[Giải đáp] Tiêm vắc xin COVID-19 có nguy hiểm không?

Tiêm vắc xin COVID-19 có nguy hiểm không là câu hỏi nhiều người đặt ra khi nhà nước đang tiến hành tiêm chủng diện rộng trong cả nước. Với mục tiêu 70% dân số được tiêm chủng trong năm 2021, Bộ Y Tế và các ban ngành đoàn thể vẫn đang tiến hành tiêm 2 mũi vắc xin cho người dân. Hãy cùng Hay Độc Lạ tìm hiểu chi tiết về những loại vắc xin đang được áp dụng và mức độ nguy hiểm thông qua bài viết dưới đây.

1. CÁC LOẠI VẮC XIN ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM

Ở thời điểm hiện tại, Bộ Y tế đã cho phép lưu hành 8 loại vắc xin phòng chống COVID-19 tại Việt Nam. Tất cả những vắc xin này đều đáp ứng nhu cầu về độ an toàn cũng như số lượng sản xuất. Các loại vắc xin được phê duyệt sử dụng hiện nay gồm: AstraZeneca, Gam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V), Vero Cell (hay gọi là Sinopharm), Comirnaty của Pfizer/BioNTech, vắc xin Spikevax (tên khác là Moderna), vắc xin Janssen, vắc xin Hayat-Vax và vắc xin Abdala.

Tiêm vắc xin COVID-19 có nguy hiểm không và có những loại vắc xin nào

Vắc xin Monderna, Pfizer, AstraZeneca được nhà nước cấp phép.

Trên thực tế, 3 loại vắc xin Janssen, Hayat-Vax và Abdala chỉ mới được cấp phép vì đủ tính an toàn và chưa đưa vào sử dụng. Các loại vắc xin còn lại đang được triển khai diện rộng trên khắp cả nước, đặc biệt là AstraZeneca và Pfizer. Vậy tiêm vắc xin COVID-19 có nguy hiểm không? Đừng nóng vội, hãy đọc tiếp nội dung bên dưới để tìm câu trả lời.

1.1 Vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca

Vắc xin AstraZeneca do tập đoàn AstraZeneca sản xuất và được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại 181 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Trên thực tế, loại vắc xin này đang sử dụng phổ biến tại 119 quốc gia với tổng số liều là hơn 980 triệu. Chính phủ Việt Nam phê duyệt vắc xin AstraZeneca ngày 01/02/2021 và tiến hành triển khai tiêm chủng từ tháng 3/2021. Vắc xin này hiện đang có số lượng sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam với tổng cộng hơn 8.700.000 liều sau 15 đợt giao vắc xin. Đây là loại vắc xin sản xuất theo công nghệ vector, thời gian tiêm 2 mũi cách nhau từ 8-12 tuần.

AstraZeneca tiêm vắc xin COVID-19 có nguy hiểm không

Vắc xin AstraZeneca được tiêm phổ biến ở Việt Nam, cách nhau 8-12 tuần.

1.2 Vắc xin Gam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V)

Vắc xin Gam-COVID-Vac (SPUTNIK V) do Viện Nghiên cứu Gamaleya của Nga sản xuất. Gam-COVID-Vac được cấp phép sử dụng tại 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trên thực tế có 49 quốc gia đã sử dụng loại vắc xin này với khoảng 85 triệu liều. Tại Việt Nam, vắc xin SPUTNIK V đã được Bộ Y tế phê duyệt vào ngày 23/3/2021, sử dụng cho nhu cầu cấp bách trong công tác phòng chống COVID-19. Vắc xin này được Nga gửi đến Việt Nam với số lượng 12000 liều. Đây là vắc xin sử dụng công nghệ tái tổ hợp hợp mang gen mã hóa protein S của SARS-CoV-2. Vắc xin được tiêm 2 liều cách nhau 3 tuần.

tiêm vắc xin COVID-19 có nguy hiểm không sputnik v

Vắc xin SPUTNIK V được dùng khá ít ở Việt Nam, thời gian tiêm cách nhau 3 tuần.

>>> Xem thêm: Xét nghiệm PCR là gì? Phân biệt PCR và test nhanh COVID-19

1.3 Vắc xin Vero Cell của Sinopharm

Vắc xin Vero Cell do Sinopharm phát triển và một đơn vị Trung Quốc có tên Beijing Institute of Biological Products Ltd sản xuất. Vero Cell đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia và vùng lãnh thổ, được WHO đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Trên thực tế, vắc xin đang được sử dụng tại 59 quốc gia với tổng là hơn 800 triệu liều. Việt Nam tiến hành phê duyệt vắc xin Vero Cell (hay còn gọi là Sinopharm) từ ngày 3/6/2021, nhận viện trợ từ Trung Quốc với khoảng 500.000 liều và bắt đầu triển khai tiêm chủng từ tháng 7/2021. Đây là mũi vắc xin sản xuất theo công nghệ bất hoạt vi rút, tiêm 2 liều cách nhau từ 3-4 tuần.

Tiêm vắc xin COVID-19 có nguy hiểm không Vero Cell

Vắc xin Vero Cell tiêm 2 liều cách nhau 3-4 tuần.

1.4 Vaccine Comirnaty của Pfizer/BioNTech

Vaccine Comirnaty của Pfizer/BioNTech đã được cấp phép sử dụng tại 111 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện tại, vắc xin này đã được sử dụng tại 97 quốc gia với khoảng 850 triệu liều đã được sử dụng. Vaccine Comirnaty (hay gọi là vắc xin Pfizer) đã được Bộ Y tế phê duyệt vào ngày 16/06/2021. Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 746.460 liều vắc xin Pfizer và đang triển khai tiêm chủng. Vắc xin được sản xuất theo công nghệ mRNA, thời gian cách nhau giữa 2 mũi tiêm từ 3-4 tuần. 

Tiêm vắc xin COVID-19 có nguy hiểm không pfizer

Vắc xin Pfizer được dùng song song với AstraZeneca, tiêm 2 mũi cách nhau 3-4 tuần.

1.5 Vaccine Spikevax (COVID-19 Vaccine Moderna)

Vaccine Spikevax (hay còn gọi là vắc xin Moderna) do chính Moderna sản xuất, được cấp phép lưu hành tại 64 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trên thực tế, vắc xin này đã được sử dụng tại 63 quốc gia với khoảng 340 triệu liều. Vắc xin Moderna đã được Bộ Y tế phê duyệt ngày 28/06/2021 và sử dụng cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Tính đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 5.000.100 liều vắc xin Moderna do Chính phủ Mỹ viện trợ thông qua COVAX Facility và đang triển khai tiêm chủng trên toàn quốc.

Tiêm vắc xin COVID-19 có nguy hiểm không Moderna

Vắc xin Moderna thường không thể kết hợp với vắc xin khác ở mũi 2.

1.6 Vắc xin Janssen

Vắc xin Janssen do Janssen Pharmaceutica NV (Bỉ) và Janssen Biologics B.V (Hà Lan) sản xuất được cấp phép sử dụng tại 56 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vắc xin Janssen đã được sử dụng tại 34 quốc gia với khoảng 60 triệu liều đã sử dụng. Vaccine do Janssen sản xuất đã được Bộ Y tế phê duyệt ngày 15/07/2021, sử dụng có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Hiện tại Việt Nam chưa có viện trợ hay nhập loại vắc xin này, có thể trong tương lai sẽ được đưa vào sử dụng. Vắc xin được sản xuất bằng công nghệ vector virus, sử dụng 1 liều duy nhất.

>>> Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Người trên 65 tuổi nên tiêm vaccine nào thì an toàn? 

1.7 Vắc xin Hayat – Vax 

Vắc xin Hayat – Vax do Công ty TNHH Viện Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Tập đoàn Biotec Quốc gia Trung Quốc (CNBG) sản xuất bán thành phẩm. Vắc xin này được đóng gói sơ cấp, thứ cấp và xuất xưởng tại Julphar (Gulf Pharmaceutical Industries) – Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất. Vắc xin Hayat – Vax mỗi liều 0,5 ml chứa 6.5 đơn vị kháng nguyên SARS-CoV-2 (tế bào vero) bất hoạt, bào chế ở dạng hỗn dịch tiêm. Vắc xin được đóng gói hộp một lọ chứa một liều 0,5 ml và hộp một lọ chứa 2 liều, mỗi liều 0,5 ml. Bộ Y tế đã có quyết định phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đối với vắc xin này vào ngày 10/9/2021. Liều tiêm sẽ được Bộ Y tế hướng dẫn cập nhật trong thời gian tới. 

1.8 Vắc xin Abdala

Vắc xin Abdala được sản xuất thành phẩm tại Công ty AICA Laboraries, Base Business Unit (BBU) AICA – Cuba và được xuất bán thành phẩm, đóng gói cấp 2 tại Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học (CIGB) – Cuba. Vắc xin Abdala mỗi liều 0,5ml chứa 50 mcg vắc xin protein tái tổ hợp chứa vùng liên kết với thụ thể (RBG) của virus SARS-CoV-2, bào chế ở dạng hỗn dịch tiêm bắp. Vắc xin được đóng gói hộp 10 lọ, mỗi lọ chứa 10 liều, mỗi liều 0,5ml. Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đối với loại vắc-xin này vào ngày 17/9/2021. 

2. TIÊM VẮC XIN COVID-19 CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Bất cứ loại vắc xin nào cũng có thể gây nguy hiểm chứ không riêng gì vắc xin COVID-19. Thông thường sau khi tiêm vắc xin, cơ thể xuất hiện những triệu chứng nhẹ như sốt hoặc mệt mỏi. Những trường hợp tử vong do tiêm COVID-19 là phản ứng sốc phản vệ của cơ thể khi tiếp nhận vắc xin. Trên thực tế, trường hợp tử vong do tiêm vắc xin COVID-19 là rất ít, có khi cả triệu người mới có một người bị. Những người lớn tuổi có bệnh lý nền sẽ nguy hiểm nhiều hơn so với người trẻ.

Tiêm vắc xin COVID-19 có nguy hiểm không và nên chú ý gì

Tiêm vắc xin COVID-19 có tiềm ẩn rủi ro nhưng rất thấp.

Vậy tiêm vắc xin COVID-19 có nguy hiểm không? Câu trả lời là có nhưng tỷ lệ rất thấp. Mọi người vẫn đang lo ngại về vấn đề này thì yên tâm, vắc xin trước khi được mang đi tiêm diện rộng đều phải trải qua các quy trình kiểm nghiệm để đánh giá mức độ rủi ro. Giữa lúc dịch bệnh đang bùng phát mạnh thì không tiêm vắc xin lại càng nguy hiểm hơn, vì thế hãy đi tiêm vắc xin khi có thể nhé.

>>> Xem thêm: Cách tra cứu thông tin người thân đang điều trị COVID-19 tại TP.HCM

3. NHỮNG PHẢN ỨNG CÓ THỂ XẢY RA SAU KHI TIÊM VẮC XIN

Việc tiêm vắc xin COVID-19 sẽ giúp bảo vệ mọi người tránh bị mắc virus SARS-CoV-2. Sau khi tiêm, cơ thể sẽ xảy ra một vài phản ứng phụ nhưng mọi người không cần lo lắng vì đây là những dấu hiệu bình thường của cơ thể chống lại các tác nhân xâm nhập. Cơ thể sẽ thấy hơi mệt mỏi và khó chịu một chút, ảnh hưởng đến sức khỏe và khó thực hiện các hoạt động thường ngày nhưng sẽ nhanh biến mất dần chỉ sau vài hôm. Thường những triệu chứng nhẹ như nổi đỏ và đau ở vết tiêm, sốt nhẹ, người hơi mệt mỏi thì cũng không nên lo lắng quá vì đây là những phản ứng bình thường sau khi tiêm.

Tiêm vắc xin COVID-19 có nguy hiểm không và phản ứng sau tiêm

Một số phản ứng phổ biến sau khi tiêm vắc xin COVID-19.

Tiêm vắc xin COVID-19 có nguy hiểm không? Các tác dụng phụ thường xảy ra trong vòng 6 tuần sau khi tiêm một liều vắc-xin. Chính vì vậy, FDA yêu cầu mỗi loại vắc-xin COVID-19 được cho phép phải được theo dõi ít nhất 2 tháng (8 tuần) sau khi tiêm liều cuối cùng. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn về tiêm chủng vắc-xin COVID-19 trong đó lưu ý, khi thấy xuất hiện một trong 8 dấu hiệu sau, người được tiêm vắc xin COVID-19 cần liên hệ đội cấp cứu lưu động, đến thẳng bệnh viện hoặc báo cáo với các cơ quan y tế:

  • Miệng có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi, da xuất hiện phát ban hoặc nổi mẩn đỏ, tím tái, đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da. Họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng (cảm thấy như có thứ gì đó ở cổ), khó cất tiếng nói.
  • Ngoài ra, về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, ngủ li bì. Xuất hiện hôn mê, co giật, có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp, nhịp tim nhanh bất thường hoặc ngất đi. Đường tiêu hóa xuất hiện dấu hiệu đi ngoài, buồn nôn đi kèm cơn đau bụng quặn thắt. Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái. Toàn thân chóng mặt, choáng đứng không vững, xây xẩm mặt mày, cảm giác muốn ngã, đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn, sốt cao liên tục trên 39 độ C mà uống thuốc hay dán cao hạ sốt đều không hết.
  • Triệu chứng phù nề, đau bụng, nhịp tim nhanh là biểu hiện sớm của phản vệ cần thông báo y tế để xử trí.

>>> Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Tiêm vacxin bao lâu thì có kháng thể?

4. NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG TRƯỚC KHI TIÊM

Tiêm vắc xin COVID-19 có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào cách chăm sóc, bảo vệ bản thân của người đi tiêm. Trước ngày tiêm thì đêm hôm trước phải ngủ thật sớm và dậy sớm ăn sáng đầy đủ. Chuẩn bị sẵn nước hoa quả và trái cây tươi, thuốc hạ sốt hoặc vitamin C để tăng sức đề kháng. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người mang thai từ 13 tuần trở lên có thể cân nhắc tiêm vaccine COVID-19 hoặc tiêm tại các bệnh viện y tế có khoa sản. Các loại vắc xin hiện có ở Việt Nam đều có thể tiêm cho thai phụ và người đang cho con bú (trừ Sputnik V). Tất cả công dân Việt Nam trên 18 tuổi đều có thể tiêm vắc xin COVID-19.

Tiêm vắc xin COVID-19 có nguy hiểm không là những lưu ý

Một số điều cần biết khi chích ngừa vắc xin.

Tại Quyết định 3588/QĐ-BYT Bộ Y tế đưa ra những lưu ý quan trọng đối với người sau khi tiêm vắc xin, cụ thể như sau:

  • Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19
  • Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng
  • Nếu thấy sưng đỏ, có thể nổi cục tại nốt tiêm thì tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi thuốc hay xoa hóa chất lạ vào vết sưng
  • Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu sốt dưới 38,5 độ thì nới lỏng, cởi bớt quần áo, chườm khăn bằng nước ấm lên trán, lau người để đỡ dính mồ hôi. Uống đủ nước, không để cơ thể nhiễm lạnh, đo lại nhiệt độ sau 30 phút. Nếu sốt từ 38,5 độ C trở lên thì sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế hoặc bác sĩ. Nếu không hạ sốt hoặc bị sốt trở lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tra cứu chứng nhận tiêm vaccine COVID-19

5. TIÊM CÙNG LOẠI HAY KHÁC LOẠI VẮC XIN ĐỂ CÓ HIỆU QUẢ TỐT?

Tiêm vắc xin COVID-19 có nguy hiểm không? Câu trả lời là có nếu bạn không nắm rõ được mũi 1 và mũi 2 nên tiêm như thế nào. Theo hướng dẫn tại Công văn 6030/BYT-DP 2021 của Bộ Y tế thì mũi 1 tiêm vắc xin nào thì mũi 2 cũng nên tiêm vắc xin đó. Tuy nhiên, có đôi lúc vắc xin còn hạn chế hoặc do tùy khu vực có thể phối hợp linh hoạt bằng cách tiêm mũi 2 vắc xin do Pfizer sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin do AstraZeneca sản xuất (nếu được họ đồng ý).

Tiêm vắc xin COVID-19 có nguy hiểm không có thể kết hợp 2 mũi không

Có thể kết hợp 2 loại vắc xin khác nhau ở 2 mũi tiêm.

Không sử dụng vắc xin do Moderna sản xuất hoặc các vắc xin khác để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca. Thông tin cụ thể về các mũi tiêm như sau:

  • Mũi 1 AstraZeneca + Mũi 2 AstraZeneca hoặc Pfizer (nếu người tiêm đồng ý)
  • Mũi 1 Sinopharm + Mũi 2 Sinopharm
  • Mũi 1 Pfizer + Mũi 2 Pfizer
  • Mũi 1 Moderna + Mũi 2 Moderna.
  • Mũi 1 AstraZeneca + Mũi 2 không được phép sử dụng Moderna

Trên đây là giải đáp về các loại vắc xin được cấp phép tại Việt Nam và việc tiêm vắc xin COVID-19 có nguy hiểm không? Bên cạnh đó Hay Độc Lạ cũng đã chia sẻ cho bạn đọc các dấu hiệu có thể xuất hiện sau khi tiêm, cũng như những kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho những lần tiêm vắc xin. Nên nhớ hãy tiến hành tiêm vắc xin khi có thể để bảo vệ bản thân cũng như cộng đồng.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*