Sự khác nhau giữa chỉ thị 15 và 16 19 được Thủ tướng Chính phủ đưa ra để phòng chống dịch bệnh như: khoảng cách an toàn tối thiểu, việc tập trung đông người, hoạt động của các cơ sở kinh doanh, vận tải…trong những thời điểm khác nhau. Bên cạnh đó, Chỉ thị 16 là văn bản thể hiện sự quyết liệt nhất với biện pháp “cách ly toàn xã hội”. Hãy cùng Hay Độc Lạ điểm ra sự khác biệt giữa Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 và Chỉ thị 19 của Thủ tướng ở bài dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
1. GIÃN CÁCH XÃ HỘI LÀ GÌ?
Khoảng cách an toàn của chúng ta trong thời gian giãn cách xã hội được quy định là khoảng 2 mét
Đây là phương pháp bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, là phương pháp cách ly địa lý, việc này giữ không gian an toàn giữa người với người, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây lan của Covid 19. Khoảng cách an toàn của chúng ta trong thời gian giãn cách xã hội được quy định là khoảng 2 mét (tương đương với 2 sải cánh tay) ở cả không gian trong và ngoài trời.
Quy định cách ly xã hội là sẽ không đóng cửa hay dừng hoạt động cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, các nhà máy vẫn hoạt động nhưng sẽ phải có phương án bảo vệ công nhân, người lao động, các cơ quan có thể ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ nhân viên làm việc tại nhà, người dân nên ở nhà và chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết và đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người, xe cộ được đi lại giữa các tỉnh lân cận nhưng chỉ đi khi thật sự cần thiết. Vậy để biết thêm thông tin về chỉ thị 15, 16, 19 là gì? Hoặc sự khác nhau giữa chỉ thị 15 và 16 19 thì các bạn hãy xem tiếp phần dưới đây nhé!
2. SỰ KHÁC NHAU GIỮA CHỈ THỊ 15 VÀ 16 19
Mỗi Chỉ thị đều có điểm các nhau như khoảng cách tối thiểu, hoạt động của các cơ sở kinh doanh…
Chỉ thị 15 và 16 19 đều là những chỉ đạo của Thủ tướng đề ra, về các biện pháp phòng, chống dịch Covid 19 như việc tập trung đông người, hoạt động của các cơ sở kinh doanh, khoảng cách an toàn tối thiểu, vận tải… trong những thời điểm khác nhau. Trong 3 chỉ thị này, Chỉ thị 16 là văn bản thể hiện sự quyết liệt nhất với biện pháp “cách ly toàn xã hội”. Sau đây, Hay Độc Lạ nhìn lại sự khác nhau giữa chỉ thị 15 và 16 19 như thế nào?của Thủ tướng được thể hiện ở những nội dung dưới đây nhé!
|
Chỉ thị 15 |
Chỉ thị 16 |
Chỉ thị 19 |
Tập trung đông người |
Dừng các sự kiện tập trung trên 20 người 01 phòng. Không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài công sở, trường học, bệnh viện. Dừng tất cả các hoạt động văn hoá, thể thao, giải trí |
Cách ly toàn xã hội, mọi người dân phải ở nhà, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết. Không tụ tập quá 02 người ngoài công sở, trường học, bệnh viện. |
Dừng lễ hộ, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, sự kiện có tập trung đông người Không tập trung đông người tại nơi công cộng, ngoài công sở, bệnh viện, trường học. Đối với Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương có nguy cơ: không tập trung quá 20 người Đối với Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương có mức nguy cơ thấp: không tập trung quá 30 người. |
Khoảng cách an toàn tối thiểu |
2 m |
2 m |
1 m |
Các cơ sở kinh doanh |
Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ. Chỉ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được mở cửa. |
Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ. Chỉ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được mở cửa. |
Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh không thiết yếu: karaoke, quán bar, cơ sở làm đẹp… Mở cửa trở lại: Nhà hàng, khách sạn, quán ăn, bán buôn, bán lẻ… Khu tập luyện thể thao, khu di tích, danh lam thắng cảnh. |
Hoạt động vận tải |
Hạn chế di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác. Hạn chế vận chuyển hành khách từ Hà Nội, TP. HCM đến nơi khác. |
Dừng di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác Cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng. |
Dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng, liên tỉnh, nội tỉnh được hoạt động trở lại. Dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường hàng không áp dụng các biện pháp phù hợp đặc thù, đảm bảo an toàn cho hành khách |
xem thêm: Hướng dẫn cách tập thở cho f0 hỗ trợ phục hồi chức năng phổi
3. CẦN LÀM GÌ ĐỂ ĐẨY LÙI ĐẠI DỊCH COVID-19
Ngoài việc phải biết rõ về sự khác nhau giữa chỉ thị 15 và 16 19, thì chúng ta nên biết về những việc như thực hiện nghiêm túc 5k, phương pháp test nhanh Covid tại nhà hay cài đặt ứng dụng Bluezone để phát hiện những người nhiễm Covid trên cộng đồng. Hãy cùng tìm hiểu những việc vần làm để đẩy lùi đại dịch Covid 19 nhé!
3.1 Thực hiện nghiêm túc khuyến cáo 5K
5K bao gồm đeo khẩu trang, thường xuyên khử khuẩn, giữ khoảng cách 2m, không tập trung quá 2 người – khai báo y tế. Để đạt được mục tiêu đề ra thì cả hệ thống chính trị, tổ chức cơ sở đảng và bà con nhân dân toàn Thành phố cùng quyết tâm, đồng lòng thực hiện nghiêm, đạt kết quả lần này để tình hình tốt hơn. Tất cả các chế độ đều vô cùng đơn giản, dễ làm và rất cấp thiết hiện nay.
Trước tình hình dịch bệnh như hiện nay, Việt Nam tiếp tục nỗ lực không ngừng để đẩy lùi đại dịch COVID-19. Vì vậy, hơn lúc nào hết chúng ta cần tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, cần tiếp tục lan tỏa và thực hiện tốt. Thông điệp 5K đã trở thành thông điệp quen thuộc được toàn xã hội hưởng ứng, chia sẻ trong thời gian qua. Nhiều ý tưởng sáng tạo như: những bức tranh 5K, đồng dao 5K, thơ 5K, bài hát 5K…
Hãy tuân thủ khuyến cáo 5k để báo vệ bản thân và gia đình bạn nhé
Một số điều ở chỉ thị 15, 16, 19 cũng nằm trong thông điệp 5k, đó là giữ khoảng cách chung, sự khác nhau giữa chỉ thị 15 và 16 19 là ở chỉ thị 15, 16 thì khoảng cách giữ người với người là 2m, còn chỉ thị 19 là 1m. Vậy thông điệp 5K là gì? Cùng tìm hiểu sau đây nhé!
- Khẩu trang: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
- Khử khẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.
- Khoảng cách: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.
- Không tập trung: không tập trung đông người.
- Khai báo y tế: Thực hiện khai báo Y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng Bluezone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.vn để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19. Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095, hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn.
3.2 Test nhanh Covid 19 theo chỉ định
Test nhanh Covid là phương án xét nghiệm kiểm tra, đánh giá và sàng lọc nhanh chóng các ca nghi nhiễm Covid 19. Có hai loại phương pháp test nhanh Covid là: xét nghiệm kháng nguyên và xét nghiệm kháng thể.
Xét nghiệm kháng nguyên Covid 19 là xét nghiệm chẩn đoán để phát hiện protein đặc hiệu của virus Corona
Phương pháp test nhanh: thường chỉ định cho các trường hợp có triệu chứng của Covid-19 như như: sốt, ho, khó thở, đau họng, viêm phổi và có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ như:
- Từng tiếp xúc gần (trong phạm vi 2 mét) với người nhiễm Covid-19 hoặc người nghi ngờ nhiễm Covid-19;
- Người trở về từ các “vùng dịch” được Bộ Y Tế công bố hoặc WHO ghi nhận có ca mắc Covid-19 trong vòng 21 ngày kể từ khi nhập cảnh;
- Một số trường hợp sau khi test nhanh vẫn cần thực hiện thêm xét nghiệm RT-PCR để có khẳng định chính xác.
Xem thêm: Test nhanh covid là gì? Lưu ý khi tự test nhanh Covid-19 tại nhà
Hiện nay, giá dịch vụ xét nghiệm test nhanh Covid-19 theo yêu cầu từ 238.000 – 350.000 đồng/mẫu và 734.000 đồng/mẫu đối với xét nghiệm PCR. Còn tại các bệnh viện tư nhân, xét nghiệm sinh học phân tử PCR có giá từ 1.500.000 – 4.000.000 đồng/mẫu tùy bệnh viện.
Tại Hà Nội, nhiều Cơ sở y tế và Phòng khám uy tín được Bộ Y Tế cấp Giấy chứng nhận đủ năng lực xét nghiệm khẳng định vi rút SARC-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR, còn có các dịch vụ test nhanh Covid-19 tại viện, dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại nhà, dịch vụ xét nghiệm cung cấp giấy xác nhận kết quả phục vụ di chuyển nội địa, xuất cảnh hoặc phục vụ công việc. Xét nghiệm kháng thể sau tiêm vaccine Covid-19…
Tại TP.HCM, để đáp ứng nhu cầu xét nghiệm PCR, test nhanh và xét nghiệm kháng thể các đơn vị được Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm đã và đang mở rộng danh mục dịch vụ xét nghiệm tại đơn vị và tại nhà, đảm bảo an toàn và kết quả xét nghiệm chính xác nhất.
3.3 Sử dụng Bluezone để phát hiện người bị Covid 19
Đây là ứng dụng giúp phát hiện ra có tiếp xúc gần với những người bị nhiễm Covid
Bluzone là một ứng dụng giúp người dùng phát hiện ra có tiếp xúc gần với những người bị nhiễm covid hay không để giảm thiểu nguy cơ lây lan covid-19 do Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai dưới sự chỉ đạo của thủ tướng chính chính phủ nhằm mục đích bảo vệ cộng đồng trong thời gian diễn ra dịch covid-19.
Ứng dụng bluezone sẽ cảnh báo người dùng nếu như họ có có tiếp xúc với những người nhiễm covid-19 hoặc những người bị nghi là nhiễm covid-19. Khi càng nhiều người cài đặt và sử dụng ứng dụng bluezone thì người dùng lại càng dễ dàng phát hiện ra các nguy cơ lây nhiễm xung quanh mình. Bên cạnh việc phát hiện ra các nguy cơ lây nhiễm thì ứng dụng bluezone cũng cập nhật liên tục các thông tin về dịch bệnh từ tất cả các tỉnh thành trên cả nước.
Sự khác nhau giữa chỉ thị 15 và 16 19 được thể hiện ở bài viết trên, 3 chỉ thị này là những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch Covid 19. Hay Độc Lạ mong rằng bài viết này sẽ có ích với các bạn. Chúc các bạn có một sức khoẻ tốt và vượt qua dịch bệnh.
Để lại một phản hồi