Làm sao để có kinh nguyệt trở lại? Nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều 

Làm sao để có kinh nguyệt trở lại là vấn đề làm nhiều chị em đau đầu. Bởi vì rối loạn kinh nguyệt chính là biểu hiện bất thường của cơ thể, ảnh hưởng đến tâm lý sức khỏe, thậm chí còn liên quan đến trực tiếp đến khả năng sinh sản sau này. Để giải đáp thắc mắc và giúp vơi bớt phần nào nỗi lo của chị em, cùng hay độc lạ tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới và làm thế nào để có chu kỳ kinh nguyệt đều hơn. 


Làm sao để có kinh nguyệt trở lại Làm sao để có kinh nguyệt trở lại – vấn đề làm nhiều chị em đau đầu

1. THẾ NÀO LÀ KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU?

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu từ tử cung ra ngoài âm đạo do sự thay đổi hormone sinh dục của người phụ nữ, lớp niêm mạc tử cung bị bong ra khi hiện tượng thụ thai không xuất hiện. 

Thông thường mỗi tháng, phụ nữ đều trải qua một chu kỳ kinh nguyệt. Mỗi chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài từ 28 – 32 ngày và được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ (Tức là ngày đầu tiên ra máu âm đạo đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo). Ngày hành kinh được tính từ ngày âm đạo chảy máu, thường sẽ kéo dài từ 3 – 7 ngày tùy vào đối tượng. 


Làm sao để có kinh nguyệt trở lại Chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài từ 28 – 32 ngày

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ có thời gian vận hành như trên. Kinh nguyệt không đều là hiện tượng chảy máu âm đạo “đến” và “hết” không theo quy luật. Hiện tượng này được nhận biết bằng việc thời gian chu kỳ ngắn/ dài hơn hay sự bất thường ở màu sắc máu kinh nguyệt. 

Xem thêm: Quan hệ bao nhiêu phút thì có thai? Dấu hiệu nhận biết khi mang thai

2. BIỂU HIỆN CỦA CHU KỲ KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU

Bạn có thể nhận biết kinh nguyệt không đều bằng những biểu hiện thường thấy ở các chị em phụ nữ như sau: 

Chu kỳ kinh nguyệt đến sớm: Đó là hiện tượng chảy máu âm đạo đến sớm hơn dự kiến (chu kỳ bình thường) từ 3 đến 7 ngày, có nhiều người sẽ gặp trường hợp “rụng dâu” đến 2 lần/tháng. 


Làm sao để có kinh nguyệt trở lại Nhiều người sẽ gặp trường hợp “rụng dâu” đến 2 lần/tháng

Trễ kinh: Trong các chu kỳ kinh nguyệt của mình, chị em có thể bị trễ kinh từ 3 – 4 ngày là chuyện bình thường. Thế  nhưng, nếu trường hợp trễ kinh từ 7 đến 14 ngày mà trước đó có quan hệ tình dục, rất có thể đây là dấu hiệu cho biết bạn đã mang thai hoặc đang gặp vấn đề về sức khỏe. Đây chính là mối lo ngại của rất nhiều chị em phụ nữ, ảnh hưởng đến tâm lý phái đẹp. 

Cường kinh: Là tình trạng lượng máu kinh vừa ra nhiều lại kéo dài nhiều ngày. Triệu chứng này xảy ra do có tổn thương thực thể ở tử cung, tử cung không co bóp tốt và chậm cầm máu,… Cường  kinh ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ bởi vì gây mất rất nhiều máu.

Rong kinh: Là biểu hiện rối loạn kinh nguyệt bằng việc số ngày hành kinh kéo dài tới 10 ngày hoặc hơn và mất đi lượng máu vượt quá 80ml/chu kỳ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của chị em phụ nữ. Nếu rong kinh kèm theo cường kinh trong thời gian dài thì phụ nữ thường có dấu hiệu mệt mỏi, hay thở dốc, có những triệu chứng của tình trạng thiếu máu. 


Làm sao để có kinh nguyệt trở lại Hiện tượng rong kinh khiến cơ thể mệt mỏi vì mất nhiều máu 

Thưa kinh: Thư kinh là một hình thức khác của việc trễ kinh. Nếu một người nữ giới có kinh nguyệt bình thường, cứ mỗi tháng sẽ bắt đầu giai đoạn hành kinh thì thưa kinh là tình trạng khoảng cách giữa các chu kỳ lớn hơn. Không ít trường hợp từ 2 đến 5 tháng giai đoạn hành kinh mới diễn ra. 

Vô kinh: Vô kinh là hiện tượng bạn hoàn toàn không có kinh trong vòng 6 tháng đến 1 năm hoặc không có kinh  (không tính phụ nữ trong giai đoạn mang thai). Điều này xảy ra do những rối loạn chức năng của vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng, tử cung và âm đạo. 


enlightenedXem thêm: Sống khỏe khỏi bệnh nhờ phương pháp tập thở bụng


3. NGUYÊN NHÂN KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU

Kinh nguyệt không đều không chỉ ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của chị em phụ nữ mà còn có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Bởi thế, việc phát hiện, tìm ra nguyên nhân của hiện tượng này là điều tối quan trọng. Sau đây là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều của chị em:

Ảnh hưởng do nội tiết tố

Các nội tiết tố hormone estrogen và progesterone đóng vai trò quan trọng đối với phụ nữ, chúng có chức năng điều phối hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt. Chính vì thế, nếu hai nội tiết tố này bị rối loạn sẽ dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều. Sự rối loạn nội tiết tố không tác động tới chu kỳ kinh nguyệt mà còn ảnh hưởng sức khỏe, khiến cho nhan sắc phái đẹp bị suy giảm. 


Làm sao để có kinh nguyệt trở lại Nội tiết tố bị rối loạn sẽ dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều

Do quá trình dậy thì

Sự mất cân bằng hormone phổ biến nhất ở những cô gái bắt đầu có kinh nguyệt trong khoảng một năm rưỡi. Thời điểm này, cơ thể vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi, hormone sinh dục cũng chưa ổn định. Đó là lý do các bạn nữ đang trong độ tuổi dậy thì thường rất dễ gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều. 

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh 

Tiền mãn kinh là thời kỳ chuyển đổi mãn kinh ở nữ giới, thường bắt đầu ở tuổi 40 hoặc có thể sớm hơn. Lúc này cơ thể tiết ra ít estrogen và progesterone hơn dẫn đến hoạt động của buồng trứng bắt đầu suy giảm, mất cân bằng nội tiết tố. Sau mãn kinh, phụ nữ sẽ hoàn toàn không còn kinh nguyệt nữa. 

Làm sao để có kinh nguyệt trở lại Tiền mãn kinh cơ thể tiết ra ít estrogen và progesterone dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều

Rối loạn ăn uống 

Chế độ ăn uống không điều độ, không ăn đủ lượng calo có thể khiến cơ thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, cản trở sản sinh hormon ảnh hưởng đến việc rụng trứng. Bên cạnh đó, việc nghỉ ngơi không hợp lý cũng khiến nội tiết tố bị rối loạn dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều. 

Bài viết liên quan: Thế nào là bữa ăn hợp lý? Nguyên tắc tổ chức bữa ăn trong gia đình

Tác dụng của thuốc

Một nguyên nhân thường thấy nữa dẫn đến việc kinh nguyệt không đều là do tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc chống đông máu, thuốc hóa trị, thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa tuyến giáp,… Khi sử dụng những loại thuốc trên không những ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt mà còn khiến bạn đau bụng dữ dội trong thời kỳ hành kinh. 


Làm sao để có kinh nguyệt trở lại Thành phần của một số thuốc có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và làm đau bụng dưới

Căng thẳng và mệt mỏi

Khi bạn căng thẳng mệt mỏi, tuyến thượng thận trong cơ thể nữ giới sẽ tiết ra nhiều cortisol – một loại hormone căng thẳng. Điều này gây ra bất lợi cho quá trình sản xuất nội tiết tố estrogen và progesterone dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều. 

Ngoài ra, tình trạng rối loạn kinh nguyệt còn chịu sự ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như: phụ nữ đang cho con bú, do mắc bệnh phụ khoa, thừa cân, tập thể dục quá sức,… 

4. PHẢI LÀM SAO ĐỂ CÓ KINH NGUYỆT ĐỀU TRỞ LẠI?

Bạn cần chú ý đến sự bất thường của chu kỳ kinh nguyệt khi đang trong độ tuổi sinh sản và đến khám ở những cơ sở chuyên khoa uy tín để kiểm tra và điều trị kịp thời. Điều này là hoàn toàn cần thiết vì sự rối loạn kinh nguyệt trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. 

Khi bị rối loạn kinh nguyệt, những chị em thắc mắc “Phải làm sao để có kinh nguyệt đều trở lại” cần quan tâm đến yếu tố sinh hoạt trong đời sống để hạn chế tình trạng kinh nguyệt không đều. 


Làm sao để có kinh nguyệt trở lại Việc ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng nội tiết tố

Thay đổi thói quen sinh hoạt, tập thể dục hằng ngày, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc để tăng cường sức khỏe, thúc đẩy sự trao đổi chất, giúp cân bằng nội tiết tố để hạn chế rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. 

Việc ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Hãy thay đổi thực đơn ăn uống thường xuyên, ăn nhiều thực phẩm tốt cho kinh nguyệt như đậu nành, dừa, đu đủ, của mài đắng,  lựu,… Đồng thời hạn chế sử dụng các chất kích thích có thể làm mất cân bằng nội tiết tố như rượu bia, thuốc lá, cà phê,… 

Nếu bạn thường xuyên rối loạn kinh nguyệt như ngày hành kinh đến sớm hoặc muộn, hãy bổ sung estrogen để cân bằng nội tiết tố nữ và điều hòa kinh nguyệt hiệu quả. Chị em có thể tham khảo sản phẩm cung cấp estrogen hiệu quả EstroG-100 có nguồn gốc thảo dược để cải thiện các triệu chứng khó chịu do kinh nguyệt không đều và cải thiện nhan sắc, vóc dáng. 


Làm sao để có kinh nguyệt trở lại Cà phê có thể làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt 

Ngoài ra, cần giữ tâm lý thoải mái, không nên quá lo lắng, sợ hãi để tránh gây ức chế hoạt động của tuyến yên khiến thay đổi đột ngột các nội tiết tố dẫn đến kinh nguyệt không đều. 


enlightenedTham khảo: Chữa kinh nguyệt kéo dài bằng Ovaq1 để có con có tốt không?


Như vậy, với bài viết này chắc hẳn bạn đã phần nào giải đáp thắc mắc “Làm sao để có kinh nguyệt trở lại ?”. Để chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt, bạn cần nên quan tâm đến các nguyên nhân kinh nguyệt không đều. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài hoặc bạn bị rong kinh trong mỗi chu kỳ thì hãy đi khám bác sĩ ngay để điều trị kịp thời. 

Hay độc lạ luôn cập nhật những thông tin bổ ích đến đời sống sức khỏe, theo dõi ngay trang tin tức haydocla.com để giúp cuộc sống khỏe mạnh và phong phú hơn nhé. 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*