (USD) |
1 |
Phí mở hồ sơ (nộp cho USCIS) |
535 USD/ bộ |
2 |
Phí xét tài chính (nộp cho NVC) |
120 USD/ bộ |
3 |
Phí xét hồ sơ (nộp cho NVC) |
325 USD/ người |
4 |
Phí kiểm tra sức khỏe (nộp cho bệnh viện) |
275 USD/ người |
5 |
Phí làm thẻ xanh (nộp cho USCIS) |
220 USD/ người |
Tổng cộng |
1.475 USD |
**Lưu ý:
➢Các loại chi phí ở mục 3, 4, 5 tính theo đầu người, gia đình có bao nhiêu người sẽ nhân lên bấy nhiêu phí.
➢Các loại chi phí trên chưa bao gồm phí dịch thuật, chi phí làm lý lịch tư pháp, phí di chuyển làm việc với cơ quan thẩm quyền…
LƯU NGAY:
Visa Mỹ có thời hạn bao lâu? Những lợi ích khi sở hữu visa Mỹ
8. CÂU HỎI PHỎNG VẤN BẢO LÃNH SANG MỸ DIỆN F4
Phỏng vấn là vòng cuối cùng cũng là vòng quan trọng nhất trong quy trình xin bảo lãnh thân nhân sang Mỹ. Thông thường, viên chức tại Lãnh sự quán sẽ sơ vấn và phỏng vấn đương đơn chính (người được bảo lãnh), đồng thời cũng sẽ phỏng vấn những người đi cùng.
Phỏng vấn là vòng cuối cùng cũng trong quy trình xin bảo lãnh thân nhân sang Mỹ
Câu hỏi phỏng vấn dành cho đương đơn thường xoay quanh những vấn đề về người bảo lãnh, vợ chồng người bảo lãnh, người bảo trợ tài chính, người thân bên Mỹ và bên Việt Nam… Dưới đây là một số câu hỏi cụ thể mà bạn có thể sẽ gặp phải khi tham gia phỏng vấn xin bảo lãnh anh chị em sang Mỹ:
8.1 Câu hỏi tại vòng sơ vấn
- Gia đình có ai vào Đảng không? Gia đình có ai phạm tội tiền án?
- Gia đình có ai từng đi nước ngoài chưa?
- Gia đình có ai từng đi du lịch nước ngoài hơn 1 năm không?
- Gia đình có ai từng đi du học không?
- Gia đình có ai từng sống ở nước ngoài trên 6 tháng?
8.2 Câu hỏi của vòng phỏng vấn
- Ai là người bảo lãnh? Họ và tên ? Ngày tháng năm sinh?
- Người bảo lãnh đi diện gì?
- Người bảo lãnh đi năm nào?
- Nếu vượt biên, tị nạn ở quốc gia nào? Người bảo lãnh sống ở đâu?
- Người bảo lãnh sống với ai? Người bảo lãnh làm nghề gì?
- Người bảo lãnh về Việt Nam bao lâu một lần? Lần gần nhất là khi nào?
- Người bảo lãnh về Việt Nam tổng cộng mấy lần? Lần đầu tiên là năm nào?
- Người bảo lãnh có bao nhiêu người con? Kể tên tất cả các người con.
- Họ và tên vợ/chồng của người bảo lãnh? Họ và tên bố người bảo lãnh? Họ và tên mẹ người bảo lãnh?
Trên đây là toàn bộ những thông tin về bảo lãnh anh chị em sang Mỹ theo diện F4 mà hay độc lạ muốn chia sẻ đến quý khách. Trên thực tế, thủ tục xin bảo lãnh sẽ phát sinh thêm nhiều vấn đề, gây khó khăn cho đương đơn trong quá trình thực hiện. Nếu bạn có nhu cầu xin visa định cư Mỹ theo diện bảo lãnh, hãy liên hệ với Hay độc lạ qua tổng đài 24/7: 1900 4798 để tư vấn, hỗ trợ chi tiết từ A-Z mọi quy trình.
Để lại một phản hồi