Hiện tượng các vết trắng ở móng tay hoặc ở móng chân đột nhiên xuất hiện có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang có vấn đề, có thể nghiêm trọng hoặc không. Cùng tìm hiểu ngay nguyên nhân vì sao lại có các vệt trắng ở móng tay và cách khắc phục nhé!
Nội dung bài viết
NGUYÊN NHÂN VÌ SAO LẠI CÓ VẾT TRẮNG Ở MÓNG TAY
Móng tay người có cấu tạo từ keratin, một thành phần có chứa protein có thể tìm thấy trong da và tóc con người. Cấu tạo móng của người gồm các phần: lớp sừng có tác dụng bảo vệ, lớp da mỏng bao xung quanh, lớp da bên dưới lớp sừng và lớp biểu bì. Với cơ thể của người bình thường, móng tay thường sẽ thấy có màu hồng nhạt do quá trình cung cấp lượng máu, phía dưới sẽ là khoảng trắng nhỏ.
Móng tay của người khỏe mạnh sẽ có màu hồng và bóng, tuy nhiên nếu móng tay bị biến màu, xuất hiện một số đường kẻ trắng hoặc các đốm trắng, móng tay giòn, dễ gãy,…có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe hoặc một số các bệnh đáng lo ngại.
Cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng
Cơ thể người hàng ngày được hấp thụ thức ăn với chế độ cân đối, đầy đủ chất dinh dưỡng thì móng tay, móng chân sẽ rất chắc khỏe. Các thành phần dinh dưỡng cần thiết giúp cho bộ móng của chúng ta khỏe mạnh có thể kể đến như axit béo Omega 3, Vitamin C, kẽm, Canxi,…Các chất dinh dưỡng này có thể hấp thụ thông qua việc tăng cường các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa và một số loại hạt. Nếu cơ thể không được hấp thụ các chất dinh dưỡng trên, cơ thể của chúng ta sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt một số loại dinh dưỡng như protein, chất sắt, biotin,…dẫn đến một số hiện tượng suy nhược cơ thể, chóng mặt, rụng tóc, da sần sùi, có vết trắng trên móng tay, móng chân,…
Một số người cho rằng việc xuất hiện vệt trắng trên móng tay của mình thì cho rằng không phải là dấu hiệu nghiêm trọng về sức khỏe. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy, khi tình hình sức khoẻ yếu, thiếu hụt các chất dinh dưỡng mà biểu hiện dễ nhận ra nhất trên lớp móng đó là sự xuất hiện của các chấm nhỏ có màu trắng (hay còn gọi leukonychia) nổi rõ trên lớp sừng của móng.
Xem thêm: Thế nào là bữa ăn hợp lý? Nguyên tắc tổ chức bữa ăn trong gia đình
Tác dụng phụ của thuốc
Ngoài việc thiếu hụt chất dinh dưỡng, việc xuất hiện các vệt trắng ở móng tay là do tác dụng của thuốc đang sử dụng. Bạn có thể ngưng thuốc nếu trong quá trình sử dụng gặp phải một số vấn đề này và liên hệ ngay với bác sĩ để tìm cách khắc phục.
Dấu hiệu của các bệnh lý
Ngoài việc gặp vệt trắng ở móng tay còn kèm các dấu hiệu khác như: móng bị vàng, dày hơn, phát triển chậm có thể là dấu hiệu của các bệnh về phổi. Do chức năng phổi bị suy yếu nên khiến cho nồng độ oxy trong máu xuống thấp, dẫn đến sự phát triển bất thường của móng. Dấu hiệu này có thể không nguy hiểm, nhưng cứ để móng mọc dài ra thì các vết trắng này cũng song móng càng mọc dài ra, thì các nốt trắng này cũng phát triển theo khiến cho bề mặt móng trở nên yếu, dễ gãy.
Do vệ sinh móng tay chưa sạch
Các vết trắng trên móng tay có thể chỉ đơn thuần là do móng tay chấn thương nhẹ, do thói quen vệ sinh da tay cắt sát khóe làm tổn thương móng, ngoài ra, sự xuất hiện của các vết trắng trên móng tay đôi khi là do nhiễm nấm. Tuy không nguy hiểm nhưng nếu để lâu ngày có thể lan rộng khắp móng tay.
Ngoài ra, bạn cũng không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh gan, còn móng tay có màu nửa trắng và hồng là dấu hiệu của bệnh thận và màu thâm tím là có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Một số thói quen thường gặp nhất ở chị em phụ nữ chính là sử dụng sơn móng tay dùng nước rửa móng có cồn sau khi sơn móng tay của nhiều chị em phụ nữ rất dễ làm móng bị khô. Đây chính là một trong những nguyên nhân xuất hiện đốm trắng trên móng tay.
Có thể bạn chưa biết: Rước họa vào thân với "bí quyết" lột da mặt bằng rượu rễ cây
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC KHI XUẤT HIỆN VẾT TRẮNG Ở MÓNG TAY
- Nếu vết trắng xuất hiện do vệ sinh móng thì bạn chỉ cần lưu ý bỏ tình trạng này, không cắt khóe sâu, chỉ cần để móng tay dài tự nhiên, sau đó cắt ngắn dần để loại bỏ những vết trắng là được.
- Còn nếu cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng thì cung cấp đầy đủ khoáng chất và vitamin, trong đó đặc biệt phải cung cấp protein và canxi là thành phần cấu tạo nên móng, bổ sung đầy đủ sẽ giúp móng chắc khỏe hơn, hạn chế được tình trạng đốm trắng xuất hiện.
- Một số trường hợp bị nấm, nhiễm trùng móng thì khi đụng nước, môi trường ẩm thấp, làm việc tây chân sử dụng hóa chất cần sử dụng găng tay, ủng cao su để bảo vệ da vừa tránh lây lan sang các móng khác và tránh bị nhiễm các loại nấm nghiêm trọng.
- Ngoài việc xuất hiện đốm trắng cùng một số biểu hiện bất thường như màu sắc thay đổi, tím tái, không đều màu cùng một số hiện tượng như chóng mặt, mệt mỏi, chán ăn, đau ngực, mắt thâm quầng,… thì nên liên hệ ngay với bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Bài viết liên quan: Top 11+ những món ăn giải cảm hiệu quả trong mùa dịch