Top 10 những kết cấu nhà cấp 4 đẹp theo xu hướng năm 2023

kết cấu nhà cấp 4 - móng đơn

Trong thời gian gần đây, những ngôi nhà cấp 4 đang dần trở nên phổ biến trong định hướng xây dựng tổ ấm của các gia chủ. Hôm nay, Hay Độc Lạ sẽ mang đến cho quý độc giả những kiến thức cơ bản nhất về kết cấu nhà cấp 4 và kèm theo đó là những bản vẽ nhà cấp 4 đẹp để xây dựng một ngôi nhà thật độc đáo.

1 CÁC LOẠI MÓNG NHÀ CẤP 4

Trước hết hãy cùng chúng tôi tìm hiểu móng nhà là gì? Có thể hiểu đơn giản đây thành phần nằm dưới cùng của công trình xây dựng, được tạo ra với mục đích đảm bảo tính ổn định và giúp căn nhà đứng vững khi phải chịu sức ép của toàn bộ phần công trình phía trên.

Móng phải có được sự ổn định với việc không bị nứt, lún hay đổ vỡ. Đây là một trong những điều quan trọng nhất của công trình xây dựng, góp phần quyết định đến sự kiên cố và độ bền vững. Qua đó, phần móng cũng chính là nền tảng cơ bản nhất để công trình được nâng đỡ.

Phần móng của công trình được phân loại dưới nhiều kích thước và hình thái khác nhau phụ thuộc vào mức tải công trình, độ cao và mức tải khu đất. Một số loại móng có thể kể đến là: Móng cọc, móng băng, móng tự nhiên, móng bè, móng đơn,…

  • Móng đơn: Nâng đỡ một cột hoặc một cụm cốt liền kề, có tác dụng chịu lực.

kết cấu nhà cấp 4 - móng đơn

Móng đơn giúp nâng đỡ các cột.

  • Móng cọc: Bao gồm phần cọc, đài cọc, có tác dụng truyền tải trọng của phần công trình xuống lớp đất sâu bên dưới bằng cách hạ và đóng những cây cọc lớn xuống đất.

nhà cấp 4 có cần trụ bê tông không? Móng cọcHình ảnh minh họa nền móng gia cố của móng cọc.

  • Móng băng: Tồn tại dưới nhiều dạng như dải dài, độc lập hoặc giao nhau. Thường được xây dựng bằng cách đào quanh khuôn viên công trình hoặc đào song song trong khuôn viên đó. Đây là loại móng nông, xây dựng trực tiếp trên hố đào và lấp lại.

kỹ thuật xây dựng nhà ở theo kết cấu nhà c4

Hai dạng móng bằng phổ biến trong thi công.

  • Móng bè: Được phủ trên toàn bộ công trình phía dưới nhằm giảm được sức nặng của công trình áp lực vào nền đất. Kiểu móng này thường được sử dụng trên những khu đất yếu hoặc do cấu trúc của công trình.

xây nhà cấp 4 không đổ cột

Móng bè chịu áp lực của sức nặng công trình.

>>Xem thêm: Top 10 bản vẽ nhà ống 1 tầng 2 phòng ngủ đẹp chuẩn xác

2 KỸ THUẬT LÀM MÓNG NHÀ CẤP 4

2.1 Giằng móng nhà cấp 4

Đất nền phổ biến với sự không đồng đều, thậm chí tại cùng một vùng có diện tích nhỏ. Hoặc các sự cố môi trường không thuận lợi có thể gây ra vùng đất yếu ở một số vị trí ngẫu nhiên trên cơ cấu. Dẫn đến việc lún không đồng đều, ảnh hưởng đến tính bền của công trình. Vì vậy, các kỹ sư thường thực hiện việc nối kết cấu móng lại với nhau để giảm tối đa sự lún và chênh lệch.

kết cấu nhà cấp 4 - giằng móng

Chi tiết giằng móng nhà cấp 4.

Giằng móng là phần liên kết các móng và trên móng với mục đích tăng độ cứng cho toàn bộ hệ thống móng. Nếu khoảng cách giữa móng giữa và móng biên lớn hơn 4,5m thì sẽ được giằng móng. Thỉnh thoảng, giằng móng cũng xuất hiện khi có móng băng dưới tường hoặc các cạnh của công trình quá gần với các công trình khác.

2.2 Sơ đồ móng nhà cấp 4

kết cấu nhà cấp 4 - mặt bằng móng

Sơ đồ mặt bằng móng cột nhà cấp 4.

3 MÓNG GẠCH NHÀ CẤP 4

3.1 Xây móng nhà bằng gạch

kết cấu nhà cấp 4 - xây móng bằng gạch

Chi tiết sơ đồ cấu trúc móng gạch.

Sự phổ biến của móng gạch được xây dựng trong nhà dân hiện nay chính là vì sự phù hợp trong điều kiện thi công và chi phí tiết kiệm. Móng gạch thường được sử dụng nhiều nhất trong xây dựng nhà ở những vùng đồi núi, vùng cao bởi sự phù hợp trong điều kiện địa chất với nền đất tốt.

>>Xem thêm: 15+ mẫu nhà 2 tầng chữ L 120m2 đẹp hiện đại thời thượng

3.2 Các lưu ý khi xây móng gạch

Để xây được một phần móng gạch hoàn chỉnh, chúng ta cần lưu ý điều những điều sau:

  • Đỉnh móng phải có chiều rộng đỉnh lớn hơn kết cấu phía trên một cấp, ví dụ tường 220mm thì đỉnh mỏng phải ở khoảng 335mm.
  • Đáy móng phải có chiều rộng trên 500mm để phù hợp với kích thước của một viên gạch tiêu chuẩn, mạch vừa ngang 1,5 cm góc truyền lực a và gạch vữa đứng 1 cm.
  • Từng bậc phải có chiều cao lấy theo chiều dày khoảng hai đến ba hàng gạch.

Kết cấu nhà cấp 4 - sơ lược móng nhà.

Sơ lược về móng nhà cấp 4.

  • Chiều rộng của mỗi bậc phải dựa theo góc a: Có thể áp dụng phương pháp 70-140-70-240 với góc truyền lực 26,5 độ hoặc 140-140-140 với góc truyền lực 33,5 độ.

giằng tường nhà cấp 4 theo kết cấu

Móng đối xứng và móng lệch tâm.

3.3 Đà kiềng nhà cấp 4

kết cấu nhà cấp 4 - đà kiểng

Hình ảnh về đà kiểng của nhà cấp 4.

Giằng cột hay còn được biết đến là đà kiểng, có tác dụng xác định chân cột, nhằm giữ khoảng cách giữa các chân cột sao cho nó không đổi trong quá trình xây dựng. Đà kiểng góp phần vào toàn bộ kết cấu như cột, khung, dầm và chịu ứng suất sinh ra do sự lún lệch ở bất kỳ các vị trí móng. Ngoài ra thành phần này còn có thể chịu tải trọng của tường và tránh rạn nứt tầng trệt khi sử dụng.

4 CÁC LOẠI MÁI NHÀ CẤP 4 VÀ KỸ THUẬT THI CÔNG MÁI NHÀ

  • Phân loại theo hình thức mái nhà: Mái bằng, mái dốc, mái lệch.
  • Phân loại theo kết cấu nhà: Nhà mái bê tông cốt thép, mái khung ( Sử dụng vật liệu lợp: Gỗ, tre, thép,…), mái giàn thép.
  • Phân loại theo vật liệu nhà: Mái ngói, mái tôn, mái kính, mái nhựa, tấm lợp sinh thái, mái bê tông cốt thép.

kích thước giằng móng nhà cấp 4 tiêu chuẩn

Một số loại mái nhà phổ biến.

Đặc biệt, ở Việt Nam có hai loại mái nhà cấp 4 được sử dụng nhiều nhất đó chính là mái lợp tôn và mái bằng. Tùy thuộc vào kinh tế của mỗi gia đình, bạn có thể chọn cho mình một loại mái phù hợp với ngôi nhà.

Cụ thể thì mái bằng thì phải có kết cấu mỏng, tường phải chắc chắn để có thể chịu được độ nặng của mái, loại này thường rất tốn nhiều chi phí nhưng có điểm cộng là về lâu dài có thể thêm được tầng. Còn lại mái tôn thì nhẹ, có thể tiết kiệm được nhiều chi phí, tường và móng không cần phải quá chắc chắn để chịu được sức nặng của mái, vì vậy phương án này là phương án tuyệt vời đối với những người muốn tiết kiệm chi phí khi xây nhà.

Vì vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn về các loại máy này ở bên dưới:

4.1 Kỹ thuật thi công mái dốc nhà cấp 4

Là kiểu mái nhà được chuộng nhiều nhất trong các ngôi nhà cấp 4 ở Việt Nam, đây là một trong những loại mái được coi là cơ bản nhất trong việc xây dựng những ngôi nhà cấp 4.

Mái là bộ phận trên cùng của ngôi nhà, nó được xây dựng liên kết các thành phần khác, cấu tạo gồm 2 phần có tác dụng bảo vệ và chịu được lực.

  • Kết cấu chịu lực: Có tác dụng chịu lực và nâng đỡ tải trọng của phần mái (gồm khung và tấm lợp) và chịu tác dụng của tự nhiên.
  • Kết cấu bảo vệ: Là phần giúp chống thấm, chống dột, che mưa che nắng, cách nhiệt trong mùa nóng và giữ được nhiệt trong mùa lạnh.

công trình kết cấu nhà cấp 4

Một số thiết kế nhà mái dốc.

>>Xem thêm: Những mẫu nhà 2 tầng cầu thang ngoài trời đẹp độc đáo

4.2 Kỹ thuật thi công mái ngói

Cách lợp mái ngói như sau:

Độ dốc: Phụ thuộc vào thiết kế của công trình, độ dốc tối thiểu của mái thường lớn hơn 40%. Trong trường hợp mái có độ dốc dưới 40%, việc sử dụng một lớp chống thấm là cần thiết. Đối với các mái có độ dốc lớn hơn 60%, việc đinh cố định thường được áp dụng.

Kết cấu bao gồm: Vì kèo, xà gồ, litơ và cầu phong.

kết cấu nhà cấp 4 - lợp nhà mái ngóiThi công xây dựng mái ngói.

  • Vì kèo: Sử dụng gỗ, thép hoặc bê tông cốt thép
  • Kèo góc: Kèo góc có thiết kế gần giống vì kèo. Khi công trình phức tạp, và mái dốc nhiều phía cần bố trí tường thu hồi, vì kèo góc hoặc thanh kèo hợp lý.
  • Xà gồ: Có thiết diện hình chữ nhật, nằm ở phía trên và nghiêng theo hướng mặt tường thu hồi hoặc thanh kèo.

4.3 Kỹ thuật đổ mái bê tông trong thi công mái bằng

Thêm cát và giảm lượng đá dăm khi đổ bê tông lên mái sẽ làm cho bề mặt mái đằm hơn. Khi quá trình đổ bê tông hoàn thành, bề mặt mái sẽ có độ chắc chắn cao hơn do sự sụt bê tông sau khi đầm chỉ khoảng 4 hoặc 5cm.

Có thể tham khảo cách trộn với tỉ lệ sau: Cát vàng 0,5m3, xi măng 350kg, đá dăm 1×2:0,8m3, nước khoảng 200 lít. Sau đó đổ, gạt rồi đầm thì sẽ dễ dàng hơn.

Khi đã hoàn thành quá trình đổ và đầm bê tông, cần phải đợi cho bê tông khô tự nhiên trước khi tiến hành đầm lại. Để kiểm tra sự sẵn sàng của bề mặt mái, cần ấn ngón tay lên bề mặt. Nếu tạo ra vết lõm ẩm, thì đó là thời điểm thích hợp để thực hiện việc đầm. Ngược lại, nếu bề mặt lõm đã khô hoàn toàn và khó tạo ra vết lõm, điều này chỉ ra rằng bê tông đã se khít và không cần tiến hành đầm thêm nữa.

đổ bê tông mái bằng từ thiết kế móng nhà cấp 4

Đổ mái bê tông trong thi công.

Khi trời nắng thì có thể đầm khoảng 2 giờ đồng hồ, còn nếu trời râm mát khoảng sau 4 giờ có thể đầm được. Trong trường hợp nước nổi lên bề mặt, cần rắc đều và mỏng lớp xi măng (cần lưu ý đoạn này cần thưa và mỏng, nếu lạm dụng thì có thể phản tác dụng) và dùng bàn xoa gỗ xoa phẳng, giúp lớp mặt hạn chế thấm nước.

Với việc đầm mái hai lần, có thể làm tăng cường độ chặt mái, chống thấm tốt hơn.

>>Xem thêm: Bản vẽ nhà ống 2 tầng 5x18m 4 phòng ngủ hiện đại nhất 2023

Như vậy qua bài viết trên Hay Độc Lạ hy vọng các bạn có thể hình dung được kết cấu nhà cấp 4 cơ bản và các bản thiết kế độc đáo. Vì vậy nếu bạn thấy bài viết này hay thì đừng quên theo dõi chúng tôi để xem thêm những bài viết hay và thú vị khác trong tương lai nhé.

Comments

comments

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*