Hướng dẫn cách bày mâm cơm rước ông bà ngày Tết chuẩn nhất năm 2024

mâm cơm rước ông bà ngày Tết - ý nghĩ của cúng rước ông bà ngày Tết

Từ xưa, các bậc cao niên đều tin rằng linh hồn ông bà vẫn đi đó, đi đây, khi về nhà thì trú ngụ trên bàn thờ. Cho nên khi năm hết, Tết đến, người người nhà nhà đều làm lễ cúng để rước ông bà về cùng ăn Tết với con cháu đã không còn xa lạ với mỗi gia đình Việt.Tuy nhiên, xoay quanh việc làm mâm lễ cúng cuối năm này vẫn còn nhiều vấn đề thắc mắc được nhiều người quan tâm. Để gỡ rối tơ vương thì hãy cùng Hay độc lạ đã tìm hiểu cách bày mâm cơm rước ông bà ngày Tết chuẩn nhất 2024 dưới đây nhé!

1. TẠI SAO CẦN CÚNG RƯỚC ÔNG BÀ NGÀY 30 TẾT

Ngày 30 tháng Chạp là ngày cuối cùng đánh dấu cột mốc kết thúc năm sắp đi qua và chuẩn bị đón một năm mới tiếp tục đến. Giai đoạn này là lúc gia đình đoàn tụ, con cháu quây quần bên nhau. Tất cả mọi người trong gia đình sẽ cùng nhau dọn dẹp nhà cửa tươm tất. Trang hoàng lại bàn thờ gia tiên để bắt đầu thực hiện nghi lễ cúng rước ông bà, tổ tiên về sum họp với con cháu.

mâm cơm rước ông bà ngày Tết - ý nghĩ của cúng rước ông bà ngày Tết

Tục lệ rước ông bà ngày 30 Tết từ lâu đã in hằng trong tâm trí của người Việt

Tục lệ rước ông bà ngày Tết này không biết đã bắt đầu từ khi nào, nhưng đối với người Việt Nam, đây như một thói quen văn hóa được duy trì mỗi năm. Việc cúng rước ông bà ngày 30 Tết nhằm bày tỏ sự biết ơn, thành kính của con cháu đối với tổ tiên cùng vong linh của những người thân đã khuất. Do đó mà việc làm mâm cơm rước ông bà ngày 30 Tết là rất cần thiết và vô cùng quan trọng.

2. CÁCH CÚNG RƯỚC ÔNG BÀ 30 TẾT ĐÚNG NGHI THỨC

Chắc chắn sẽ có nhiều bạn thắc mắc rằng cúng rước ông bà 30 tết như thế nào mới được coi là đúng nghi thức? Mỗi gia đình sẽ có những cách thực hiện lễ cúng rước ông ông bà khác nhau vì nó còn phụ thuộc vào các yếu tố văn hóa vùng miền hay dân tộc. Vậy nên, Hay độc lạ sẽ gợi ý cho bạn hai cách cúng thường được áp dụng nhiều nhất nhé!

– Cách cúng rước thứ nhất:

 Vào buổi chiều cuối cùng trong năm, tất cả con cháu trong nhà sẽ cùng nhau ra tảo mộ ông bà, tổ tiên dọn dẹp sạch sẽ. Sau đó, thắp hương khấn mời ông bà, tổ tiên về đón năm mới cùng gia đình. Với cách này thì gia chủ không cần phải chuẩn bị mâm cơm rước ông bà ngày Tết quá cầu kỳ mà chỉ cần chuẩn bị hoa tươi, nhang đèn, bánh ngọt và trái cây là đã đủ rồi.

mâm cơm rước ông bà ngày Tết - tảo mộ

Ngày 30 Tết, tất cả con cháu ra tảo mộ ông bà, dọn dẹp trang hoàng đón năm mới

– Cách cúng rước thứ hai:

Con cháu chuẩn bị mâm cơm cúng thịnh soạn và dâng lên bàn thờ tổ tiên của gia đình từ trưa ngày 30 Tết. Trong lúc cúng rước ông bà về nhà ăn Tết, gia chủ đốt ba nén hương và dâng bốn lạy, nói lên lòng tôn kính vô hạn của cháu con dâng ông bà. Đặc biệt, gia chủ phải khấn vái mời đúng đích danh tên, tuổi của tổ tiên mình “hồi dương” đón năm mới để tránh sự nhầm lẫn, các cụ không vào được cửa.

mâm cơm rước ông bà ngày Tết - cách cúng rước ông bà ngày Tết

Cúng rước ông bà, tổ tiên về ăn đón năm mới cùng con cháu trong gia đình

Sau khi đã hoàn tất nghi thức cúng rước ông bà, tổ tiên về ăn Tết, cả gia đình sẽ quây quần bên nhau để “hưởng lộc tổ tiên” dùng bữa cơm tất niên vui vẻ, ấm cúng. Theo quan niệm xưa cho rằng trên bàn thờ gia tiên luôn luôn có sự hiện diện của ông bà sum vầy cùng con cháu.

Vậy nên, gia chủ phải lưu ý luôn giữ cho nhang không bị tàn, lúc nào cũng rực sáng đèn từ chiều ngày 30 Tết đến lúc tiễn ông bà đi. Cứ hễ nén hương này tàn là phải châm ngay nén khác. Để nhang được cháy lâu Hay độc lạ recommend nên sử dụng hương vòng hoặc hương sào sẽ duy trì mãi không khí đầm ấm, vui tươi cho gia đình trong những ngày Tết.

3. MÂM CƠM RƯỚC ÔNG BÀ GỒM NHỮNG GÌ?

Để biết được mâm cơm rước ông bà ngày Tết gồm những gì thì rất khó. Tại Việt Nam có thể có nhiều phong tục khác nhau nên việc chuẩn bị mâm cơm cúng sẽ hoàn toàn không theo một quy chuẩn nào nhất định cả. Có gia đinh sẽ làm mâm cỗ chay, có nhà sẽ cúng mâm cơm mặn. Tất cả là phụ thuộc vào thùy tâm của gia chủ cũng như tùy theo điều kiện kinh tế gia đình mà làm mâm cỗ đủ đầy và tươm tất nhất.

Tuy nhiên, dù thế nào đi thì đa phần trong mâm cơm cúng rước ông bà, tổ tiên ngày 30 Tết của mỗi gia đình Việt cũng không bao giờ thiếu hai món quen thuộc là thịt kho tàu và canh khổ qua để cầu một năm mới bình an, đủ đầy, không còn khổ cực. Ngoài ra, mâm cơm rước ông bà ngày Tết còn có những món khác như:

  • Các món ăn truyền thống ngày Tết phổ biến như bánh chưng/bánh tét, xôi, thịt gà luộc, thịt đông, canh măng, các món xào, chả, giò
  • Rượu, trà, nước ngọt hoặc bia
  • Nến hoặc đèn cầy
  • 1 bình hoa tươi
  • Mâm ngũ quả
  • Bánh kẹo ngọt
  • Vàng mã
  • Bài văn khấn rước ông bà, tổ tiên

mâm cơm rước ông bà ngày Tết

Mâm cơm cúng rước ông bà ngày 30 Tết của người Việt

3.1. Mâm cúng ông bà cuối năm ở Miền Bắc

So với miền Nam và miền Trung, thì miền Bắc thường sẽ “thiên” về yếu tố tâm linh nhiều hơn. Do vậy, lễ vật trong mâm cúng miền Bắc cũng sẽ cầu kì và có yêu cầu cao. Trong đó nhất định phải có thịt đông, giò thủ, giò lụa hoặc giò chả, canh bóng thả thập cẩm, canh chân giò nấu măng, nem rán và gà trống luộc.

mâm cơm rước ông bà ngày Tết - miền Bắc

Mâm cơm cúng của miền Bắc cầu kỳ, đầy đủ ngũ vị

3.2. Mâm cúng rước ông bà ngày 30 Tết miền Trung

Đối với người miền Trung, họ quanh năm gian khó nên mâm cơm rước ông bà ngày Tết cũng rất đơn giản “có gì thảo nấy”. Một số lễ vật không thể thiếu đó là: gà luộc, thịt heo luộc, bánh tét, xôi, chè, cháo trắng, canh củ, ram, chả, đồ xào,… và một số món khác theo điều kiện mỗi nhà.

mâm cơm rước ông bà ngày Tết - miền Trung

Mâm cơm rước ông bà ngày 30 Tết giản dị đúng chuẩn của người miền Trung “gian khó”

3.3. Mâm cúng tất niên rước ông bà cuối năm miền Nam

Văn hóa vùng miền gần như trở thành yếu tố ảnh hưởng đến phong cách và lễ vật dâng cúng rất nhiều. Người trong Nam sống thoáng hơn, không có nhiều quan niệm tâm linh như ngoài Bắc. Do vậy, khi các bạn tham dự cúng cuối năm của người miền Nam, các bạn sẽ thấy sự hiện diện của các món như: bánh tét, thịt luộc, thịt kho tàu, canh khổ qua, gỏi tôm, chả,…

mâm cơm rước ông bà ngày Tết - miền Nam

Mâm cơm rước ông bà ngày Tết của người miền Nam không bao giờ thiếu canh khổ qua và thịt kho tàu

4. VĂN KHẤN CÚNG RƯỚC ÔNG BÀ, TỔ TIÊN

Văn khấn cúng rước ông bà ngày 30 Tết chính là nghi lễ mời tổ tiên, vong linh đã khuất trong dòng họ về nhà để cùng đoàn tụ, sum vầy và đón năm mới cùng với gia đình. Đây cũng giống như là lời cảm tạ đến với tổ tiên đã phù hộ che chở cho tất cả con cháu trong gia đình được bình an vô sự trong năm cũ đã qua. Bạn có thể tham khảo một số bài văn khấn mẫu mà Hay độc lạ đã tổng hợp được dưới đây:

Bài văn khấn mẫu 1:

Nam mô A di đà Phật (x3)

Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát (x3)

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm Quý Mão 2023 nhằm ngày 30 Tết

Số nhà, đường phố…..

Con cháu họ…..tâm thành lễ bạc cúng rước ông bà. Tối 30 bước qua mùng 1, đêm giao thừa con chẳng có chi, trước thờ cúng Phật trong nhà, sau cúng chư vị thần linh nơi này. Kinh cáo tôn thần cho vong linh tổ tiên, con cháu họ…..xa gần, chết nơi hoang lạnh, không cửa không nhà, mồ mả không an, 30 con rước tổ tiên dòng họ…..về nơi dương thế vui xuân cõi trần. Tổ tiên Họ……lớn nhỏ xa gần, ông bà con cháu xin mời về đây, vui xuân chúc tết ở chốn trần gian, đói khát lang thang hôm nay cúng cấp, lớn nhỏ đủ đầy con xin kính cáo.

A Di đà Phật (x3)

mâm cơm rước ông bà ngày Tết - văn khấn cúng rước ông bà ngày Tết

Cúng khấn rước ông bà ngày 30 Tết về sum họp cùng con cháu

Bài văn khấn mẫu 2:

Hôm nay, ngày 30 tháng Chạp năm Quý Mão 2023 nhằm ngày 30 Tết.

Tại: ….

Tín chủ con là….. cùng với toàn gia kính bái.

Nay nhân ngày 30 Tết

Kính cẩn sắm một lễ gồm… gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:

Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.

Trước linh vị của…. (tên tuổi các vị tổ tiên mà gia đình thờ cúng)

Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.

Kính cẩn thưa rằng: Năm cũ sắp hết, ngày Tết tới gần, chuẩn bị mừng xuân.

Kính cáo: thổ, địa, chư vị linh thần.

Kính mời: Vong linh tiên tổ về với gia đình để cháu con phụng sự.

Con xin cẩn cáo!

5. MỘT SỐ LƯU Ý KHI THỰC HIỆN LỄ CÚNG RƯỚC ÔNG BÀ 30 TẾT

  • Trước khi cúng rước ông bà ngày 30 Tết, bạn cần thực hiện dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ, sắp xếp lễ vật một cách chỉnh tề. Sau đó, đại diện gia đình sẽ làm lễ thắp hương và khấn văn khấn rước ông bà, gia tiên.
  • Tục lệ cúng rước, lễ cúng rước ông bà 30 Tết có thể sẽ khác nhau tùy thuộc từng vùng miền. Tuy nhiên trước khi làm lễ khấn, người đại diện của gia đình phải tắm gội sạch sẽ, ăn mặc trang phục gọn gàng, tươm tất để bày tỏ lòng tôn kính đến các vị tiền bối.
  • Sau khi hoàn thành lễ cúng rước ông bà, tổ tiên ngày 30 Tết, gia chủ lưu ý cần đảm bảo để hương cháy liên tục, không được cho hương tàn lụi.
  • Cần đốt quần áo và hoá vàng mã sau khi cúng rước tổ tiên để ông bà có thứ xài Tết.
  • Đặc biệt không được sử dụng trái cây giả hay hoa giả cũng như đồ ăn làm sẵn ở ngoài về để thắp lên ông bà tổ tiên. Vì làm như vậy sẽ tỏ sự bất kính và không tôn trọng họ.

mâm cơm rước ông bà ngày Tết - gia đình sum vầy

Bữa cơm 30 Tết, gia đình sum vầy quây quần bên nhau, ấm cúng

​Trên là những thông tin về cách bày mâm cơm rước ông bà ngày Tết chuẩn nhất năm 2024. Hy vọng với những chia sẻ trên của Hay độc lạ sẽ giúp bạn hiểu thêm về tục lệ đáng trân quý của người Việt cũng như một vài lưu ý để tránh xảy ra những sai lầm trong khi làm lễ cúng. Nếu bạn muốn biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác thì hãy theo dõi chúng mình nhé!

Comments

comments

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*