Mâm cơm mùng 30 tết Giáp Thìn 2024 gồm những gì?

Mâm cơm mùng 30 tết đầy đủ

Lễ cúng giao thừa là một truyền thống lâu đời của người Việt Nam thể hiện sự linh thiêng và phong tục tập quán đặc trưng. Nghi lễ này không chỉ mang ý nghĩa cầu mong một năm mới hạnh phúc, an khang cho gia đình mà còn là dịp để mọi người tỏ lòng biết ơn với tổ tiên. Ngày Tết Nguyên Đán truyền thống của dân tộc Việt Nam đang đến gần, hãy cùng Hay Độc Lạ khám phá xem mâm cơm mùng 30 Tết cần chuẩn bị những gì trong bài viết sau đây.

1. Ý NGHĨA CÚNG ĐÊM GIAO THỪA

Cúng đêm giao thừa hay còn gọi là Trừ tịch, là nghi lễ được thực hiện vào khoảng từ 11 giờ đêm ngày 29 tháng Chạp Âm lịch hằng năm. Đây là một nghi thức văn hóa đẹp đẽ của người Việt Nam trong mỗi dịp Tết Nguyên Đán và đã lưu truyền qua hàng ngàn năm. Đêm giao thừa được quan niệm là thời điểm trời đất giao hoà – âm dương hòa hợp và tràn đầy sức sống mới.

Ý nghĩa mâm cơm mùng 30 tết Nguyên ĐánCúng giao thừa tượng trưng cho việc đón chào năm mới may mắn, bình an

Cúng giao thừa tượng trưng cho việc đưa tiễn năm cũ qua và đón chào năm mới may mắn, bình an và thuận lợi. Ngoài ra, đây còn là dịp để con cái tưởng nhớ đến công đức của tổ tiên và mời ông bà về nhà ăn Tết. Chính vì vậy, mâm cơm mùng 30 tết thường được người nhà chuẩn bị rất kỹ lưỡng và không để xảy ra bất kỳ sai sót nào. 

1.1. Về ý nghĩa tín ngưỡng

Theo quan niệm tín ngưỡng dân gian, đêm giao thừa được coi là thời điểm các linh hồn và tà ma sẽ xuất hiện và gây hại cho mọi người. Chính vì vậy, việc thực hiện lễ cúng nhằm đảm bảo sự an lành, xua đuổi điều xấu cho gia đình trong năm mới. Phong tục truyền thống của người dân Việt từ xưa là sẽ hái lộc, xông đất và mua muối đã được lưu truyền và diễn ra hằng năm để mang đến may mắn cho gia đình trong năm mới.

Mâm cơm mùng 30 tết có ý nghĩa tín ngưỡngThực hiện lễ cúng nhằm đảm bảo sự an lành cho gia đình trong năm mới

Thêm vào đó, người Việt còn thờ những người đã khuất, tổ tiên trong gia đình nhằm tưởng nhớ và tôn vinh công ơn của ông bà, cha mẹ. Mâm cúng ngày mùng 30 để thể hiện lòng thành kính, tri ân đến đức sinh thành và mời ông bà về ăn Tết cùng gia đình. Đây cũng là dịp để cầu mong sự phù hộ của tổ tiên cho thế hệ sau. Buổi cơm tất niên còn để mời Ông Công Ông Táo về trần thế để tiếp tục cai quản việc bếp núc trong năm mới.

1.2. Về ý nghĩa tinh thần

Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng trên, mâm cơm mùng 30 Tết còn mang thêm giá trị tinh thần lớn. Vào dịp Tết Nguyên Đán, con cháu ở xa sẽ tề tựu về ngôi nhà chính của ông bà, cùng nhau quây quần chuẩn bị cho bữa cơm ấm cúng. Theo truyền thống cơm sau khi cúng xong sẽ lấy xuống cho con cháu hưởng lộc và thể hiện lòng biết ơn đối với công ơn của tổ tiên. Bữa cơm ngày Tết trở nên ấm cúng và hạnh phúc hơn với tiếng cười nói rôm rả của các thành viên trong gia đình.

Ý nghĩa mâm cúng mùng 30 tếtGia đình cùng nhau quây quần bên mâm cỗ giao thừa ấm cúng

Điều này làm cho mâm cỗ tất niên trở thành một biểu tượng quan trọng của văn hóa gia đình, mang ý nghĩa sum họp và tình thân. Theo dân gian truyền lại, nếu gia đình nào đông đủ các thế hệ tham gia bữa tất niên thì được xem là gia đình "phúc lộc đề đa”. Gia đình, bạn bè, người thân cùng hội ngộ, giúp mọi người thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau. Mâm cỗ ngày Tết, không chỉ có giá trị vật chất mà còn chứa đựng nhiều giá trị tinh thần quan trọng trong lòng mỗi thành viên gia đình.

2. MÂM CÚNG GIAO THỪA 30 TẾT NGOÀI TRỜI

Nghi lễ cúng giao thừa ngoài trời nhằm cúng tiễn vi thần cựu vương Hành khiển (vị thần chịu trách nhiệm coi sóc dân và cai quản hạ giới) và đón thần của năm mới về. Tùy vào điều kiện kinh tế và văn hóa địa phương mà các lễ vật sẽ có nét đặc trưng riêng. Tuy nhiên, sẽ có một số điểm chung mà hầu hết các gia đình cần tuân theo để mâm cúng trọn vẹn. 

  • Mâm ngũ quả tượng trưng Phúc – Lộc – Thọ – Khang – Ninh
  • Xôi
  • Bánh chưng
  • Gà trống luộc hoặc thịt heo
  • Hoa tươi
  • Trầu cau
  • Rượu, nước
  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối
  • 5 ngọn nến
  • Hương (3 nén hoặc 5 nén)
  • Quần áo, mũ nón thần linh

Mâm cơm mùng 30 tết ngoài trờiMâm cúng giao thừa ngoài trời chỉnh chu và đầy đủ lễ vật

Đối với Phật tử có thể cúng mâm lễ chay và hoa quả, thể hiện sự tôn trọng nhưng không gây tổn thương đến sinh linh. Mâm cỗ thường được bày trước cửa nhà, tượng trưng sự đón nhận giàu có, may mắn cho năm mới. Lưu ý rằng bạn không nên cúng trong nhà hay ban công để tránh phạm vào điều linh thiêng.

Gia chủ thường mặc chỉn chu, gọn gàng khi bước vào lễ cúng, thắp đèn, nến, rót rượu, rót trà, sau đó thực hiện khấn vái trước án. Trong khoảnh khắc này, gia đình thường thành tâm khấn vái, mời thập phương chư thần và chư thiên chứng giám. Nghi lễ còn là cơ hội để bày tỏ lòng cầu mong người thân đã khuất trở về nhà hưởng hương hỏa mừng năm mới cùng con cháu.

3. MÂM CÚNG GIAO THỪA 30 TẾT TRONG NHÀ

Nghi thức cúng giao thừa trong nhà tập trung vào lễ cúng Tổ tiên và lễ cúng Thổ Công – vị thần cai quản trong nhà, nhằm tôn vinh sự bảo hộ của thần linh trong gia đình. Khác với mâm cỗ ngoài trời, cúng trong nhà sẽ không có quần áo và mũ nón thần linh. Bên cạnh đó, gia chủ cần chuẩn bị hai loại lễ cúng như sau:

  • Mâm cỗ mặn sẽ gồm: bánh chưng (bánh tét), giò chả, xôi, 1 con gà luộc, rượu và nước uống. 
  • Mâm cỗ ngọt sẽ gồm: bánh kẹo, mứt Tết, hoa, đèn (nến), hương (nhang),…

mâm cơm mùng 30 tết trong nhàMâm cúng giao thừa trong nhà để thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn đối với tổ tiên

Đây là những lễ vật cơ bản cần chuẩn bị để mâm cúng đầy đủ, nếu gia chủ ăn chay có thể thay cỗ mặn thành những món chay. Cúng giao thừa trong nhà là nơi thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn đối với tổ tiên, mời ông bà về nhà mừng đón năm mới cùng con cháu. Vào thời khắc chuyển giao năm mới và năm cũ, gia chủ sẽ đọc bài văn cúng Giao thừa trong nhà để mời đấng sinh thành về chung vui cùng con cháu.

Hành động này còn là lời cảm ơn với sự bảo hộ và độ trì của họ đã giúp gia đình thoát khỏi tai ương và có một năm mới thuận lợi. Mâm cúng trong nhà thường sẽ diễn ra sau lễ cúng ngoài sân, trong tập tục dân gian được gọi là "nghênh tân, tiễn cửu". Điều này biểu hiện cho việc mời chư thần và hành quan đến nhà, cùng việc tiễn biệt và cảm ơn những thần linh đã bảo vệ gia đình suốt năm cũ.

4. MÂM CÚNG GIAO THỪA THEO TỪNG MIỀN GỒM NHỮNG GÌ?

Mâm cúng giao thừa theo từng miền Việt Nam có những đặc điểm khác nhau, phản ánh đa dạng văn hóa và tín ngưỡng của từng khu vực. Điểm chung của lễ vật ở các vùng miền như hương và đèn (đèn cầy hoặc nến), mâm ngũ quả, gạo, muối, trầu cau, bánh kẹo, trà, rượu, nước, tiền vàng mã, và hoa tươi. Mặc dù có những điểm chung trên, nhưng thực đơn cúng tất niên sẽ có thêm các món ăn đặc trưng từng miền.

4.1. Mâm cúng giao thừa miền Nam

Do khí hậu miền Nam khá khô và nắng nóng, nên mâm cúng giao thừa ở đây thường ưa chuộng các món nguội hơn. Ngoài ra, thực đơn cúng tất niên ở miền Nam còn rất đa dạng với nhiều món ăn truyền thống. Hầu hết ở các gia đình sẽ chuẩn bị gồm Bánh tét, dưa món, canh măng tươi (hay canh khổ qua nhồi thịt), thịt kho tàu, thịt heo luộc, các món gỏi, chả giò, củ kiệu ngâm,…

mâm cúng giao thừa miền NamMâm cúng giao thừa miền Nam với những món ăn đặc trưng địa phương

Tùy vào điều kiện của từng gia đình mà mâm cơm sẽ được thêm các món ăn khác đa dạng hơn. Tuy nhiên, một mâm cỗ mặn cơ bản chỉ cần đủ các món như thịt, bánh hay xôi nếp, canh, và các vật phẩm cúng truyền thống. Một điểm khác biệt là người miền Nam thường ưa chuộng bánh tét thay vì bánh chưng khi cúng giao thừa, thể hiện văn hóa đặc sắc riêng của khu vực.

4.2. Mâm cúng mùng 30 tết miền Trung

Khác với miền Nam, ở miền Trung người dân thường cúng chung cả hai loại bánh chưng và bánh tét. Các món ăn truyền thống thường là giò lụa, dưa món, thịt heo luộc, dưa giá, thịt đông, chả ram, gà bóp rau răm, chả tôm, măng khô ninh xương, món xào,… Một số tỉnh còn có nhiều món khác như: cuốn diếp, gỏi bao tử, bánh răng bừa, xà lách gân bò, nem lụi, và nhiều món ăn đặc sản khác.

mâm cơm tết miền TrungMón ăn trong mâm cơm cúng 30 tết của miền Trung nét đặc trưng riêng

Mặc dù các món ăn trong mâm cơm cúng 30 tết của miền Trung nét đặc trưng riêng, nhưng một số lễ vật vẫn có nét tương đồng với các miền còn lại. Trong mâm cúng không thể thiếu mâm ngũ quả (chuối, dưa hấu, thanh long, mãng cầu, cam, quýt,…), cau trầu, hoa cúng, trà, rượu, nước, gạo muối,…

4.3. Mâm cơm cúng giao thừa miền Bắc

Tại miền Bắc, mâm cúng giao thừa trong nhà thường bao gồm những món truyền thống của ẩm thực vùng này. Mâm cơm thường được chuẩn bị với số lượng bát và đĩa tùy thuộc vào quy mô gia đình, hầu hết sẽ là 4 bát – 4 đĩa, gia đình khá giả hơn thì 6 bát – 6 đĩa hay 8 bát – 8 đĩa nhằm tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa, bốn phương.

Mâm cơm miền Bắc chiều 30Mâm cúng miền Bắc tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa, bốn phương

Các món ăn cần được chuẩn bị trong mâm cúng thông thường là: móng giò hầm măng, bát bóng nấu thập cẩm, bát mọc, bát miến nấu lòng gà. 1 con gà luộc, bánh chưng, giò lụa, chả nem, giò xào (giò thủ), dưa muối hay hành muối,… Tùy vào mỗi gia đình sẽ thêm những món khác như canh bóng thả, canh mọc, các món nộm,… để phong phú lễ vật hơn.

5. MẪU VĂN KHẤN LỄ TẤT NIÊN 30 TẾT

Lễ cúng tất niên được xem là nghi thức truyền thống và đặc trưng của người Việt Nam, nhằm chuẩn bị cho một năm mới “thuận buồm xuôi gió”. Hầu hết các gia đình đều coi trọng dịp lễ này và chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng. Chính vì vậy, mẫu văn khấn tất niên cuối năm đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện lòng thành, tôn trọng và tri ân của gia chủ đối với tổ tiên, các vị thần linh. Dưới đây là mẫu văn truyền thống được sử dụng trong mâm cơm mùng 30 tết:

– Nam Mô A Di Đà Phật!

– Nam Mô A Di Đà Phật!

– Nam Mô A Di Đà Phật!

  • Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
  • Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
  • Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
  • Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
  • Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
  • Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
  • Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ …………….. (1)

– Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm …………..(2)

– Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………………………………….

– Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………..

– Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.

– Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy).

– Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy).

– Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy).

Lưu ý rằng những mục để trống, gia chủ cần điền đầy đủ thông tin để mẫu văn khấn tất niên được trọn vẹn. 

Mâm cơm mùng 30 tết được chuẩn bị kỹ lưỡngLễ cúng Giao thừa với mâm cao cỗ đầy và nghi thức đọc văn khấn linh thiêng cầu năm mới thuận lợi

Dịp Tết Nguyên Đán sẽ là lúc các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau để chuẩn bị những mâm cao cỗ đầy. Trên đây là lời gợi ý về cách chuẩn bị mâm cơm mùng 30 tếtHay Độc Lạ đã tổng hợp được. Mong rằng với những chia sẻ trên bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để chuẩn bị cho một năm mới tràn ngập may mắn và an lành. 

Comments

comments

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*