Phân loại cách ly người nhiễm, nghi nhiễm covid là một việc rất quan trọng để hạn chế những tình trạng nhiễm chéo trong cộng đồng, cũng như có thể chữa trị kịp thời cho những có nguy cơ chuyển bệnh nặng. Để hiểu rõ hơn về phân loại cách ly như thế nào thì mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Hay Độc Lạ.
Nội dung bài viết
I. PHÂN LOẠI CÁCH LY NHỮNG NGƯỜi NHIỄM, NGHI NHIỄM COVID
Phân loại cách ly người nhiễm, nghi nhiễm covid là một việc phải đặt lên hàng đầu để giảm lây nhiễm chéo. Những người đã nhiễm covid-19 hoặc có nguy cơ nhiễm bệnh thì đều phải báo cho cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn thực hiện cách ly theo quy định chung của Bộ Y tế.
1. Những người đã nhiễm covid
Đối với những người đã nhiễm covid-19 thì nguy cơ lây nhiễm rất cao, các triệu chứng của bệnh rất nguy hiểm đến tính mạng nên sẽ được đưa đi cách ly và điều trị tại các bệnh viện cho phép điều trị covid theo đúng yêu cầu của Bộ Y tế. Ngoài ra những người này còn có nhiệm vụ sẽ báo tin cho những F1 (những người đã từng tiếp xúc với người này).
Người bị nhiễm covid sẽ được cách ly và điều trị tại các bệnh viện.
>>> Xem thêm: [TIN HOT] F0 đã khỏi bệnh có bị nhiễm lại không?
2. Những người nghi nhiễm covid
Những người bị nghi nhiễm covid-19 được phân thành nhiều trường hợp F1, F2, F3, F4, F5. Mỗi trường hợp sẽ có những quy định, yêu cầu cách ly và khai báo y tế riêng.
– F1 (Những người tiếp xúc trực tiếp với các F0): Đối với các cá nhân là F1 thì phải nhanh chóng báo ngay cho cơ quan y tế địa phương, đeo khẩu trang liên tục, hạn chế tiếp xúc gần với người khác, thường xuyên khử khuẩn và chuẩn bị đồ, dụng cụ sinh hoạt cá nhân cũng như các đồ dùng cần thiết để đi cách ly tại các khu cách ly tập trung. Ngoài ra phải thường xuyên báo tình hình sức khỏe cho những F2 (những người F1 tiếp xúc).
Các F1 sẽ được cách ly tại các khu cách ly tập trung.
– F2 (Những người tiếp xúc trực tiếp với F1): Những người đã từng tiếp xúc với F1 thì phải đeo khẩu trang, thường xuyên khử khuẩn, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất, hạn chế tiếp xúc với người khác trong khoảng cách 2m. F2 sẽ tự cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà theo hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương, báo tình hình sức khỏe cho những người đã tiếp xúc (F3).
– F3 (Những người tiếp xúc trực tiếp với F2): Các F3 phải đeo khẩu trang thường xuyên kèm theo khử khuẩn, hạn chế tiếp xúc gần với người khác, báo cho cơ quan y tế địa phương và tự cách ly tại nhà theo các hướng dẫn của cơ quan y tế. Thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe và báo cho những người từng tiếp xúc (F4).
– F4/F5 (Những người tiếp xúc trực tiếp với F3/F4): Đối với những trường hợp này thì không cần phải báo với cơ quan y tế địa phương nhưng vẫn phải thường xuyên đeo khẩu trang, khử khuẩn, giữ khoảng cách với người khác. Những người này thì tự theo dõi sức khỏe tại nhà, không cần cách ly.
>>> Xem thêm: HỎI – ĐÁP về dịch COVID-19: Cách ly f1 tại nhà như thế nào?
II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHI ĐI CÁCH LY TẬP TRUNG
Cách ly tập trung là một cách để phân loại cách ly người nhiễm, nghi nhiễm covid. Những quy định cách ly tập trung được Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP. HCM đưa ra như sau:
– Đối với những người đi về từ những vùng có dịch hoặc đi qua vùng có dịch sẽ phải cách ly tập trung 21 ngày, trong 21 ngày đó sẽ được lấy mẫu xét nghiệm 4 lần: ngày đầu tiên; ngày thứ 7; ngày thứ 14; ngày thứ 20.
– Đối với những người tiếp xúc gần hoặc đi cùng những phương tiện với ca bệnh thì khi cách ly tập trung sẽ được xét nghiệm 5 lần trong 21 ngày: ngày đầu tiên; ngày thứ 5; ngày thứ 10; ngày thứ 14; ngày thứ 20.
– Chi phí người cách ly phải trả trong quá trình cách ly tại các khu cách ly tập trung:
- Đối với người dân ở trong nước thì chỉ cần trả tiền ăn trong ngày (80.000 VNĐ/ngày).
- Đối với những người Việt Nam ở nước ngoài trở về thì phải trả phí xét nghiệm, phí đưa đón, tiền ăn, phí sinh hoạt.
- Đối với những người tham gia phòng chống dịch phải cách ly tập trung thì sẽ được nhà nước chịu toàn bộ chi phí.
– Chi phí người cách ly phải trả khi cách ly tại khách sạn:
- Đối với người dân ở trong nước thì phải chịu phí xét nghiệm, phí đưa đón, tiền ăn, chi phí sinh hoạt.
- Đối với người Việt Nam ở nước ngoài trở về thì phải chịu phí xét nghiệm, phí đưa đón, tiền ăn, phí sinh hoạt.
- Đối với những người tham gia phòng chống dịch phải cách ly tập trung tại khách sạn thì sẽ được miễn phí xét nghiệm nhưng vẫn phải trả phí đưa đón, phí sinh hoạt, tiền ăn.
– Những người là hộ nghèo, cận nghèo khi cách ly tập trung ở các khu cách ly thì mọi chi phí sẽ được nhà nước chi trả.
Khi đi cách ly cần phải chuẩn bị đủ các đồ dùng sinh hoạt các nhân cần thiết.
– Trước khi vào các khu cách ly thì người cách phi phải lên danh sách các vật dụng cần thiết, những thiết bị vệ sinh cá nhân để mang theo vào khu cách ly, tuyệt đối không dùng chung các vật dụng cá nhân đối với người khác.
– Khi vào khu cách ly thì phải cam kết thực hiện đúng các quy định do khu cách ly đặt ra
– Giữ khoảng cách đối với những người khác ở trong phòng, tuyệt đối không tiếp xúc, tụ tập nói chuyện và ra khỏi phòng cách ly
– Thường xuyên đo nhiệt độ, đeo khẩu trang, khử khuẩn tay hàng ngày.
– Khi nhận vật phẩm cần thiết từ bên ngoài gửi vào phải đúng theo quy định của khu cách ly
>>> Xem thêm: 4 cách đăng ký xét nghiệm Covid tại nhà nhanh chóng, tiện lợi
III. CÁC QUY ĐỊNH KHI CÁCH LY TẠI NHÀ
Đối với những đối tượng cho là F2, F3 thì khi cách ly tại nhà cũng cần phải đảm bảo theo các yêu cầu chung của Bộ Y tế.
1. Yêu cầu về phòng, nơi ở của người cách ly
Một số yêu cầu về nơi ở của người cách ly tại nhà:
- Cần có phòng riêng hoặc một khu vực riêng biệt cho người cách ly
- Khu vực cách ly tại nhà phải đảm bảo thoáng khí, không sử dụng điều hòa và thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ.
- Phòng, khu vực cách ly nên cách xa khu vực có người qua lại, có nhà vệ sinh riêng và phải có thùng rác đậy nắp.
Người cách ly nên ở trong phòng riêng, tách biệt với người nhà.
2. Yêu cầu đối với những người trong gia đình
Khi chăm sóc người đang tự cách ly tại nhà thì gia đình nên chú ý:
- Hạn chế tiếp xúc với người đang cách ly, giữ khoảng cách 2m và đeo khẩu trang khi cần tiếp xúc.
- Cung cấp suất ăn, đồ dùng sinh hoạt riêng cho người cách ly.
- Thường xuyên vệ sinh nhà, cửa, tay nắm cửa bằng dung dịch khử khuẩn.
- Lập tức thông báo cho cơ quan y tế địa phương khi người cách ly có các dấu hiệu ho, sốt, khó thở.
- Giúp đỡ, động viên tinh thần cho người đang cách ly.
- Phải luôn luôn thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y tế.
3. Trách nhiệm của những người được cách ly tại nhà
Đối với người đang được cách ly tại nhà thì cũng cần có những trách nhiệm sau:
- Phải có cam kết với chính quyền địa phương về việc tự chấp hành cách ly tại nơi cư trú đúng theo quy định.
- Không được ra khỏi nơi cư trú trong thời gian cách ly.
- Hạn chế ra khỏi phòng cách ly và tiếp xúc trực tiếp với các thành viên khác trong gia đình.
- Thường xuyên đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe và phải báo ngay cho cơ quan y tế địa phương khi có các triệu chứng như: sốt, đau họng, khó thở, ho.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vận nhẹ nhàng tại chỗ.
- Bỏ khẩu trang, khăn lau vào thùng rác có nắp đậy hoặc túi rác thải riêng để xử lý theo quy định.
4. Trách nhiệm của cơ quan địa phương khi quản lý những người cách ly tại nhà
Các cơ quan địa phương, ủy ban cần phải:
- Phối hợp với ban chỉ đạo phòng chống covid-19 địa phương áp dụng các biện pháp cách ly và cấp giấy hoàn tất cách ly đối với những trường hợp cách ly tại nhà.
- Tổ chức, giám sát những người đang cách ly
- Thực hiện cưỡng chế cách ly đối với những người không chịu tuân thủ cách ly theo quy định.
- Cung cấp đường dây nóng của cơ quan y tế địa phương để những người cách ly có thể liên hệ khi cần thiết.
Chính quyền địa phương cần tổ chức, giám sát người cách ly tại nhà.
>>> Xem thêm: Bị Covid gọi số nào? Danh sách đường dây nóng của các Trung tâm y tế
Phân loại cách ly người nhiễm, nghi nhiễm covid đã được Hay Độc Lạ giải thích thông qua bài viết bên trên. Hy vọng những thông tin được tổng hợp ở bài viết phía trên sẽ giúp ích cho các bạn.
Để lại một phản hồi