Người trên 65 tuổi nên tiêm vaccine nào thì an toàn? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi nước ta nhận định những người trên 65 tuổi mắc bệnh nền là đối tượng ưu tiên tiêm chủng. Tuy nhiên, người cao tuổi có sức đề kháng yếu, việc gặp tác dụng phụ là khó tránh khỏi. Chính vì vậy đối tượng này sẽ chỉ được tiêm những loại vaccine được Bộ Y tế chỉ định.
Người trên 65 tuổi nên tiêm vaccine nào?
Nội dung bài viết
1. NGƯỜI TRÊN 65 TUỔI NÊN TIÊM VACCINE NÀO?
Đến thời điểm hiện tại, Bộ Y tế Việt Nam đã cấp phép sử dụng 8 loại vaccine trong công tác phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 bao gồm: AstraZeneca, Vero Cell, Comirnaty của Pfizer/BioNTech, Gam-COVID-Vac (SPUTNIK V), Vắc xin Spikevax (Moderna), vắc-xin Janssen, vắc-xin Hayat-Vax và vắc-xin Abdala.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại vaccine trên đều có thể tiêm phòng Covid-19 cho người cao tuổi. Chỉ có số ít trong đó là được chỉ định cho người trên 65 tuổi và người có bệnh lý nền bao gồm: AstraZeneca, Moderna và Pfizer.
Cùng với AstraZeneca, Moderna và Pfizer chính là loại vaccine được chỉ định tiêm cho người lớn tuổi
Những loại vaccine này được chỉ tiêm cho người cao tuổi nhờ có hiệu quả bảo vệ cao hơn. Cụ thể:
– Vaccine AstraZeneca: Vaccine này đạt hiệu quả bảo vệ đến 60% ở người trên 70 tuổi trong việc ngăn ngừa Covid-19 kéo dài dài 6 tuần sau liều đầu tiên; Giảm đến 73% các ca nhập viện liên quan đến Covid-19 ở người trên 80 tuổi; Ngăn ngừa 80% nguy cơ nhập viện ở người 80% trở lên có mắc bệnh mạn tính đi kèm. Một số nghiên cứu cho thấy vaccine AstraZeneca đạt hiệu quả đến 87,9% đối với virus SARS-CoV-2 sau 2 tuần khi tiêm mũi vắc xin đầu tiên.
– Vaccine Pfizer: Loại vaccine này chỉ định cho người trên 12 tuổi, khuyến khích tiêm cho đối tượng có bệnh nền, ưu tiên cho người trên 65 tuổi và người từ 16 tuổi đến 18 tuổi. Phác đồ tiêm 2 mũi, mỗi mũi tiêm cách từ 3-6 tuần. Sau khi tiêm mũi 1, vaccine này đạt hiệu quả bảo vệ đạt 61% ở người trên 70 tuổi. Hoàn tất tiêm mũi 2 sẽ giúp giảm 94,7% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng.
– Vaccine Moderna: Vaccine Covid-19 này chỉ định tiêm cho người trên 18 tuổi với 2 liều tiêm, mỗi mũi tiêm cách nhau từ 4 đến 6 tuần. Sau khi tiêm đủ hai mũi, hiệu quả phòng bệnh đạt 94,1%. Với người từ 65 tuổi trở lên, sau khi hoàn tất tiêm mũi 2 sẽ giảm 86.4% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng.
Dù vậy, cũng không thể loại bỏ tác dụng phụ sau khi tiêm chủng. Chính vì thế, để đảm bảo an toàn khi tiêm chủng, các đối tượng tiêm là người lớn tuổi và người có bệnh lý nền, cần được khám sàng lọc kỹ lưỡng. Sau đó mới có thể quyết định người trên 65 tuổi nên tiêm vaccine nào? Và vào thời điểm nào?
Tham khảo: Tiêm vacxin bao lâu thì có kháng thể?
2. VÌ SAO NGƯỜI LỚN TUỔI CẦN ƯU TIÊN VACCINE?
Tình hình dịch bệnh ở nước ta đang diễn biến phức tạp, cơ sở cách cách ly và hệ thống y tế điều trị cũng rơi vào tình trạng quá tải. Lúc này, vắc xin COVID-19 chính là “lá chắn thép” hữu hiệu nhất để bảo vệ sức khỏe mỗi người. Mỗi vaccine được tiêm sẽ hạn chế các ca bệnh nặng, từ đó giảm tải cho các cơ sở y tế. Vì vậy, khi đã rõ người trên 65 tuổi nên tiêm vaccine nào, hãy đưa người thân của bạn tiêm vaccine ngay khi đến lượt.
Người lớn tuổi và người mắc bệnh nền có sức đề kháng yếu, rất dễ bị tổn tương khi mắc Covid-19
Như đã nói, việc tiêm chủng vaccine Covid-19 cho những đối tượng nhằm hạn chế bệnh trở nặng, vì họ là đối tượng rất dễ bị tổn thương khi mắc Covid-19. Những người lớn tuổi và người mắc bệnh nền có gánh nặng bệnh tật, bệnh trở nặng nhanh chóng, diễn tiến nguy kịch, thậm chí tử vong. Dưới đây là những lý do cụ thể lý giải tại sao cần tiêm đủ 2 mũi vắc xin Covid-19 càng sớm càng tốt cho người lớn tuổi và người mắc bệnh nền:
– Độ tuổi càng cao, sức đề kháng càng yếu: Ở người cao tuổi, các cơ quan trong cơ thể bị thoái hóa và suy giảm dẫn đến suy giảm miễn dịch. Do đó, họ sẽ rất khó khăn trong việc chống lại các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.
– Phản ứng viêm nghiêm trọng: Mức độ viêm nghiêm trọng sẽ làm tổn thương phổi, thận và các bộ phận khác của cơ thể. Trong đó, phổi chính là nơi bị tàn phá nặng nhất, làm đẩy tình trạng suy hô hấp.
– Dễ gây biến chứng: Những người lớn tuổi thường cũng là những đối tượng mắc bệnh nền. Nếu những người này mắc Covid-19, virus sẽ thúc đẩy các bệnh mạn tính chuyển thành giai đoạn cấp khiến người bệnh rơi vào nguy cơ tử vong.
– Trong số 8 loại vaccine được cấp phép ở Việt Nam, người trên 65 tuổi nên tiêm vaccine nào? Trên thực tế, vaccine dành cho người lớn tuổi rất ít, trong khi đó người trẻ sẽ có nhiều lựa chọn hơn.
3. NGƯỜI CAO TUỔI CÓ DỄ GẶP PHẢN ỨNG NGHIÊM TRỌNG KHI TIÊM VACCINE COVID-19?
Nhiều gia đình thắc mắc và lo lắng về việc người cao tuổi có nên tiêm vaccine hay không? Nếu tiêm, người trên 65 tuổi nên tiêm vaccine nào? Tâm lý lo ngại việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người cao tuổi có thể sẽ gây nên nhiều biến cố về bất lợi cho sức khỏe.
Trên thực nghiệm lâm sàng liên quan đến các loại vaccine như Pfizer, AstraZeneca, Moderna đều ghi nhận tính an toàn và hiệu lực ở người cao tuổi tương đương với người trẻ. Hơn thế, một số nghiên cứu cho thấy tính an toàn khi tiêm chủng ở nhóm người lớn tuổi còn cao hơn. Chính vì thế, những người từ 65 tuổi trở lên có thể yên tâm đi tiêm vaccine Covid-19.
Các loại vaccine như Pfizer, AstraZeneca, Moderna có tính an toàn ở người cao tuổi
Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên chủ quan trong quá trình tiêm chủng vaccine, đặc biệt là với người lớn tuổi. Người trên 65 tuổi và người mắc bệnh mãn tính được Bộ Y tế đưa vào đối tượng ưu tiên tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Hai đối tượng này thuộc nhóm cần thận trọng khi tiêm chủng theo Quyết định 2995/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Do đó, trước khi tiêm hai đối tượng này cần được khám sàng lọc kỹ theo hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng của Bộ Y tế nhằm đảm bảo an toàn tiêm chủng.
HOT: F0 khỏi bệnh có được cấp thẻ xanh covid-19 không?
4. LƯU Ý SAU TIÊM VACCINE COVID-19 CHO NGƯỜI TRÊN 65 TUỔI
Nắm được thông tin liên quan đến vấn đề “người trên 65 tuổi nên tiêm vaccine nào?” là chưa đủ. Những gia đình có người thân lớn tuổi/mắc bệnh nền đang chuẩn bị hoặc mới tiêm chủng cần lưu ý những điểm sau:
4.1 Những phản ứng sau tiêm là bình thường
Như đã biết, vaccine Covid-19 có thể gây tác dụng phụ tương tự các vaccine khác. Sau tiêm vaccine, người dân cần ở lại theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng. Hầu hết phản ứng thường gặp sau tiêm vaccine Covid-19 là nhẹ và tự khỏi sau 1-3 ngày. Dưới đây là những phản ứng bình thường sau tiêm:
Phản ứng tại chỗ tiêm: sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ, ngứa, nhức mỏi, đau cánh tay. Khi xuất hiện những dấu hiệu này, bạn không nên không bôi hay chườm bất cứ thứ gì lạ vào chỗ tiêm. Vì những hành động này có thể tăng nguy cơ kích thích phản ứng viêm hay nhiễm trùng. Thay vào đó, hãy làm dịu cảm giác khó chịu bằng cách áp khăn mát, tập thể dục hoặc massage hoặc dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
Phản ứng toàn thân: Các phản ứng toàn thân thường gặp là sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, buồn nôn. Để giảm cảm giác khó chịu khi sốt cần uống nhiều nước, mặc trang phục nhẹ nhàng thoáng mát.
Trường hợp sốt từ 38,5 độ C trở lên thì sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không sốt hoặc sốt lại trong vòng hai giờ, cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.
Với những người cao tuổi và người có bệnh nền sau tiêm vaccine cần bổ sung thêm các viên sủi chứa vitamin và điện giải, nên uống một viên mỗi ngày sau ăn sáng hoặc sau ăn trưa. Bên cạnh đó, sau tiêm cần nghỉ ngơi hợp lý và tránh các chất kích thích ít nhất là trong ba ngày đầu sau khi tiêm chủng.
Mệt mỏi, đau nhức là những phản ứng bình thường sau tiêm vaccine Covid-19
Click ngay: Covid lây truyền trong không khí nên phòng tránh ra sao?
4.2 Dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm
Người trên 65 tuổi nên tiêm vaccine nào? Dù tiêm loại vaccine có độ an toàn cao nhất cũng sẽ có những trường hợp hy hữu. Chính vì vậy, sau tiêm chủng cần để ý những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Nếu bạn gặp phải những tình trạng dưới đây, hãy liên hệ số điện thoại hotline trên tờ giấy "Hướng dẫn theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng" đã được phát vào ngày đi tiêm vaccine. Đồng thời nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ y tế khẩn cấp.
- Tê quanh môi hoặc lưỡi;
- Phát ban/nổi mẩn đỏ/tím tái/đỏ da/chảy máu, xuất huyết dưới da;
- Cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó;
- Triệu chứng tim mạch (đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất);
- Triệu chứng thần kinh (đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì, ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật);
- Triệu chứng tiêu hóa (nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy);
- Triệu chứng hô hấp (khó thở, thở rít, khò khè, tím tái);
- Biến chứng toàn thân: Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn; sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.
Sốt cao liên tục trên 39 độ C, uống thuốc không thể cắt sốt là một trường hợp cần hỗ trợ y tế khẩn cấp
MỚI NHẤT VỀ VACCINE COVID-19: Sau tiêm vaccine nên uống thuốc gì?
4.3 Tiêm mũi 1 gặp phản ứng nặng thì có nên tiêm mũi 2 không?
Quyết định số 2995/QĐ-BYT ngày 18/6/2021 và Quyết định số 3445/QĐ-BYT ngày 15/7/2021 của Bộ Y tế đã nêu rõ: Người được tiêm chủng có phản ứng phản vệ từ độ hai trở lên, hoặc bị sốc phản vệ sau mũi tiêm đầu tiên thì chống chỉ định tiêm mũi vaccine thứ hai. Còn nếu sau mũi một, người được tiêm chủng chỉ gặp những phản ứng phản vệ mức độ một thì vẫn được chỉ định tiêm vaccine mũi thứ hai
Trên đây là lời giải đáp liên quan đến việc người trên 65 tuổi nên tiêm vaccine nào? Hy vọng những thông tin trong bài viết này của Hay độc lạ sẽ hữu ích cho Quý bạn đọc. Từ đó có thể yên tâm hơn khi quyết định đưa người thân lớn tuổi đi tiêm vaccine phòng Covid-19. Chúc bạn và người thân khỏe mạnh.
Để lại một phản hồi