Để chào mừng tháng thanh niên và quan trọng hơn là kỉ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26-3 sắp tới, các tổ chức Đoàn trên cả nước đang chuẩn bị nhiều hoạt động ý nghĩa để hưởng ứng. Sau đây, Hay Độc Lạ không chỉ giải đáp cụ thể về ngày 26/3 và giới thiệu các hoạt động có sức lan tỏa để các bạn đoàn viên tham khảo nhé.
Vào ngày 26-3, các tổ chức Đoàn chuẩn bị nhiều hoạt động ý nghĩa dành cho đoàn viên vào ngày này
Nội dung bài viết
1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ hai, diễn ra vào ngày 20 – 26/3/1931, Trung ương Đảng đã dành hẳn một phần để họp và bàn về công tác thanh niên. Cụ thể vấn đề đó là: "… tổ chức ra Thanh niên cộng sản đoàn là nhiệm vụ để thâu phục một bộ phận quan trọng của vô sản giai cấp, là một vấn đề cần thiết mà Đảng phải giải quyết".
Trong đó, Ban Trung ương Đảng đã chủ trương hợp nhất các tổ chức thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương. Điều này chính là động lực thúc đẩy thanh niên phấn đấu cho các lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.
Ban Trung ương Đảng đã chủ trương hợp nhất các tổ chức thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương, tạo động lực thúc đẩy cho thanh niên
Dựa trên Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần 2, những Ủy viên đã được cử sẽ chịu trách nhiệm các vấn đề về thanh niên trong các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương. Vào tháng 4 năm 1931, nước ngoài tại Trung Kỳ, dựa theo cơ sở các Đoàn Ủy ban Cán sự Đoàn các cấp đã thành lập nên Xứ ủy Đoàn.
Vào thời kỳ 1931 – 1935, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương phát triển ở nhiều địa phương trên cả nước
Trong các năm 1931 – 1935, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương ngày càng phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Nam bộ. Vào tháng 3 năm 1935, Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương lần đầu tiên được tổ chức ở Macao, Trung ương Đảng đã công nhận Chương trình hành động của Đoàn từ năm 1933 và đề xuất việc triệu tập Đại hội Đoàn toàn quốc. Tuy nhiên, tình hình lúc này thay đổi, đại hội đã bị hủy không họp được.
"Bật mí" 8 việc nên làm trong ngày Quốc tế Hạnh phúc để luôn vui vẻ.
2. QÚA TRÌNH RA ĐỜI CỦA NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN
2.1 Thời kỳ năm 1936 đến năm 1955
Vào năm 1936, Mặt trận Dân chủ Đông Dương thành lập, lúc này có một tổ chức thanh niên hoạt động dựa trên cơ sở là Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương, với tên gọi là Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương. Vào ngày 5/5/1938, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đoàn thanh niên Dân chủ Đông Dương đã tổ chức buổi họp công khai tại Hà Nội và bầu cử Ban chấp hành Trung ương Đoàn.
Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương được thành lập
Vào năm 1939, lúc này chính quyền thực dân đang tiến hành các cuộc đàn áp phong trào đấu tranh dân chủ Đông Dương, Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương đã tạm rút lui về hoạt động trong bí mật. Đến năm 1940, Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương được thành lập với mục đích tập hợp và tổ chức các thanh niên tham gia đấu tranh chống lại đế quốc. Lúc này, Đoàn Thanh niên phản đế đã chủ động tham gia vào cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Khởi nghĩa Nam Kỳ.
Vì hoàn cảnh cũng như tình hình đất nước lúc bấy giờ, những tổ chức thanh niên do Đảng Cộng sản Đông Dương đã thành lập và cùng nhau hoạt động song song. Đến ngày 28/9/1948, Ngày 28 tháng 9 năm 1948 đã ban hành ra Chỉ thị gửi đến những cấp bộ Đảng "Về việc củng cố Thanh niên Cứu quốc, phát triển Đoàn thanh niên Việt Nam để thống nhất Mặt trận thanh niên".
Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương được thành lập với mục đích tập hợp các thanh niên lại cùng đấu tranh chống đế quốc
Vào tháng 6/1949, ông Hoàng Quốc Việt đã tổ chức cuộc Hội nghị Thanh vận của Đảng tại Việt Bắc. Trong hội nghị, mọi người đã thông qua quyết định thành lập Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cứu quốc Trung ương, Nguyễn Lam được chọn làm Trưởng tiểu Ban thanh vận Trung ương, đồng thời cũng đảm nhiệm chức Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam.
Vào Hội nghị Thanh vận của Đảng tại Việt Bắc, mọi người đã thống nhất thành lập Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cứu quốc
2.2 Từ năm 1955 đến năm 1976
Sa khi đấu tranh và thành công giành được quyền kiểm soát miền Bắc, vào tháng 9/1955, Bộ Chính trị đã tiến hành đổi tên Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam. Tên gọi này trở nên chính thức vào Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam.
Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam vào tháng 9/1955
Thông qua Đại hội toàn quốc lần thứ 3 (22-25/3/1961), các đại biểu đã quyết định chọn ngày 26/3/1931 làm ngày thành lập Đoàn vào mỗi năm. Lúc này, ở miền Nam, một tổ chức thuộc Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam đã hoạt động với cái tên Đoàn Thanh niên Cách mạng Miền Nam. Đây chính là tổ chức thành viên trong Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Vào tháng 2/1970 ở miền Bắc, Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam đã chính thức đổi tên thành Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh. Việc này nhằm mục đích kỷ niệm 5 tháng ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cùng lúc này, Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng miền Nam cũng đổi tên là Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Hồ Chí Minh.
Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam đã đổi tên thành Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh, kỷ niệm 5 tháng qua đời của chủ tịch Hồ Chí Minh
2.3 Sau năm 1976
Đến khi chiến tranh chấm dứt, nước Việt Nam độc lập và thống nhất, vào tháng 12/1976, cả hai tổ chức Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Hồ Chí Minh và Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh đã cùng nhau hợp nhất lại thành một, với tên gọi là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Đến năm 1976, cả hai tổ chức Đoàn kết hợp lại thành một và đổi tên là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
⇒⇒⇒Xem thêm: Ngày Quốc tế Phụ nữ nên tặng gì cho mẹ, vợ, người yêu?
3. CÁC TÊN GỌI CỦA ĐOÀN THANH NIÊN QUA TỪNG THỜI KỲ
Qua mỗi kỳ gắn liền với những cột mốc lịch sử và để phù hợp với những nhiệm vụ trong thời kỳ, Đoàn Thanh niên đã nhiều lần sử dụng những tên gọi khác nhau. Cụ thể là:
- Từ 26/3/1931 – 1936: Lúc này, Đoàn có tên gọi là Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương.
- Từ 1937 – 1939: Đoàn mang tên là Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương.
- Từ tháng 11/1939 – 1941: Thời gian này, Đoàn đã lấy tên gọi là Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương.
- Từ tháng 5/1941 – 1956: Đoàn có tên là Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam.
- Từ 25/10/1956 – 1970: Lúc này, Bộ Chính trị đã quyết định đổi tên Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam.
- Từ tháng 6/1970 – Tháng 11/1976: Lúc này, Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam đã đổi tên là Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh.
- Từ tháng 12/1976 đến nay: Cả hai tổ chức là Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Hồ Chí Minh và Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh đã hợp nhất thành một và lấy tên là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Qua từng thời kỳ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có từng tên gọi khác nhau
Đại hội lần thứ IV của Đảng đã diễn ra vào ngày 14 đến 20/12/1976 ở thủ đô Hà Nội. Đại hội Đảng lần IV đã quyết định lấy tên gọi chính thức cho Đoàn là: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Tại đại hội, nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên trong thời kỳ mới được nêu rõ: “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải được xây dựng và củng cố vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xứng đáng là trường học cộng sản chủ nghĩa của lớp người trẻ tuổi, là cánh tay đắc lực và đội hậu bị tin cậy của Đảng”.
Tiết lộ 10 điều nên làm trong ngày Tết Hàn Thực để cả năm may mắn.
4. NHỮNG HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN
Để hưởng ứng tháng thanh niên cũng như kỉ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các trường học thường hay tổ chức những hoạt động, phong trào ý nghĩa dành cho học sinh, sinh viên. Cụ thể những hoạt động đó là:
4.1 Hoạt động thi đua học tốt
Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa để chào mừng ngày thành lập Đoàn thanh niên Việt Nam. Phong trào này cũng thường xuyên được các trường học tổ chức vào tháng 3 và nhận được sử ủng hộ nhiệt tình và hưởng ứng mạnh mẽ từ thầy cô, học sinh và sinh viên. Phong trào này được tổ chức với mục đích là:
- Giáo dục và khuyến khích các đội viên, đoàn viên hãy luôn giữ gìn, phát huy truyền thống của đoàn, uống nước nhớ nguồn.
- Học sinh, sinh viên nghiêm túc chấp hành tốt nguyên tắc, quy định, kỉ cương của nhà trường, thay đổi một vài điểm trong việc học sinh.
- Cải thiện chất lượng của đội và đoàn viên, giúp các em học sinh, sinh viên phát triển toàn diện hơn.
- Giúp phong trào học tập của trường phát triển tốt hơn về cả chiều sâu lẫn chiều rộng.
Phong trào thi đua Học tốt nhận được sự hưởng ứng của học sinh, giáo viên để chào mừng ngay 26/3
Nội dung của phong trào
Tùy thuộc vào từng trường học, mà các thầy cô tổng phụ trách với bí thư đoàn, trường sẽ tổ chức các hoạt động, phong trào với các đặc điểm và cách thức riêng biệt. Chẳng hạn quy định về số tiết hoặc trong giờ phải đạt được tiêu chuẩn như thế nào, sẽ có người theo dõi, xếp loại và đánh giá tiết học một cách khách quan nhất.
4.2 Hoạt động trang trí lớp học
Kể đến những phong trào chào đón ngày thành lập Đoàn Thanh niên không thể bỏ qua: "Trang trí lớp học" và "Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh". Đây đều những nội dung chủ chốt trong việc thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong cả năm học, với những thành viên tham gia chính là: Đội viên và đoàn viên.
Hoạt động này được tổ chức khá đơn giản: Các lớp học sẽ trang trí cho lớp học của mình theo cách riêng, dựa trên quy định và những biểu điểm có sẵn. Sau đó, các học sinh trong mỗi lớp sẽ trồng cây mới, chăm sóc bồn hoa, nhổ cỏ, cắt tỉa sạch sẽ hằng ngày. Cuối cùng, Ban thi đua sẽ chấm điểm, xếp loại, đánh giá và khen thưởng các tập thể, cá nhân xuất sắc nhất trong đợt thi đua chào mừng ngày thành lập Đoàn.
Các học sinh sẽ tham gia trang trí lớp học, chăm sóc bồn hoa để hưởng ứng ngày thành lập đoàn
Mục đích của phong trào
- Tạo ra một môi trường học tập sáng tạo, thân thiện, giúp học sinh trong lớp trở nên đoàn kết và thân thiết hơn.
- Tạo hứng thú cho học sinh khi học cũng như giáo viên khi dạy.
- Tăng thêm sự tích chực, sáng tạo, tính chủ động ở học sinh. Hãy tuyên dương những học sinh có thành tích tốt hoặc khen thưởng những sản phẩm của các em, từ đó tạo động lực cho các em học hành hơn.
4.3 Tổ chức lễ kết nạp Đoàn viên
Mỗi năm cứ đến ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ban chấp hành Đoàn trong trường học sẽ tiến hành những buổi lễ kết nạp đoàn viên mới. Việc này vừa để kỉ niệm ngày 26/3 lại còn giúp bổ sung thêm lực lượng đoàn viên tài năng trẻ vào đội xung kích của Đoàn.
Hoạt động này được thực hiện nhằm mục đích: Phát huy truyền thống yêu nước, thực hiện lý tưởng cách mạnh, xã hội chủ nghĩa cho thanh thiếu niên. Bên cạnh đó, việc này còn giúp cải thiện quy mô, tổ chức và chất lượng hoạt động của những tổ chức Đoàn, khiến các đoàn viên cảm thấy tự hào khi được kết nạp vào Đoàn. Không chỉ vậy, đây còn là cơ hội cho các đoàn viên rèn luyện, đóng góp cho những hoạt động của tổ chức.
Tổ chức Lễ kết nạp Đoàn viên là một hoạt động không thể thiếu trong ngày 26/3
Quy trình kết nạp đoàn sẽ được tổ chức theo đúng quy định và điều lệ đoàn. Cụ thể như sau:
- Đầu tiên, Ban chấp hành Đoàn sẽ mở những lớp học cảm tình Đoàn, tìm hiểu thêm về tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho những đối tượng thanh niên.
- Lễ kết nạp đoàn cần tổ chức trang trọng, chỉ chu, đem đến ấn tượng tốt nhất, có thể khơi dậy lên sự từ hào, niềm vinh dự cho đoàn viên mới. Không chỉ vậy, những đoàn viên được tuyển chọn phải đáp ứng đủ tiêu chí đề ra, đủ điều kiện đứng trong hàng ngũ của Đoàn.
4.4 Tổ chức hội trại
Đây chính là hoạt động hấp dẫn và nhận được nhiều sự hưởng ứng nhất từ học sinh, sinh viên trong tháng thanh niên và kỉ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản thú vị nhất. Mỗi tổ chức đoàn sẽ có những phương thức tổ chức hội trại phong phú và khác nhau.
Mục đích của hoạt động:
- Đây là phong trào mang ý nghĩa thiết thực nhất dành cho tuổi trẻ, để kỷ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên 26/3.
- Không chỉ vậy, đây còn là cơ hội để các thành viên rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, xây dựng ý thức kỉ luật, tăng thêm tính đoàn kết và đoàn đội trong những hoạt động của hội trại, bổ sung thêm những kiến thức, kỉ niệm khi sinh hoạt trong cộng đồng và tập thể.
- Hội trại nên được tổ chức một cách khoa học, hợp lý, quan trọng là đảm bảo an toàn cho đoàn viên, giúp phát huy hết năng lực và sự sáng tạo của sinh viên.
Hội trại là một trong những hoạt động trong ngày 26/3 được nhiều đoàn viên hưởng ứng và yêu thích nhất
Cách thức tổ chức
Ban tổ chức sẽ chọn ra các chủ đề cho hội trại kèm theo đó là quy định về thời gian, địa điểm, quy mô và số lượng. Bên cạnh đó, trong lúc diễn ra hội trại sẽ có thêm những hoạt động thú vị khác như: Những trò chơi, đốt lửa trại, tổ chức các buổi văn nghệ, những trò chơi…
►►►Tham khảo: Bật mí 9 lưu ý về mâm cỗ cúng ngày Tết Nguyên Tiêu
4.5 Tổ chức buổi diễn văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3
Đây là hoạt động quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ buổi lễ kỉ niệm nào, không chỉ riêng ngày thành lập Đoàn. Mỗi năm đến tháng thanh niên, những tổ chức Đoàn ở mọi nơi trên cả nước đều tiến hành luyện những tiết mục để tham gia những buổi diễn văn nghệ. Hoạt động này rất thú vị, thu hút và cỗ vũ tinh thần văn nghệ ở đoàn viên và cũng là cơ hội thể hiện tài năng văn nghệ ở thanh niên trẻ.
Mục đích của hoạt động:
- Đem lại bầu không khí vui tươi, sôi động và phấn khởi ở thanh thiếu niên.
- Đẩy mạnh giáo dục ý thức, tính sáng tạo ở các hoạt động nghệ thuật của đoàn viên.
- Giúp các đoàn viên có thêm cơ hội giao lưu, quen biết, thắt chặt tinh thần đoàn kết, kỹ năng làm việc nhóm trong tập thể, mạnh dạn thể hiện tài năng của mình trước đám đông.
Tổ chức các buổi diễn văn nghệ là hoạt động quan trọng trong ngày 26/3, là cơ hội để các đoàn viên thể hiện tài năng nghệ thuật
Phương thức tổ chức
Những chương trình biểu diễn văn nghệ cần phải được lên kế hoạch thật cẩn thận, chi tiết để các chi đoàn, các lớp có thể lên lịch tập luyện. Những tiết mục văn nghệ phải chọn đúng chủ đề, đa dạng về thể loại như: Hát đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca, biểu diễn hài kịch, tiểu phẩm, nhảy dân vũ hiện đại, múa truyền thống… Mỗi phần thi sẽ có tiêu chí chấm điểm, sự đánh giá và xếp loại từ giám khảo. Tiếc mục nào xuất sắc nhận được nhiều phiếu sẽ được khen thưởng và tuyên dương.
4.6 Tham gia các trò chơi dân gian
Song song với những buổi diễn văn nghệ, hội thi đấu thể thao và trò chơi thường được tổ chức kèm theo. Hoạt động này luôn thu hút sự tham gia đông đảo đến từ các đoàn viên thanh niên.
Mục đích của hoạt động:
- Tăng ý thức của đoàn viên về việc tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe và nét đẹp truyền thống của những trò chơi dân gian.
- Cải thiện chất lượng của những phong trào thể thao, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giữ gìn và tiếp tục phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Tăng tinh thần đoàn kết, thi đua, học hỏi giữa những đoàn viên với nhau.
- Tạo một sân lành mạnh với không khí hào hứng dành cho các đoàn viên.
Tham gia các trò chơi dân gian tăng thêm sự đoàn kết và tạo bầu không khí vui vẻ, sôi động trong ngày 26-3
Nội dung tổ chức
Ban tổ chức sẽ lên kế hoạch cụ thể về lịch trình, trò chơi, số lượng người tham gia, rồi các đoàn viên sẽ dựa theo đó sắp xếp và phân chia người nào sẽ tham gia trò chơi gì. Một số trò chơi thường thấy trong các hội thao như: Kéo co, nhảy bao bố, đá bóng, bóng chuyền, cầu lông, chơi bóng nước…
4.7 Hiến máu nhân đạo
Đây là hành động cao đẹp, thể hiện tinh thần đùm bọc, san sẻ và tương thân tương ái với mọi người. Hội chữ thập đỏ ở Việt Nam thường xuyên tổ chức phong tròa này và nhận được sự tham gia đông đảo từ các đoàn viên thanh niên. Hơn nữa, việc hiến máu nhân đạo trong dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn 26/3 lại càng ý nghĩa hơn bao giờ hết và tạo ra sức tỏa đặc biệt với giới trẻ.
Hiến máu nhân đạo là một hành động cao đẹp, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, làm ngày 26/3 trở nên ý nghĩa hơn
"NOTE" ngay 54 lời chúc ngày Quốc tế Phụ nữ hay và cảm động nhất.
Với bài viết trên, haydocla.com đã giải đáp cũng như cung cấp các thông tin liên quan nhất về ngày thành lập đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh đến bạn đọc. Chúng tôi còn gợi ý những hoạt động phong phú giúp cho ngày 26/3 của cơ sở và tổ chức Đoàn thú vị hơn. Tuy nhiên, dù ở đâu chỉ cần chúng ta luôn giữ tinh thần nhiệt huyết, phát huy hết sức trẻ, ngày 26/3 sẽ trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết.