Tìm hiểu trang phục truyền thống Trung Quốc qua các thời kỳ

trang phục truyền thống trung quốc - sườn xám

Xuyên suốt chiều dài lịch sử, trang phục truyền thống của Trung Quốc không ngừng thay đổi về kiểu dáng, màu sắc. Mỗi thời, nó đều toát lên vẻ đẹp riêng đồng thời phản ảnh cuộc sống xã hội vào lúc đó. Điều này đã làm nên sự đa dạng trong văn hóa Đại Lục. Bất cứ người dân Trung Hoa nào cũng có quyền tự hào về những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Trong bài viết hôm nay, Hay Độc Lạ sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về trang phục truyền thống Trung Quốc.

1. TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG TRUNG QUỐC LÀ GÌ?

Nói đến trang phục truyền thống của Trung Quốc, nhiều người thường nghĩ ngay đến sườn xám. Thế nhưng, kiểu áo này chỉ là 1 trong vô số loại trang phục truyền thống ở Đại Lục. Về cơ bản, trang phục truyền thống Trung Hoa còn được biết đến với tên gọi Hán phục. Từ này bên cạnh ý chỉ trang phục vào triều Hán, còn mang ý nghĩa thể hiện những thiết kế quần áo của tộc Hán – dân tộc chiếm số đông ở Trung Hoa.

trang phục truyền thống trung quốc là gì

Bên cạnh sườn xám, trang phục truyền thống của Trung Quốc rất đa dạng

Từ rất xa xưa, trang phục Trung Quốc đã phát triển rất đa dạng. Qua mỗi thời kỳ, cách ăn mặc của dân thường lẫn giới quý tộc đều ít nhiều thay đổi. Điều này phản ánh quan niệm thẩm mỹ cũng như đời sống xã hội trong từng giai đoạn. Trải qua thăng trầm lịch sử, chúng vẫn được lưu giữ gần như nguyên vẹn, tạo nên sự đa dạng trong văn hóa của quốc gia có diện tích lớn thứ 4 thế giới này.

2. TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA QUA CÁC THỜI KỲ

2.1. Trang phục truyền thống Trung Quốc nhà Hạ

Nhà Hạ tồn tại từ khoảng thế kỷ 21 TCN đến thế kỷ 16 TCN. Ở thời này, màu đen là màu chủ yếu dành cho trang phục. Bộ trang phục truyền thống Trung Quốc giai đoạn này bao gồm hai phần chính là quần dưới và áo trên. Trong đó, phần áo được xem như biểu tượng cho trời. Đồng thời, họ còn cho rằng trời màu đen nên thường mặc áo màu này.

Trang phục truyền thống thời nhà HạTrang phục thời nhà Hạ chứa đựng tinh hoa đất trời

Trong khi đó, phần quần dưới tượng trưng cho đất. Vì đất có màu vàng nên màu sắc này thường được dùng cho quần. Kiểu dáng quần áo tuy đơn giản nhưng vẫn đầy khí chất, chứa đựng tinh hoa đất trời.

2.2. Trang phục truyền thống Trung Quốc nhà Chu

Nhà Chu hình thành vào khoảng năm 1027 TCN và tồn tại khoảng 790 năm cho đến khi bị nhà Tần tiêu diệt. Vào thời này, người dân thường mặc những loại áo có phần trên gồm 2 ống tay, một to và một nhỏ. Trong khi đó, nếp cổ áo được gấp về bên trái.

Kiểu trang phục nhà Chu

Trang phục truyền thống Trung Quốc nhà Chu nổi bật với phần nếp cổ áo được gấp về bên trái

Đặc biệt, khác với những triều đại sau này, trang phục của họ không dùng cúc hay khuy. Thay vào đó, đai lưng được sử dụng để thắt phần eo. Người mặc có thể đeo thêm ngọc bội lên dải đai này. Đồng thời, độ dài của ống quần hoặc váy thì có vạt dài đụng đất, vạt ngắn vừa chạm hoặc qua mép đầu gối một chút.

2.3. Trang phục truyền thống Trung Hoa thời Tần

Nhà Tần do Tần Thủy Hoàng thành lập và cũng là triều đại phong kiến đầu tiên ở Trung Hoa. Triều đại này ra đời đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ từ xã hội nô lệ sang chế độ phong kiến nên dẫn đến nhiều thay đổi lớn về mọi mặt. Và trang phục cũng không ngoại lệ.

trang phục truyền thống trung quốc Nhà Tần

Vào thời Tần, đen và vàng là màu dành cho trang phục của vua chúa, quý tộc

Vào thời này, Tần Thủy Hoàng quy định hoàng đế phải mặc long bào và đội mũ ngọc. Đồng thời, màu đen và vàng được xem là màu sắc tôn quý. Đổi lại, trang phục truyền thống Trung Quốc cho dân thường có màu trắng.

2.4. Trang phục truyền thống nhà Hán

Trang phục thời kỳ nhà Hán cũng có nhiều điểm tương đồng với trang phục thời nhà Tần. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất nằm ở màu sắc. Màu sắc chủ yếu nhìn tươi sáng và sặc sỡ hơn.

2.5. Trang phục Trung Quốc thời Đường

Được coi là thời đại phồn thịnh nhất trong lịch sử Trung Hoa, thời Đường đã chứng kiến sự thay đổi lớn về cách ăn mặc. So với trang phục của các triều đại khác, quần áo thời này có phần táo bạo hơn nhằm phô bày nét đẹp hình thể một cách rõ ràng. Trong khi vua chúa dùng màu vàng làm chủ đạo, những tầng lớp khác sử dụng quần áo có màu sắc tươi sáng.

Trang phục thời nhà Đường

Trang phục nhà Đường có phần phóng khoáng hơn so với nhiều triều đại khác

2.6. Trang phục thời nhà Tống tại Trung Quốc

Tiếp đến, trang phục truyền thống Trung Quốc thời Tống được đánh giá là trang phục sang trọng nhất trong tất cả. Không chỉ riêng tầng lớp vua chúa và quý tộc, quần áo của dân thường cũng toát lên vẻ quý phái, rực rỡ vô cùng. Trang phục của phụ nữ thường bao gồm áo ngắn và ống tay ôm sát phía trên cùng váy dài. Tất cả đều khoác thêm một lớp áo dài khác có hai vạt đối xứng ở phía ngoài tạo nên sự độc đáo.

trang phục truyền thống trung quốc đời nhà tống

Trang phục phụ nữ thời Tổng gồm lớp áo ngắn bên trong và ống tay ôm sát phía trên cùng váy dài

2.7. Trang phục truyền thống Trung Quốc Nhà Nguyên

Triều Nguyên là một thế lực thống trị của người Mông Cổ. Trang phục chủ yếu trong thời kỳ này là loại trường bào tương đối ôm sát và ngắn. Tại phần eo có nhiều nếp gấp. Quần áo như thế rất thích hợp cho việc cưỡi ngựa, bắn cung – truyền thống đặc trưng của tộc người sống trên thảo nguyên.

Trang phục thời nhà Nguyên

Trang phục thời nhà Nguyên phù hợp với việc cưỡi ngựa, bắn cung

Phụ nữ tầng lớp quý tộc sẽ diện một chiếc mũ chóp cao và dài. Đồng thời, họ còn khoác thêm chiếc áo choàng dài và rộng được làm từ vải lụa thêu kim tuyến vàng hoặc đỏ. Chất liệu chính thường lông thú hoặc len dệt. Do lớp áo khoác khá dài nên khi di chuyển thường xuyên có hai ti nữ đi sau đỡ áo giúp chủ nhân. Trong khi đó, nữ giới tầng lớp thường dân chỉ mặc áo choàng màu đen.

2.8. Trang phục truyền thống Nhà Minh ở Trung Quốc

Sau khi Chu Nguyên Chương thống nhất thiên hạ, triều Minh ra đời, khôi phục lại quyền thống trị của người Hán. Vì thế, ông quyết định đem quần áo dân tộc Hán trở lại. Kiểu dáng trang phục truyền thống Trung Quốc thời này mang nhiều nét giống với thời Đường. Trong đó, phần nếp áo gập sang bên phải và trang phục nữ có ba nếp ở phần cổ áo. Phụ nữ quý tộc thời Minh thường mặc áo choàng dài với tay áo rộng.

Nhà Minh họ mặc gì

Phụ nữ quý tộc thường khoác áo choàng dài có phần tay áo rộng

Ngược lại, phụ nữ tầng lớp dân thường chỉ được mặc trang phục có màu hồng, tím biếc hoặc hồng đào. Hàng ngày, họ thường mặc áo ngắn kèm váy dài, dùng dây lụa để thắt phần eo. Phần váy xòe rộng và có nhiều kiểu cách như váy xếp ly, váy đuôi phượng. Đối với những người làm quan thường mặc áo dài liền thân từ vải bố xanh, có họa tiết rồng phượng hoặc hoa trên áo, đầu đội khăn xếp vuông. Trong khi đó, dân thường thường mặc áo ngắn và đầu đội khăn.

2.9. Trang phục truyền thống thời Nhà Thanh của Trung Quốc

Dưới thời nhà Thanh cai trị, trang phục truyền thống Trung Hoa chịu sự biển đổi vô cùng lớn. Quần áo người Hán được thay thế bằng trang phục của người Mãn, với áo ngắn và ôm sát, thân áo thường có dạng chữ nhật. Cổ áo thường mang kiểu hình yên ngựa, không có thắt lưng, và nút được đặt phía trước, với phần trang trí tập trung được đặt bên phải là chủ yếu.

trang phục truyền thống trung quốc - Nhà Thanh

Trang phục thời nhà Thanh tương đối cầu kỳ với nhiều chi tiết

2.10. Trang phục truyền thống Trung Quốc thời Dân quốc và hiện đại

Sườn xám là trang phục mang tính biểu tượng của dân tộc Trung, xuất hiện từ thời dân quốc (1912 – 1949) và phát triển đến hiện đại. Sườn xám có thiết kế ôm sát cơ thể với khuy cài phía trước, với nam giới thường mặc cùng áo ngắn và quần dài. Trang phục này có nhiều kiểu dáng và họa tiết đa dạng, kết hợp giữa nét đẹp truyền thống và hiện đại. Sườn xám là biểu tượng riêng của người phụ nữ Trung, thể hiện sự quyến rũ, phóng khoáng và thanh lịch, quý phái. Sườn xám cũng được nhiều nước Đông Nam Á yêu thích, trong đó có Việt Nam.

3. CÁC ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA TRUNG QUỐC

Mọi quốc gia đều giữ lại trang phục truyền thống được mặc trong những dịp đặc biệt như Lễ, Tết… Suốt mấy ngàn năm lịch sử, trang phục truyền thống Trung Quốc đã trải qua nhiều biến động theo từng thời kỳ. Từ đó hình thành sự đa dạng về sắc phục cũng như những nét văn hóa nhất định đại diện cho từng giai đoạn. Tuy ít nhiều khác nhau, nhưng chúng vẫn có một số điểm chung để phân biệt với quần áo hiện đại. Cụ thể gồm:

3.1. Thiết kế

Các bộ trang phục truyền thống thường có những đường cắt thẳng và phom dáng rộng nhằm tạo sự thoải mái cho người mặc. Tuy nhiên, cũng có những bộ trang phục với đường cắt ôm sát nhằm tôn lên dáng vẻ của người mặc, tạo nên sự hài hòa tổng thể. Bên cạnh đó, quần áo truyền thống Trung Hoa còn được chia thành hai loại chính gồm một mảnh và hai mảnh.

thiết kế trang phục truyền thống trung quốc

Trang phục truyền thống đa phần được may rộng rãi nhằm tạo sự thoải mái khi di chuyển

3.2. Màu sắc

Trước đây, màu sắc trang phục truyền thống Trung Quốc được quy định dựa vào vị trí xã hội của người mặc. Ví dụ, hoàng đế và những người thuộc hoàng tộc thường mặc trang phục màu đỏ, vàng hoặc vàng kim. Trong khi đó, màu tím, xanh lá hoặc xanh dương dành cho quan chức triều đình, thái giám hay quốc sư. Hiện nay, điều này không còn phổ biến nữa. Bất cứ ai cũng có thể tự do lựa chọn màu sắc quần áo yêu thích. Tuy nhiên, nhiều người thường chuộng màu đỏ vì quan niệm đây là màu sắc may mắn.

sự phối hợp hài hòa màu sắc

Màu sắc trang phục sẽ khác nhau dựa theo cấp bậc xã hội

3.3. Giới tính

Trang phục truyền thống của phụ nữ Trung Quốc vô cùng đa dạng và phức tạp. Trong quá trình mặc cần nhiều thao tác hơn, với vô số phụ kiện đi kèm. Ngược lại, trang phục truyền thống Trung Quốc cho nam giới thường đơn giản hơn và luôn có thắt lưng đi kèm.

3.4. Chất liệu

Theo thời gian, chất liệu sử dụng cho trang phục truyền thống ở Trung Quốc trải qua nhiều thay đổi. Điển hình có thể kể đến như vải lanh, lụa, cotton, vải dệt,… Trong số đó, gấm được sử dụng nhiều nhất nhờ màu sắc sang trọng, bắt mắt và khả năng tôn lên dáng vẻ cho người mặc cực chuẩn.

3.5. Lịch sử

Vào mỗi giai đoạn lịch sử, trang phục truyền thống Trung Quốc thường mang những đặc điểm riêng biệt và là điểm nhấn để phân biệt với các triều đại khác nhau. Cả hình thêu và hoa văn của từng thời cũng rất khác biệt. Để nhận biết, người ta thường dựa theo hoa văn, màu sắc cùng những phụ kiện đi kèm như ngọc bội hay kim bài.

lịch sử hình thành các bộ trang phục Trung Hoa

Trang phục truyền thống mỗi thời đại có nhiều điểm khác biệt

Về bản chất, trang phục truyền thống Trung Quốc còn được thiết kế theo hai hình thức cơ bản chính là:

3.5.1. Trang phục 2 mảnh 

Đây là loại trang phục truyền thống của Trung Quốc có từ thời Hoàng Đế (Huangdi). Nó được quấn từ phải sang trái và tô điểm chủ yếu nhờ thắt lưng bên hông.

3.5.2. Trang phục 1 mảnh

Loại trang phục dân tộc Trung Quốc này xuất phát từ cuối thời triều nhà Chu và được xem là trang phục chính thức từ thời kỳ nhà Hán. Các tấm vải của trang phục truyền thống Trung Quốc này sẽ được khâu lại với nhau thành một mảnh duy nhất.

4. TÊN GỌI CÁC LOẠI TRANG PHỤC TRUNG QUỐC

4.1. Hán Phục (Hanfu)

Hán phục là bộ trang phục truyền thống Trung Quốc từ thời Hán. Đặc biệt, đây cũng là loại trang phục có lịch sử lâu dài nhất trong văn hóa Trung Hoa. Qua nhiều giai đoạn, Hán Phục hiện đại đã trải qua nhiều cải tiến so với thời kỳ trước, với các chi tiết như:

  • Shan – 衫: Có thể hiểu là áo sơ mi hoặc áo khoác với cổ vạt chéo mặc ngoài.

  • Ku – 裤: Gần như là một loại quần dài (tương tự như quần áo dài trong trang phục truyền thống Việt Nam).

  • Yi – 衣: Áo có cổ hở.

  • Pao – 袍: Trang phục toàn thân phổ biến cho nam giới.

  • Qun hoặc chang – 裙/裳: Loại váy dành cho cả nam và nữ.

  • Ru – 襦: Nôm na nghĩa là cổ áo mở chéo.

Tên gọi của hán phục

Hán phục có lịch sử tồn tại khá lâu ở Trung Hoa

Hán Phục Trung Quốc đạt đến đỉnh cao và được mặc rộng rãi trong thời kỳ nhà Hán. Không những vậy, nó còn ảnh hưởng phần nào đến các quốc gia láng giềng trong khu vực châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc,… Tuy nhiên, hiện nay, trang phục truyền thống Trung Quốc này thường chỉ được mặc trong những dịp đặc biệt như lễ hội, ngày cưới,… hoặc đơn thuần được sử dụng cho các bạn trẻ check in chụp ảnh.

4.2. Trang phục Trung Sơn

Bộ trang phục Trung Sơn (Mao Phục) là một loại áo khoác dành cho nam giới. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống của trang phục dân tộc Trung Quốc và sự hiện đại của phương Tây. Với sự đa dạng về màu sắc từ đen, xám, xanh lam, các màu sẫm…, nó thường được mặc vào dịp quan trọng cần sự chỉn chu và lịch sự.

4.3. Sườn xám (Qipao)

Sườn xám có lẽ là cái tên được nhiều người biết đến nhất trong số các loại trang phục truyền thống Trung Quốc. Với thiết kế ôm sát cơ thể, nó góp phần tôn lên dáng vẻ mảnh mai, thanh thoát cho các quý cô. Bên cạnh đó, phần tà áo được cắt xẻ tinh tế giúp nàng thêm phần quyến rũ khó cưỡng.

Sườn xám có từ khi nào? Đây là vấn đề luôn gây tranh cãi. Đến hiện tại, có ba luồng quan điểm xoay quanh câu hỏi này. Trong đó, ý kiến cho rằng trang phục này bắt nguồn từ triều đại Mãn Thanh chiếm đa số. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, vẫn không thể phủ nhận tính thẩm mỹ cũng cũng như nét tiêu biểu của nó trong văn hóa Trung Quốc.

Sự thướt tha của người phụ nữ trong bộ sườn xám

Sườn xám là trang phục truyền thống vô cùng phổ biến của Trung Quốc

Ban đầu, trang phục truyền thống Trung Quốc này chỉ phổ biến trong giới thượng lưu, biểu tượng cho nữ quyền. Thế nhưng, nó ngày càng được nhiều người mặc hơn về sau này. Đặc biệt, vào những năm 1950, sườn xám gần như trở thành trang phục thường ngày của các cô gái ở Hồng Kông. Theo thời gian, chiếc áo bị ảnh hưởng nhiều từ phong cách phương Tây. Dẫu thế, nó vẫn giữ nguyên thiết kế nút, viền áo và cổ áo truyền thống của Trung Quốc. Chất liệu sử dụng để làm nên sườn xám cũng được giữ nguyên không đổi.

4.4. Đường Phục

Áo Đường Phục được cải biên từ chiếc áo choàng của người Mãn Châu, thường được dùng khi cưỡi ngựa. Trang phục truyền thống Trung Quốc này là sự kết hợp từ thiết kế với hàng cúc phía trước, cổ áo có dải và được trang trí cùng các núm áo được thắt nút một cách tinh tế. Ngày nay, Đường Phục thường được diện trong các dịp lễ cưới hoặc ngày tết. Nó mang theo ý nghĩa của sự may mắn, hạnh phúc và sum vầy.

5. Ý NGHĨA TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA

Như bao đất nước khác, trang phục truyền thống của Trung Quốc cũng mang đến những ý nghĩa nhất định và thông điệp riêng của nó. Với bề dày lịch sử mấy ngàn năm, Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền văn hóa đa dạng. Bởi thế nên trang phục truyền thống ở đây vô cùng phong phú thể hiện qua nhiều loại cùng biến thể, phù hợp theo từng thời kỳ. Mặc trang phục truyền thống không chỉ thể hiện lòng tự hào dân tộc, mà còn mang lại vẻ đẹp thuần khiết cho người mặc.

ý nghĩa trang phục truyền thống trung quốc

Trang phục truyền thống của Trung Quốc được thay đổi không ngừng nhưng vẫn giữ lại nét cổ xưa

Trong những năm gần đây, trang phục truyền thống Trung Quốc đang trải qua một quá trình “đổi mới”. Từng trang phục được cải tiến không ngừng nhằm bắt kịp xu thế nhưng vẫn giữ lại tinh thần được lưu giữ suốt mấy ngàn năm qua. Mục đích cuối cùng vẫn là tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ hiện đại.

Trên đây là một số mẫu trang phục truyền thống Trung Quốc qua các thời đại. Có thế thấy, chúng cực kỳ đa dạng với vô số kiểu dáng lẫn màu sắc. Sự phong phú này đã góp phần làm nên bề dày văn hóa của Đại Lục rộng lớn. Hay Độc Lạ hy vọng thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về đất nước này.

Comments

comments

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*