Top 16 bộ phim Phật giáo hay và nên xem nhất mọi thời đại

bộ phim phật giáo hay và nên xem nhất mọi thời đại - Bước chân an lạc
Mục Lục [Hiện]
    • 1. CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT THÍCH CA (2013)
    • 2. BƯỚC CHÂN AN LẠC (2017)
    • 3. XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG…RỒI LẠI XUÂN (2003)
    • 4. VÌ SAO TỔ BỒ ĐỀ ĐẠT MA LẠI ĐẾN TỪ PHƯƠNG ĐÔNG? (1989)
    • 5. CHIẾC CÚP (1999)
    • 6. THOÁT VÒNG TỤC LỤY (1992)
    • 7. BÁNH XE THỜI GIAN (2003)
    • 8. DU KHÁCH VÀ PHÁP SƯ (2003)
    • 9. 7 NĂM Ở TÂY TẠNG (1997)
    • 10. SỰ HIỆN DIỆN (1997)
    • 11. SỰ TÍCH ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT (2008)
    • 12. CHÚ SA DI HOAN HỶ NHÌN CUỘC ĐỜI
    • 13. MẬT LẶC NHẬT BA TRUYỆN KÝ
    • 14. QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
    • 15. VỀ PHÍA MẶT TRỜI
    • 16. SỰ TÍCH DI LẶC BỒ TÁT

Những bộ phim lấy đề tài Phật giáo không chỉ mang đến góc nhìn đa chiều về tôn giáo này. Hơn hết, nó còn truyền tải vô vàn thông điệp ý nghĩa, giúp mọi người tìm thấy sự bình an và hạnh phúc. Trong bài viết dưới đây, Hay Độc Lạ mời các bạn cùng tham khảo 16 bộ phim Phật giáo hay và nên xem nhất mọi thời đại nhé.

1. CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT THÍCH CA (2013)

  • Tựa quốc tế: Sri Siddhartha Gautama
  • Ngày phát hành: 24/01/2013

Trailer phim Cuộc đời Đức Phật Thích Ca

Cuộc đời Đức Phật Thích Ca là bộ phim về Phật giáo ý nghĩa và rất đáng xem. Nội dung tái hiện lại toàn bộ cuộc đời của Đức Phật từ khi sinh ra, giác ngộ cho tới lúc nhập Niết bàn (qua đời). Thông qua đó, phim cũng truyền tải những thông điệp sâu sắc từ giáo lý của Phật Thích Ca. Tác phẩm này là dự án do Quỹ Ánh sáng châu Á của Sri Lanka thực hiện.

bộ phim phật giáo hay và nên xem nhất mọi thời đại - Cuộc đời Đức Phật Thích Ca

Cuộc đời Đức Phật Thích Ca tái hiện lại cuộc đời Đức Phật từ khi sinh ra cho tới lúc nhập Niết bàn

2. BƯỚC CHÂN AN LẠC (2017)

  • Tựa quốc tế: Walk with me
  • Ngày phát hành: 18/07/2017
  • Đạo diễn: Marc James Francis, Max Pugh
  • Thời lượng: 94 phút

Trailer phim Bước chân an lạc

Bước chân an lạc là phim tài liệu về đề tài Phật giáo tái hiện cuộc sống bình yên của các tăng ni ở tu viện Làng Mai – một thiền viện thuộc vùng Dordogne (miền Nam nước Pháp). Ngôi thiền viện do cố Thiền sư Thích Nhất Hạnh – giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động xã hội và thiền sư nổi tiếng, sáng lập năm 1982. Thông qua những thước phim đơn giản mà đầy chiều sâu, tác phẩm muốn truyền tải thông điệp về lối sống chánh niệm của Sư ông Làng Mai, an trú trong giây phút hiện tại.

bộ phim phật giáo hay và nên xem nhất mọi thời đại - Bước chân an lạc

Bước chân an lạc xoay quanh cuộc sống của các tăng ni ở tu viện Làng Mai

Tác phẩm được hai đạo diễn Marc James Francis, Max Pugh thực hiện trong suốt 3 năm. Đồng thời, phần dẫn truyện trong phim do tài tử Benedict Cumberbatch đảm nhận với lời bình trích từ sách Nẻo Về Của Ý của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

3. XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG…RỒI LẠI XUÂN (2003)

  • Tựa quốc tế: Spring, Summer, Fall, Winter… and Spring
  • Ngày phát hành: 19/09/2003
  • Đạo diễn: Kim Ki Duk
  • Thời lượng: 103 phút

Trailer phim Xuân, Hạ, Thu, Đông… rồi lại Xuân

Xuân, Hạ, Thu, Đông… rồi lại Xuân là bộ phim Phật giáo Hàn Quốc chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc. Thời gian trong phim được mô tả theo từng mùa như tiêu đề, ẩn dụ cho từng giai đoạn cuộc đời của mỗi người. Mọi việc bắt đầu tại một ngôi tu viện nhỏ nằm giữa hồ nước yên bình, vây quanh là núi non trùng điệp.

bộ phim phật giáo hay nhất mọi thời đại - Xuân, Hạ, Thu, Đông… rồi lại Xuân

Phim chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc, mang đến những bài học nhân văn

Ở nơi này có một thiền sư và một chú tiểu cùng sinh sống, tu tập. Khi trưởng thành, anh ta đã chạy theo tình cảm thế gian rồi rời bỏ tu viện. Cũng từ đó, cậu bắt đầu đối diện với những mặt xấu xa nhất của cuộc đời, thậm chí phạm phải sai lầm nghiêm trọng. Để rồi, cho tới cuối cùng, người đệ tử ấy mới nhận ra bản chất thật sự của mọi việc và quay về chuộc lỗi với sư phụ.

4. VÌ SAO TỔ BỒ ĐỀ ĐẠT MA LẠI ĐẾN TỪ PHƯƠNG ĐÔNG? (1989)

  • Tựa quốc tế: Why Has Bodhi – Dharma Come From The East?
  • Ngày phát hành: 23/09/1989
  • Đạo diễn: Bae Yong Kyun
  • Thời lượng: 145 phút

Trailer phim Vì sao Tổ Bồ Đề Đạt Ma lại đến từ phương Đông?

Vì sao Tổ Bồ Đề Đạt Ma lại đến từ phương Đông? là phim lấy đề tài Phật giáo của Hàn Quốc. Tác phẩm do Giáo sư Bae Yong Kyun – làm việc ở Đại học Dongguk (Seoul), viết kịch bản, sản xuất kiêm đạo diễn. Nội dung phim thể hiện cái nhìn của Thiền về cuộc sống, thể hiện qua 3 vị tăng sĩ: 1 chú tiểu, 1 vị tỳ kheo trẻ và 1 vị Hòa thượng. Phim không có nhiều lời thoại, mạch phim cũng được xây dựng khá chậm rãi, để lại những phút giây lắng đọng cho người xem.

bộ phim phật giáo hay và nên xem nhất mọi thời đại - Vì sao Tổ Bồ Đề Đạt Ma lại đến từ phương Đông?

Cái nhìn của Thiền về cuộc sống được thể hiện qua 3 vị tăng sĩ với 3 độ tuổi khác nhau

5. CHIẾC CÚP (1999)

  • Tựa quốc tế: The Cup
  • Ngày phát hành: 29/08/1999
  • Đạo diễn: Khyentse Norbu
  • Thời lượng: 93 phút

Trailer phim Chiếc cúp

Chiếc cúp là bộ phim Phật giáo hay và ý nghĩa do nhà sư Khyentse Norbu viết kịch bản kiêm đạo diễn. Bối cảnh phim diễn ra tại một tu viện nhỏ ở Dharamsala (Ấn Độ), nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng các vị Lạt Ma khác sinh sống. Nội dung theo chân hành trình vượt Tây Tạng của Palden và Nymla để mang về một chiếc chảo vệ tinh cùng tivi cho người dân xem trận chung kết World Cup năm 1998 giữa đội tuyển Pháp và Brazil. Chuyến đi gian nan ấy không khó tránh khỏi những khó khăn, thậm chí xung đột giữa các nhân vật. Nhưng thông qua đó, niềm đam mê với môn thể thao Vua cũng như vô số triết lý nhân văn của Phật giáo được thể hiện một cách tinh tế, nhẹ nhàng.

bộ phim phật giáo hay và nên xem nhất mọi thời đại - Chiếc cúp

Chiếc cúp là phim về Phật giáo Tây Tạng do nhà sư Khyentse Norbu viết kịch bản kiêm đạo diễn

6. THOÁT VÒNG TỤC LỤY (1992)

  • Tựa quốc tế: Continued Fate of Love
  • Ngày phát hành: 04/12/1992
  • Đạo diễn: Câu Phong
  • Thời lượng: 33 tập

Thoát vòng tục lụy là bộ phim Phật giáo hay và ý nghĩa do Đài Loan sản xuất vào năm 1992. Dựa trên tiểu thuyết cùng tên của cố Hòa thượng Tinh Vân, nội dung xoay quanh cuộc đời của nhà sư Ngọc Lâm, một vị quốc sư sống vào khoảng cuối thời Minh – đầu thời Thanh. Để đến được bờ giác ngộ, nhân vật chính phải vượt qua muôn trùng khó khăn, cám dỗ nơi thế gian. Qua đó, phim cũng truyền tải nhiều bài học sâu sắc về nhân sinh lẫn con đường tu hành.

7. BÁNH XE THỜI GIAN (2003)

  • Tựa quốc tế: Wheel of Time
  • Ngày phát hành: 30/10/2003
  • Đạo diễn: Werner Herzog
  • Thời lượng: 81 phút

Bánh xe thời gian là phim tài liệu về Phật giáo Tây Tạng do đạo diễn người Đức Werner Herzog thực hiện vào năm 2003. Tác phẩm ghi lại hai lễ quán đỉnh Kalachakra được Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 chủ trì. Thông qua đó, bộ phim mang đến cho người xem nhiều góc nhìn mới mẻ cùng những thông điệp hết sức ý nghĩa.

bộ phim phật giáo hay và nên xem nhất mọi thời đại - Bánh xe thời gian

Bánh xe thời gian là bộ phim ghi lại 2 lễ quán đỉnh Kalachakra do Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 chủ trì

8. DU KHÁCH VÀ PHÁP SƯ (2003)

  • Tựa quốc tế: Travellers and Magicians
  • Ngày phát hành: 04/09/2003
  • Đạo diễn: Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche
  • Thời lượng: 108 phút

Trailer phim Du khách và Pháp sư

Du khách và Pháp sư là bộ phim dài đầu tiên của điện ảnh Bhutan – nơi được biết đến là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Nội dung xoay quanh nhân vật Dondup – một công chức chính phủ. Ngày nọ, anh bị điều đến làm việc tại ngôi làng vô cùng hẻo lánh. Cuộc sống đơn giản và có phần chậm chạp ở đây khiến anh nhanh chóng chán ngấy.

bộ phim phật giáo hay và nên xem nhất mọi thời đại - Du khách và Pháp sư

Sau khi lỡ chuyến xe lên thành phố, Dondup đã gặp những người mang đến cho anh bài học ý nghĩa

Rồi hình ảnh về nước Mỹ hiện đại, năng động qua những tấm áp phích dán trong làng đã khiến chàng trai trẻ không ngừng nghĩ về quốc gia này và quyết định tới thủ đô Thimphu để xin visa đi Mỹ. Thế nhưng, anh lại lỡ mất chuyến xe buýt hiếm hoi di chuyển tới thành phố và đành phải đi nhờ một chiếc xe khác. Đồng hành với anh lúc này có một người bán táo, một nhà sư yêu âm nhạc và một người bán giấy đi cùng con gái. Trên hành trình ngoài dự tính ấy, những câu chuyện của nhà sư đã khiến Dondup phải suy ngẫm rất nhiều về lựa chọn của bản thân.

9. 7 NĂM Ở TÂY TẠNG (1997)

  • Tựa quốc tế: Seven years in Tibet
  • Ngày phát hành: 08/10/1997
  • Đạo diễn: Jean-Jacques Annaud
  • Thời lượng: 136 phút

Trailer phim 7 năm ở Tây Tạng

7 năm ở Tây Tạng là bộ phim về Phật giáo hay và ý nghĩa. Nội dung tác phẩm dựa trên quyển hồi ký cùng tên của nhà leo núi người Áo Heinrich Harrer. Để hiểu hết thông điệp mà bộ phim truyền tải, xem một lần thôi thì chưa đủ. Có lẽ bạn sẽ phải tua đi tua lại từng phân đoạn mới cảm nhận cụ thể và sâu sắc những bài học trong đó đấy.

Phim xoay quanh một vận động viên leo núi người Áo tên Heinrich Harrer. Anh là người tài năng nhưng cũng khá kiêu ngạo và cứng đầu. Với khát khao chinh phục đỉnh Nanga Parbat – đỉnh núi cao thứ 9 thế giới thuộc dãy Himalaya, anh sẵn sàng đi tới Ấn Độ dưới danh nghĩa người Đức, dù bản thân chẳng ủng hộ chủ nghĩa phát xít.

bộ phim phật giáo hay và nên xem nhất mọi thời đại - 7 năm ở Tây Tạng

Cuộc gặp gỡ với những vị sư ở Tây Tạng đã mang đến nhiều điều tuyệt vời cho Heinrich

Thế nhưng, một điều ngoài ý muốn đã xảy ra. Năm 1939, Đức và Anh tuyên chiến. Lúc này, Ấn Độ vẫn là thuộc địa do Anh kiểm soát. Vì thế, Heinrich cùng đồng đội bị xem như tù nhân chiến tranh và phải ở trong trại tù chiến tranh. Mãi tới năm 1942, anh và một người bạn vượt ngục thành công rồi lang thang đến Tây Tạng. Tại đây, cuộc gặp gỡ với Đức Đạt Lai Lạt Ma đã giúp Heinrich thay đổi rất nhiều.

10. SỰ HIỆN DIỆN (1997)

  • Tựa quốc tế: Kundun
  • Ngày phát hành: 25/12/1997
  • Đạo diễn: Martin Scorsese
  • Thời lượng: 134 phút

Sự hiện diện là một trong những phim có ý nghĩa nhân văn nhất mọi thời đại lấy đề tài về Phật giáo Tây Tạng. Tác phẩm tiểu sử sử thi này xoay quanh cuộc đời cũng như các tác phẩm của Tenzin Gyatso – Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14. Ông còn được xem như nhà lãnh đạo tinh thần của nhân dân Tây Tạng. Trong tiếng Tây Tạng, “kundun” hàm ý chỉ sự hiện diện. Từ này cũng được sử dụng để xưng hô với Đức Đạt Lai Lạt Ma.

bộ phim phật giáo hay và nên xem nhất mọi thời đại - Sự hiện diện

Sự hiện diện xoay quanh cuộc đời cũng như các tác phẩm của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

11. SỰ TÍCH ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT (2008)

  • Đạo diễn: Lư Hằng Vũ, Lý Chu Khiết

Sự tích Địa Tạng Vương Bồ Tát là phim hoạt hình Phật giáo rất ý nghĩa mà bạn không nên bỏ qua. Phim do Đài Loan sản xuất với nội dung dựa theo kinh Bồ Tát Địa Tạng Bổn Nguyện, phẩm Thánh nữ Bà La Môn niệm Phật cứu mẹ. Nội dung nói về lòng hiếu thảo của cô gái Bà La Môn – tiền thân của Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát.

bộ phim phật giáo hay và nên xem nhất mọi thời đại - Sự tích Địa Tạng Vương Bồ Tát

Sự tích Địa Tạng Vương Bồ Tát là phim hoạt hình Phật giáo do Đài Loan sản xuất

Mẹ của cô do không tin nhân quả, phỉ báng Tam Bảo mà khi mất rơi vào ngục A Tỳ. Biết bà về nơi chẳng lành, cô đã đến cầu nguyện trước tượng Đức Như Lai. Nhờ công lực tu tập cũng như công đức vô lượng nên cô tới được ngục A Tỳ. Chứng kiến cảnh chúng sinh đau khổ ở đó, cô gái phát đại nguyện chừng nào địa ngục vẫn còn chúng sinh thì bản thân chưa đắc quả Phật.

12. CHÚ SA DI HOAN HỶ NHÌN CUỘC ĐỜI

Chú Sa Di Hoan Hỷ nhìn cuộc đời là phim hoạt hình Phật giáo dài 100 tập được chùa Phật Quang Sơn (Đài Loan) thực hiện. Tác phẩm dựa trên sách Giữa mê và ngộ của cố Hòa thượng Tinh Vân. Nội dung xoay quanh những mẩu chuyện trong đời sống hằng của chú Sa Di tên Hoan Hỷ. Mỗi tập phim đều khéo léo truyền tải một bài học nhẹ nhàng mà đầy sâu sắc.

bộ phim phật giáo hay và nên xem nhất mọi thời đại - Chú Sa Di Hoan Hỷ nhìn cuộc đời

Phim mang đến những mẩu chuyện nhẹ nhàng mà đầy sâu sắc

13. MẬT LẶC NHẬT BA TRUYỆN KÝ

Mật Lặc Nhật Ba truyện ký là phim về đề tài Phật giáo dài 18 tập. Nội dung chính mô tả cuộc đời của Ngài Mật Lặc Nhật Ba (Milarepa). Đây là một trong những thánh nhân nổi tiếng của vùng đất Tây Tạng và sinh sống vào khoảng thế kỷ 11 – 12. Xem phim, khán giả sẽ được khám phá các giai đoạn trong quá trình tu tập của Ngài Milarepa, từ lúc còn chìm trong Vô minh, giác ngộ, ẩn tu và nhập Niết bàn.

14. QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT

Quán Thế Âm Bồ Tát là phim Phật giáo Trung Quốc dài 26 tập được phát hành vào năm 2005. Các tập trong phim không liên kết với nhau mà kể từng câu chuyện riêng biệt, lấy cảm hứng từ những mẩu chuyện dân gian ý nghĩa. Điểm chung của tất cả 26 tập đều thể hiện lòng từ bi rộng lớn của Bồ Tát Quán Thế Âm (tiếng Phạn: Avalokiteśvara Bodhisattva). Quán Thế Âm ý chỉ đấng quán chiếu âm thanh của thế gian.

15. VỀ PHÍA MẶT TRỜI

Về phía mặt trời là bộ phim về Phật giáo Việt Nam kể về cuộc đời của cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh – Đệ nhất Phó pháp chủ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN. Lấy bối cảnh những năm 1930, phim tái hiện chân thật từng diễn biến trong đời sống của cậu bé Bình (thế danh của cố Hòa thượng) khi chỉ mới 5 tuổi cho tới lúc trở thành một vị cao tăng chân chính. Tác phẩm càng có ý nghĩa hơn khi ra đời trong bối cảnh kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN.

bộ phim phật giáo hay và nên xem nhất mọi thời đại - Về phía mặt trời

Poster của phim Về phía mặt trời

16. SỰ TÍCH DI LẶC BỒ TÁT

Sự tích Di Lặc Bồ Tát là phim truyền hình Phật giáo do Đài Loan sản xuất vào năm 1997. Tác phẩm dài 45 tập xoay quanh những câu chuyện dân gian kỳ bí liên quan tới vị Hòa thượng Bố Đại sống thời nhà Lương ở Trung Quốc. Hòa thượng được xem là hóa thân của Bồ Tát Di Lặc, đến nhân gian vì mục đích giáo hóa chúng sanh.

Những bộ phim Phật giáo hay và nên xem nhất mọi thời đại là món ăn tinh thần mới lạ và thấm đẫm muôn vàn giá trị nhân văn sâu sắc. Hay Độc Lạ hy vọng với list phim vừa giới thiệu, các bạn sẽ tìm được một tác phẩm thật ý nghĩa để thư giãn vào mỗi khi rảnh rỗi. Và đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích thuộc đa dạng lĩnh vực nhé.

Comments

comments

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*