Người ta biết đến tác dụng của cây huyết dụ qua việc làm đẹp cho khuôn viên đường phố, trường học. Thế nhưng, ngoài làm cây cảnh, cây huyết dụ còn là vị thuốc quý chữa được nhiều loại bệnh. Cụ thể đó là công dụng thần kỳ nào và chữa được bệnh gì? Hãy cùng hay độc lạ tìm hiểu qua bài viết này.
Nội dung bài viết
1. CÂY HUYẾT DỤ LÀ GÌ? ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY HUYẾT DỤ
Cây huyết dụ còn được biết đến với cái tên là cây hồng trúc, tiếng anh gọi là terminalis Kunth. Loại cây này nằm này phân bổ trên khắp miền ở nước ta. Nhờ tính mát, chứa tinh chất thảo dược có tác dụng chữa bệnh, cây huyết dụ được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc Đông y.
Ngoài là cây cảnh, huyết dụ còn là thảo dược chữa được nhiều bệnh
Cây huyết dụ có thân hình nhỏ nhắn, thường chỉ cao từ 1m đến 3m. Từ một thân cây dài mọc ra các nhánh lá nhỏ xum xuê. Lá cây huyết dụ mọc đối xứng thành hai hàng, lá hình lưỡi mác dài và có màu đỏ tía. Mỗi chiếc lá có thể dài từ 20cm đến 50cm, tùy thuộc vào môi trường phát triển của cây.
Hoa cây huyết dụ mọc thành từng cụm, có màu đỏ và thường sẽ nở vào cuối mùa đông xuân. Bông huyết dụ ban đầu có màu đỏ, sau một thời gian sẽ ngả sang màu tím. Cây huyết dụ là một loại quả mọng có hình cầu, trông rất đẹp mắt.
Trong Đông y, hoa của cây huyết dụ cũng được sử dụng như một vị thuốc
Người ta thương thu hoặc cây huyết dụ khi trời bắt đầu vào những ngày hè nắng ráo của tháng 5 – tháng 6. Lúc này, người nông dân sẽ cắt lấy những lá cây huyết dụ, loại bỏ lá hỏng, rửa sạch sau đó đem về phơi khô để dùng dần. Phần rễ cây có thể thu hoạch vào thời điểm bất kỳ, sau đó sẽ được rửa và đem phơi khô làm thuốc.
Xem ngay: Cây dền gai có tác dụng chữa bệnh gì? Top 9 công dụng tuyệt vời của cây dền gai
2. TÁC DỤNG CỦA CÂY HUYẾT DỤ
Trong Đông y, cây huyết dụ có vị nhạt, tính hàn và mát, thường được dùng chữa bệnh cho người cần bổ máu. Bên cạnh đó, huyết dụ cũng được dùng để chữa nhiều loại bệnh liên quan đến máu là: Rong kinh, ho ra máu, thổ huyết… Ngoài ra, cây huyết dụ còn có thể chữa các bệnh khác như lậu, kiết lỵ, đau nhức xương khớp…
Cây huyết dụ còn có thể chữa các bệnh khác, đặc biệt là các bệnh về máu
Trong y học hiện đại, tác dụng của cây huyết dụ cũng đem lại lợi ích rất lớn trong việc chăm sóc sức khỏe con người. Cụ thể, huyết dụ có chứa nhiều hoạt chất có lợi cho cơ thể như phenol, anthocyanin, acid amin, đường… Những chất này có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh khác nhau:
- Hỗ trợ điều trị đại tiện, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, kiết lỵ, bệnh trĩ.
- Có khả năng chống oxy hóa, tiêu viêm, kháng viêm, ngăn chặn sự phát triển và xâm nhập của vi khuẩn.
- Hỗ trợ chữa bệnh phong thấp, các bệnh về xương khớp
- Chữa các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt của phụ nữ
- Hỗ trợ điều trị bệnh sốt xuất huyết
3. BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ CÂY HUYẾT DỤ
3.1 Bài thuốc chữa khí hư
Một trong những tác dụng của cây huyết dụ là hỗ trợ chữa bạch đới, khí hư ở nữ giới. Với bài thuốc chữa vấn đề này, bạn cần 40g lá huyết dụ tươi, 20g lá thuốc bỏng, 20g bạch đồng nữ. Sau đó bạn sắc lấy uống hằng ngày là có thể giảm bớt khí hư hiệu quả.
3.2 Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều
Nếu bạn gặp vấn đề về kinh nguyệt như, rong kinh, chậm kinh, băng huyết, đau bụng dưới khi đến kỳ kinh nguyệt… bạn có thể sử dụng bài thuốc từ cây huyết dụ. Đầu tiên, bạn chuẩn bị 20g lá huyết dụ tươi, 10g rễ cỏ tranh, 10g đài tồn của hoa mướp, 8g rễ cỏ gừng. Tiếp đó, bạn đem thái nhỏ và đem sắc cùng 300ml nước, chia 2 lần uống trong ngày sẽ giảm nhanh triệu chứng vấn đề kinh nguyệt.
Huyết dụ có thể chữa nhiều bệnh, trong đó các bệnh liên quan đến kinh nguyệt của phụ nữ
3.3 Bài thuốc cây huyết dụ chữa ho ra máu
Để chữa bệnh ho ra máu, bạn có thể áp dụng bài thuốc từ cây huyết dụ với công thức như sau. Chuẩn bị 10g lá huyết dụ, 8g rễ rẻ quạt, 4g trắc bách diệp sao đen, 4g lá thài lài tía. Sau đó, đem tất cả các nguyên liệu trên phơi khô, khi thuốc đã khô là có thể sắc uống 1 thang/ngày và chia ra từ 2 đến 3 lần uống/ngày.
Tham khảo: Top 5 món ăn bài thuốc trị thiếu máu hiệu quả nhất
3.4 Bài thuốc chữa các loại chảy máu từ cây huyết dụ
Với những trường hợp chảy máu như chảy máu cam, chảy máu dưới da, xuất huyết tử cung, tiểu chảy ra máu… bạn có thể dùng thang thuốc từ cây huyết dụ để giảm tình trạng bệnh. Nguyên liệu cần chuẩn bị là 40g đến 50g lá huyết dụ tươi (nếu sử dụng lá khô cần nửa lượng trên là đủ). Sau đó, sắc uống 1 ngày/thang, chia ra từ 2 đến 3 lần uống. Lưu ý là không dùng cho phụ nữ sau sinh, phụ nữ sau khi nạo thai hoặc đẻ sót.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây huyết dụ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người
3.5 Bài thuốc chữa sốt xuất huyết từ cây huyết dụ
Bên cạnh việc chữa sốt xuất huyết, bạn có thể dùng công thức này để chữa xuất huyết dưới da. Thành phần thuốc cần có bao gồm: 30g lá huyết dụ tươi, 20g trắc bá sao đen, 20g cỏ nhọ nồi. Khi chuẩn bị xong hết các loại thuốc trên, bạn đem ra sắc với nước, uống mỗi ngày một thang, mỗi thang chia ra 2 đến 3 lần uống.
3.6 Chữa tiểu tiện ra máu
Theo Đông y, tính mát và bổ máu của của cây huyết dụ còn có tác dụng chữa bệnh tiểu tiện ra máu. Theo đó, để giảm bớt tình trạng bệnh bạn có thể dùng thang thuốc từ cây huyết dụ. Bạn lấy 20g lá huyết dụ tươi, 10g rễ cây rang, 10g lá lẩu, 10g lá cây muối, 10g lá tiết dê. Tiếp đó, bạn đem tất cả rửa sạch, để ráo nước, sau đó giã và vắt lấy nước uống.
3.7 Bài thuốc chữa phong thấp đau nhức
Để trị vết thương hay phong thấp đau nhức bằng cây huyết dụ bạn có thể thực hiện theo những công thức như sau: Dùng 30g huyết dụ (bao gồm cả lá, hoa, rễ huyết dụ), 15g huyết giác, sau đó sắc uống ngày 1 thang. Mỗi ngày chia ra từ 2 đến 3 lần uống.
Save ngay: Lá bưởi có tác dụng gì? Top 7 tác dụng “thần kỳ” của lá bưởi
4. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CÂY HUYẾT DỤ CHỮA BỆNH
Không thể phủ nhận tác dụng của cây huyết dụ trong việc hỗ trợ điều trị bệnh lý và chăm sóc sức khỏe con người. Nhưng khi sử dụng, bạn cần lưu ý rõ đối tượng nên hoặc không nên dùng. Điều này là cần thiết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn. Bởi lẽ, thuốc dù tốt đến mấy vẫn chống chỉ định với một số trường hợp. Khi sử dụng cây huyết dụ, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
– Cẩn trọng khi sử dụng dược liệu huyết dụ cho phụ nữ có thai, trẻ em hoặc người lớn tuổi. Trong trường hợp muốn sử dụng cần hỏi ý kiến bác sĩ.
– Không được sử dụng huyết dụ để chữa bệnh cho người mẫn cảm hoặc có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào trong cây.
– Trong quá trình sử dụng huyết dụ để chữa bệnh, cần tuân thủ tuyệt đối về liều lượng theo như chỉ định được hướng dẫn. Tránh tình trạng dùng sai liều hoặc lạm dụng thuốc quá nhiều.
– Nếu gặp triệu chứng bất thường khi sử dụng cây huyết dụ, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và chữa trị kịp thời.
Cẩn thận khi dùng dược liệu huyết dụ cho phụ nữ có thai hay người mẫn cảm với các chất có trong cây
Biết thêm: Bị sốt nên ăn trái cây gì ? 10 loại trái cây giúp hạ sốt cực tốt
5. Ý NGHĨA PHONG THỦY CỦA CÂY HUYẾT DỤ
Ngoài tác dụng của cây huyết dụ về mặt y học, loại cây này còn được ưu ái bởi mang ý nghĩa phong thủy đặc biệt. Với ý nghĩa tâm linh, cây huyết dụ được xem như một tấm bùa lớn bao bọc cả nhà khỏi sự xâm nhập của ác quỷ. Từ đó mang lại sự may mắn và bình an cho mọi người trong nhà.
Cây huyết dụ được trồng trong nhà đem lại giá trị phong thủy cho không gian
Như trong văn hóa Trung Quốc khi xưa, người ta thường lấy máu bôi lên kiếm hay cho người bệnh uống mong tăng thêm sức mạnh. Cây huyết dụ cũng vì vậy mà được ưa chuộng làm cây cảnh trong gia đình. Cái tên huyết dụ đem lại sự tin tưởng và nguồn sức mạnh tâm linh khó tả.
Hay những cô gái Hawaii lại sử dụng những lá cây huyết dụ sặc sỡ để may những chiếc váy hula rực rỡ sắc màu. Điều này như mang lại nguồn năng lượng tích cực và tràn đầy sức sống cho những cô gái trẻ.
Trên đây là tác dụng của cây huyết dụ được sử dụng phổ biến trong việc điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe con người. Nếu gặp những vấn đề kể trên, bạn có thể sắc thuốc từ cây huyết dụ để uống. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho bản thân. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.
Để lại một phản hồi