6+ mẹo phơi quần áo trong nhà khô nhanh chóng vào mùa mưa

phơi quần áo trong nhà - phơi khô

Phơi quần áo trong nhà như thế nào để không bị ẩm mốc, có mùi hôi? Đây có lẽ là vấn đề nan giải vào những ngày trời mưa. Những ngày thời tiết như thế này, bạn bắt buộc phải phơi trong nhà. Thiếu nắng, thiếu gió chính là nguyên nhân quần áo lâu khô, có thể gây ẩm mốc. Để khắc phục và giải quyết vấn đề này, Hay Độc Lạ có bật mí một số mẹo phơi quần áo trong nhà nhanh khô, bạn xem qua nhé!

NHỮNG MẸO PHƠI QUẦN ÁO TRONG NHÀ NHANH KHÔ

1. Vị trí phù hợp để phơi quần áo

Lựa chọn một vị trí phơi trong nhà thích hợp cũng là một trong những cách sẽ giúp quần áo nhanh khô. Bạn có thể tận dụng những căn phòng rộng rãi, thoáng khí và có cửa sổ mở thường xuyên. Khi đó có gió luồn vào sẽ giúp quần áo khô mà không lo bị mưa tạt vào. Vì thế, bạn cần linh động phơi đồ ở nơi thông thoáng, ít vật cản. Đặc biệt là những nơi có nguồn sáng nhiệt độ cao như cửa sổ, cửa chính hay nơi có bóng đèn điện.

phơi quần áo trong nhà - Vị trí phù hợp

Lựa chọn vị trí thông thoáng, rộng rãi để phơi quần áo.

Bạn lưu ý không nên phơi đồ ở nhà tắm, khu vực bếp. Bởi những nơi này nhiệt độ thấp. Không chỉ vậy, quần áo của bạn dễ bị ám mùi, có thể làm đồ bị ẩm, mốc.

2. Phơi quần áo trước quạt, máy lạnh

Nếu bạn không có chỗ phơi đồ thích hợp thì bạn có thể tận dụng các nguồn nhiệt trong nhà. Bạn có thể làm khô quần áo trước quạt, cách này khá nhanh và đơn giản. Máy quạt có lượng nhiệt tỏa ra mạnh, liên tục sẽ giúp quần áo nhanh khô và tránh vi khuẩn sinh sôi, nảy nở.

cách phơi quần áo trong nhà không bị hôi dưới máy lạnh

Sử dụng máy quạt hoặc máy lạnh để làm khô quần áo.

Còn với máy lạnh, nó không chỉ giúp làm mát vào những ngày nắng nóng mà còn làm quần áo khô nhanh. Bởi cơ chế hoạt động của máy lạnh là hút ẩm và tạo hơi mát. Vì thế, khi để quần áo trong phòng có máy lạnh thì sẽ làm quần áo hút ẩm, hút nước nhanh chóng. Khi sử dụng máy lạnh, bạn có thể để chế độ làm mát hoặc chế độ nóng để làm khô quần áo.

>>Xem thêm: Áo corset là gì? Có cách mix áo corset nào thời trang

3. Sử dụng máy sấy tóc

Máy sấy tóc không chỉ có công dụng làm khô tóc mà còn có thể sử dụng trong trường hợp làm quần áo khô nhanh. Trong những ngày mưa, quần áo vừa khô lâu, có thể ẩm mốc và có mùi khó chịu. Vì thế, lựa chọn máy sấy là một trong những cách có thể làm quần áo nhanh khô.

Sử dụng máy sấy tóc để làm khô quần áo, thích hợp với những loại đồ nhỏ như tất vớ, đồ lót,… Đối với những quần áo có kích cỡ lớn thì bạn sẽ tốn thời gian khá nhiều. Vì thế, bạn cần biết cách để làm khô nhanh quần áo. Dưới đây, Hay Độc Lạ có tìm hiểm một số phương pháp sấy khô hiệu quả, bạn có thể tham khảo qua!

Sấy khô quần áo trên bề mặt

Sau khi giặt xong, vắt kỹ và để quần áo lên một bề mặt sạch. Bật máy sấy ở chế độ cao và sấy từng chỗ một. Lưu ý là không được sấy quá gần, nên sấy di chuyển nhiều chỗ và liên tục. Để khô nhanh, bạn sấy từng vị trí nhỏ trước như vai, cổ, túi. Sau đó, bạn tiến hành làm khô từ trong ra ngoài, từ trước ra sau.

cách phơi đồ khô nhanh nhất với máy sấy

Dùng máy sấy tóc là một cách để làm khô quần áo nhanh chóng.

Sấy khô bằng cách treo quần áo lên

Bạn có thể treo quần áo lên để sấy. Phương pháp này sẽ làm khô nhanh hơn khi trải ra bề mặt. Trước tiên, bạn cần vắt kỹ và giũ thẳng, dùng móc cố định lại. Sau đó, bạn treo lên cây phơi đồ, để vừa tầm chiều cao mà bạn sấy được.

phơi quần áo trong nhà - Sấy khô bằng cách treo quần áo lên

Có thể treo đồ lên và dùng máy sấy tóc để làm khô nhanh hơn.

4. Tạo khoảng cách khi phơi quần áo

Khi phơi quần áo, bạn đừng phơi đồ quá sát sau. Nếu dồn quá một khối không những không làm quần áo khô mà có thể gây nấm mốc, tạo mùi khó chịu. Vì thế, khi phơi đồ, bạn cần phơi với khoảng cách ít nhất là 5cm. Khoảng cách này sẽ giúp quần áo nhận được ánh nắng chiếu vào, gió luồn thông thoáng qua các khoảng cách đó. Bạn có thể dùng thêm kẹp để tránh quần áo bị gió thổi bay hoặc dịch chuyển vị trí.

nhà không có chỗ phơi quần áo

Tạo khoảng cách khoảng 5cm để quần áo được thông thoáng, khô nhanh.

>>Xem thêm: 45kg mặc áo size gì? Những gợi ý chọn size áo cho nữ 45 kg

5. Giặt quần áo vào buổi sáng sớm

Sáng sớm chính là thời điểm tốt nhất để bạn giặt quần áo. Khi đó, quần áo sẽ được hưởng trọn vẹn ánh sáng của cả ngày và làm quần áo nhanh khô hơn. Nhiều người cho rằng giặt vào buổi tối sẽ tiện và có nhiều thời gian hơn. Nhưng buổi tối là thời điểm không có ánh sáng mặt trời, độ ẩm tăng cao. Do đó có thể khiến quần áo của bạn bị ẩm, lâu khô.

dây phơi quần áo trong nhà sáng sớm

Bạn nên giặt quần áo vào sáng sớm để khô nhanh hơn.

6. Ủi đồ trước khi phơi

Một trong những cách làm đồ khô nhanh đó là dùng bàn là. Khi quần áo được vắt ráo nước, bạn trải đồ lên một mặt phẳng và dùng bàn là để ủi đồ. Sau đó bạn có thể đem phơi, một lúc sau sẽ khô nhanh. Tuy nhiên, bạn cần vắt ráo nước cẩn thận, bởi còn nước nhiều thì có thể gây ra chập điện, rất nguy hiểm.

chỗ phơi quần áo ở chung cư

Sử dụng bàn là để ủi đồ trước khi phơi.

>>Xem thêm: Top 10 mẫu áo chần bông sành điệu đẹp dành cho phái mạnh

4 TÁC HẠI TỪ VIỆC PHƠI QUẦN ÁO TRONG NHÀ

Theo các nhà nghiên cứu, phơi quần áo trong nhà sẽ làm độ ẩm trong nhà tăng 30%. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là những người bị dị ứng, hen suyễn,… Ngoài ra, phơi quần áo trong nhà sẽ tạo điều kiện ẩm mốc, vi khuẩn phát triển. Từ đó có thể gây các bệnh liên quan về đường hô hấp. Một số tác hại dưới đây sẽ làm bạn hiểu rõ hơn về việc phơi quần áo trong nhà, tìm hiểu qua nhé!

1. Gây dị ứng

Khi phơi đồ trong nhà sẽ tạo độ ẩm cao hơn so với bình thường. Do đó, đây là điều kiện lý tưởng để nấm mốc phát triển. Từ đó có thể gây hại đến sức khỏe. Đối với những người bị dị ứng có thể dẫn đến viêm xoang, viêm phế quản,…

tác hại phơi quần áo trong nhà - Gây dị ứng

Phơi quần áo trong nhà có thể gây dị ứng cơ thể.

Loại nấm mốc thường xuất hiện trong độ ẩm được gọi là Stachybotrys chartarum. Chúng hình thành trên sàn nhà, xuất hiện ở giữa gạch ốp tưởng hay bám trên khung cửa sổ. Điều này rất nguy hiểm khi bạn hít phải. Nếu nhà bạn không thông thoáng thì sẽ dễ dàng có hiện tượng nấm mốc này.

2. Bệnh hen suyễn

Khi phơi trong nhà làm tăng độ ẩm, các nấm mốc xuất hiện. Ngoài gây các dị ứng thì việc này còn dẫn đến các bệnh về hen suyễn. Việc quần áo đã ngâm qua nước xả vải còn có khả năng làm tăng lượng hóa chất trong không khí. Đây cũng chính là tác nhân khởi phát những cơn hen cấp.

Để ngăn chặn tình trạng này, bạn cần phơi đồ ở những nơi thông thoáng, xa phòng ngủ và khu vực sinh hoạt. Ngoài ra, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, lau chùi vệ sinh, hoặc bạn có để dùng máy lọc không khí để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc độc hại.

3. Hệ thống miễn dịch suy yếu

Khi môi trường ẩm mốc, chúng ta hít phải có thể dẫn đến nhiễm trùng, cơ thể dẫn đến suy giảm hệ thống miễn giảm. Khi đó, hệ thống miễn dịch phản ứng lại với các tế bào, bào tử làm ảnh hưởng đến đường hô hấp trên và bị xoang. Khi đó có thể dẫn đến ho nhiều, đau cổ họng, mệt mỏi,…

quần lót bị mốc gây ảnh hưởng miễn dịch cơ thể

Môi trường bị ẩm mốc có thể làm hệ thống miễn dịch suy giảm.

4. Gây ung thư

Khi giặt đồ, chúng ta thường sử dụng thêm nước xả vải sau khi giặt để làm thơm quần áo. Với một số nước xả vải sẽ có hàm lượng acetaldehyde cao. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến ung thư.

phơi quần áo trong nhà - Gây ung thư

Chất trong xả vải có thể gây ra ung thư nếu bạn phơi đồ không thông thoáng.

Khi không gian phơi đồ chật hẹp, không thông thoáng sẽ làm khó acetaldehyde không bay hơi được. Khi hít phải khí này thì sẽ khá nguy hiểm đến sức khỏe. Vì vậy, bạn cần lưu ý vấn đề này nhé!

>Xem thêm: Áo bra không dây là gì? Cách phối bra sao cho không lỗi thời

Khi phơi quần áo trong nhà bạn cần biết cách phơi cho đúng để đồ có thể khô nhanh, không ẩm mốc, khó chịu. Từ đó sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và gia đình. Vì thế, những mẹo trên hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn trong việc phơi quần áo. Theo dõi Hay Độc Lạ để biết nhiều thông tin hữu ích khác về thời trang bạn nhé!

Comments

comments

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*