Top 7 điều quan trọng về: Cúng giao thừa như thế nào ?

Cúng giao thừa như thế nào và 7 điều cần biết

Cúng giao thừa như thế nào chuẩn nhất? Cúng giao thừa đêm 30 tết là một nghi thức tạm biệt những điều không may mắn của năm cũ và chào đón một năm với nhiều điều tốt đẹp. Đây chính là phong tục quan trọng trong ngày tết và có từ lâu đời. Vì vậy mà lễ cúng giao thừa cần phải chuẩn bị tươm tất và trang nghiêm. Cần chuẩn bị lễ vật gì? Hãy theo dõi bài viết sau để biết cụ thể hơn nhé.

Phong tục cúng giao thừa như thế nào Nghi thức cúng giao thừa

1. Ý NGHĨA CỦA VIỆC CÚNG GIAO THỪA 

Trước khi tìm hiểu cụ thể hơn về các thủ tục cúng giao thừa như thế nào, chúng ta cần hiểu rõ về ý nghĩa của lễ cúng linh thiêng này nhé. Cúng giao thừa đã là nét văn hóa lâu đời và quan trọng mỗi dịp tết đến xuân về. Thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới là khoảnh khắc rất đặc biệt với mỗi người. Phong tục này như một hình thức xóa bỏ đi những điều không vui của năm cũ, chào đón một năm mới bình an, suôn sẻ với nhiều điều tốt đẹp đang đến cho bản thân, gia đình và bạn bè. 

Cúng giao thừa như thế nào - Ý nghĩa của việc cúng giao thừa Ý nghĩa của việc cúng giao thừa

Việc chuẩn bị các đồ cúng giao thừa cũng quan trọng không kém. Mâm cúng giao thừa đại diện cho một bữa tiệc ấm cúng tiễn đưa các vị thần linh đã chăm sóc và bảo vệ gia đình trong năm qua. Không chỉ vậy, đây là cũng như buổi lễ tiếp đón các vị thần mới sẽ đến và gắn bó với gia đình trong năm mới sắp đến. Do đó, lúc cúng giao thừa, gia chủ nên chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, trang trí dễ nhìn, trang nghiêm, để mong những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình.

cúng giao thừa như thế nào - phong tục Phong tục cúng giao thừa

Bên cạnh đó, lễ cúng giao thừa còn được xem như là lễ đuổi ma quỷ. Bởi theo quan niệm người xưa, trong quá trình chuyển giao công việc với nhau, các vị thần mang theo binh lính đến nhà. Đây cũng là lúc trừ tà xua đuổi ma quỷ tốt nhất. Ngoài ra, cúng giao thừa cũng là lúc cúng rước ông bà tổ tiên về chơi lễ Tết, đoàn viên vui vẻ bên gia đình, con cháu.


enlightenedenlightenedenlightened Check-in ngay 10 chợ hoa tết Hà Nội đẹp và giá rẻ nhất


2. CHUẨN BỊ MÂM CÚNG GIAO THỪA NHƯ THẾ NÀO? 

Bước đầu tiên trong quá trình “cúng giao thừa như thế nào” chính là chuẩn bị mâm cúng với những lễ vật cần thiết. Nghi thức cúng giao thừa thường được thực hiện ở cả hai nơi là: Trong nhà và ngoài trời. Vì vậy, mâm cúng giao thừa sẽ có những đặc điểm khác nhau, bạn nên chú ý để chuẩn bị đồ cúng chính xác nhé. Vậy cúng giao thừa như thế nào? Cần những gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé.

2.1 Mâm cúng giao thừa ngoài sân

Khi tiến hành cúng giao thừa ngoài trời, bạn có thể cúng mâm lễ chay hay lễ mặn đều được hết nhé. Việc này tùy thuộc vào kinh tế của mỗi nhà. Cụ thể hơn về những lễ vật cần chuẩn bị cho cả mâm cúng chay và mặn như sau. 

2.1.1 Cúng giao thừa như thế nào – Mâm cúng đồ chay

Mâm cúng đồ chay gồm những lễ vật khá đơn giản và không cầu kỳ, cụ thể như sau:

  • Hoa
  • Tiền vàng mã
  • Đèn/nến
  • Trầu cau
  • Bánh kẹo
  • Hương (3 – 5 nén)
  • 1 chén rượu
  • 1 chén nước
  • Nước ngọt/bia đóng lon
  • Mũ giấy cánh chuồn
  • Sớ cúng quan Hành khiển
  • 1 đĩa xôi
  • 1 đĩa muối
  • 1 đĩa gạo

cúng giao thừa như thế nào - mâm cúng chay Mâm cúng giao thừa đồ chay

Cách bày mâm cúng đồ chay

Sau khi chuẩn bị những lễ vật cần thiết, bạn nên sắp xếp và bày mâm cúng một cách hợp lý, trang nghiêm. Đặc biệt, gia chủ nên đặt mâm cúng theo hướng Đông – hướng của Thần Tài. Hoặc đặt theo hướng Nam đại diện cho Hỷ Thần. Bạn nên bày lễ vật cúng giao thừa như sau:

Bước 1: Lấy một chiếc bàn thật vững chắc, tiếp đó trải một tấm vải sạch ra rồi đặt một chiếc mâm lên.

Bước 2: Trình bày mâm lễ vật cúng giao thừa

  • Đặt phần xôi, bánh kẹo, mứt vào giữa chiếc mâm, tiếp theo để tiền vàng, muối, gạo kế bên.
  • Lấy rượu đặt trước mâm đồ cúng.
  • Nước ngọt, bia để ở bên trái mâm lễ vật.
  • Tiếp đó, đèn/nền đặt ở bên phải mâm lễ.
  • Đặt bình hoa, mũ cánh chuồn và sớ khẩn nằm ở bên cạnh mâm cúng.
  • Thắp hương cháy đặt xuống mâm hoặc gia chủ có thể cắm vào chén muối hay bát gạo đều được.

cúng giao thừa như thế nào - mâm cúng ngoài trời Cách bày mân cúng giao thừa đồ chay


enlightenedXem ngay: Top 20 “bí kíp”: Tết ăn gì để không bị tăng cân?


2.1.2 Mâm lễ cúng giao thừa đồ mặn

Khác với cúng chay, mâm lễ giao thừa đồ mặn sẽ có thêm các món mặn nhưng một số lễ vật cúng vẫn sẽ giống với bên mâm cúng chay. Cụ thể như sau:

  • 1 con gà trống luộc.
  • 1 chiếc bánh chưng (hoặc 1 đĩa xôi gấc).
  • 1 khoanh giò lụa.
  • 1 đĩa hoa quả.
  • Vàng mã.
  • Trầu, cau.
  • Đèn/nến.
  • 1 đĩa gạo.
  • 1 đĩa muối.
  • 1 chén rượu.
  • 1 chén nước.
  • 1 mũ cánh chuồn.
  • 1 lọ hoa tươi.
  • 3 – 5 nén hương.

Cúng giao thừa như thế nào - cách trình bày Mâm lễ cúng giao thừa đồ mặn

Cách bày mâm cúng giao thừa đồ mặn

Bước 1: Tương tự bước đầu tiên như chuẩn bị mâm cúng chay, bạn cũng lấy một chiếc bàn vững chắc, trải khăn rồi đặt mâm lên.

Bước 2: Trình bày mâm lễ cúng giao thừa đồ mặn

  • Gà: Lấy một bông hồng đỏ đặt vào miệng gà, đặt dĩa gà sao hướng đầu quay ra bên ngoài vành mâm. Bên nên đặt dĩa gà nằm ở giữa chiếc mâm.
  • Bánh chưng: Bóc lá bánh ra bỏ đi, tháo dây bánh nhưng không cắt và đặt dĩa bánh bên cạnh dĩa gà.
  • Xôi gấc: Nếu nhà bạn có cúng xôi, hãy đặt dĩa xôi ở vị trí của bánh chưng nhé.
  • Giò lụa: Lột vỏ bỏ đi, cắt giò thành từng lát vừa nhưng đừng cắt nhỏ, đặt vào trong đĩa nhỏ và để ở bên đĩa bánh chưng.
  • Trái cây: Sắp hoa quả theo hình thức mâm ngũ quả và để ở phía sau đĩa bánh chưng và gà.
  • Vàng mã với trầu cau bạn đăt ngay trên vành mâm.
  • Lấy gạo, muối để vào đĩa hoặc chén nhỏ, đặt kế bên dĩa trái cây.
  • Đèn hoặc nến cũng để bên cạnh đĩa hoa quả.
  • Rượu, nước đặt ở trước mâm cúng.
  • Còn mũ cánh chuồn để ở bên cạnh hoặc sau mâm cúng (nếu như mâm còn chỗ đặt).
  • Lọ hoa tươi để ở cạnh.
  • Lúc thắp hương cháy có thể cắm ở chén gạo, muối, dĩa xôi hoặc đặt dưới mâm lễ.

►►►Tham khảo: Top 5 điều đại kỵ cần tránh khi cúng ông Công ông Táo


2.2 Cúng giao thừa như thế nào – Mâm cúng trong nhà

Tùy vào mỗi vùng miền mà các lễ vật cũng như cách bày mâm lễ cúng giao thừa sẽ khác nhau. Dưới đây chính là cách thực hiện mâm cơm cúng của 3 miền như sau:

2.2.1 Mâm cơm cúng ở miền Bắc

Người miền Bắc thường chuẩn bị mâm cơm cúng giao thừa với những món ăn truyền thống, gồm 4 bát 4 đĩa. Nếu như gia đình tổ chức cỗ lớn có thể chuẩn bị mâm cúng khoảng 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa. Một số món ăn thường thấy trong các mâm cúng miền Bắc như:

  • Móng giò hầm măng lưỡi lợn, bóng nấu thập cẩm, mọc, miến nấu với lòng gà.
  • Đĩa thường để xôi, bánh chưng, giò xào, thịt đông, thịt luộc, nộm, dưa muối, nem rán.

cúng giao thừa như thế nào - mâm cúng miền bắc Mâm cơm cúng ở miền Bắc

2.2.2 Mâm cơm cúng giao thừa ở miền Trung

Mâm cơm cúng miền Trung sẽ hơi khác bởi nó gồm cả bánh chưng lẫn bánh tét. Bên cạnh đó, mâm cơm cũng có một số món ăn khác với miền Bắc như:

  • Giò lụa Huế.
  • Dưa món
  • Gà bóp rau răm.
  • Thịt đông.
  • Thịt luộc.
  • Măng khô hầm
  • Miến.
  • Cá chiên
  • Chả giò (ram).

Ngoài ra, ở một số địa phương tại miền Trung, nhiều nhà còn nấu thêm một số món khác như: Gỏi bao tử, xà lách gân bò, cuốn diếp gỏi ngó sen, chả tôm, nem lụi… Có thể nói mâm cúng của miền Trung có đầy đủ các món ăn và khá là cầu kỳ. 

cúng giao thừa như thế nào - mâm cúng miền trung Mâm cơm cúng giao thừa ở miền Trung

2.2.3 Mâm cơm cúng giao thừa miền Nam

Khác với 2 miền còn lại, miền Nam có khí hậu khô và nắng nóng hơn, nên các mâm cúng cơm của người miền Nam thường chuộng các món nguội hơn. Cụ thể hơn mâm cúng giao thừa của người miền Nam như sau:

  • Canh măng tươi.
  • Canh khổ qua nhồi thịt.
  • Thịt kho tàu hay còn biết đến là thịt kho trứng.
  • Đĩa dưa giá.
  • Củ kiệu ngâm.
  • Bánh tét kèm củ cải ngâm nước mắm.
  • Gỏi tôm thịt.
  • Chả giò.

Bên cạnh những món chính, mâm cúng giao thừa của 3 miền còn có những món khác như: Mâm trái cây ngũ quả, đĩa trầu cau, chén muối, gạo, 3 – 5 ly trà, đèn dầu, vàng mã, bình hoa cúng, bánh mứt…

cúng giao thừa như thế nào - mâm cúng miền nam Mâm cúng cơm giao thừa miền Nam


yesyesyes “Mách” bạn 1002+ câu chúc tết hay 2021 hài hước và ý nghĩa nhất


3. CÚNG GIAO THỪA NHƯ THẾ NÀO – THỜI GIAN 

Với nghi thức cúng giao thừa ngoài trời, sau khi đã chuẩn bị mọi đồ cúng đầy đủ, bạn sẽ bắt đầu tiến hành nghi lễ vào thời khắc kết thúc năm cũ (12h đêm vào ngày 30 tháng chạp). Lúc này, gia chủ sẽ tiến hành thắp hương, cầu khấn các vị thần mong những điều tốt đẹp.

Gia chủ có thể cầu khấn cho toàn bộ thành viên trong nhà hoặc từng người trong gia đình sẽ ra khấn một cách trang nghiêm. Bạn chờ đến khi cúng xong lúc nhang sắp tàn, hãy tiến hành đốt giấy tờ vàng mã nhé. Thông thường, bàn cúng giao thừa không cần dọn dẹp ngay mà để đến sáng hôm sau.

cúng giao thừa như thế nào - Thời gian cúng giao thừa tốt nhất Thời gian cúng giao thừa

Với cúng giao thừa trong nhà, bạn cần thực trước khi tiến hành cúng ngoài trời. Trong quá trình cầu khấn, bạn nên khấn và cầu các vị thần trông nhà cửa là thần Thổ Công cho phép ông bà tổ tiên về nhà chơi Tết cùng với con cháu. Cúng giao thừa luôn là nghi thức quan trọng nhất trong năm, do đó chúng ta phải chuẩn bị mọi thứ tươm tất và kĩ lưỡng nhất để bày tỏ lòng thành kính và tôn trọng với những vị thần – người đã đồng hành với cả gia đình trong suốt 1 năm.


⇒⇒⇒Đọc thêm: Top 9 lưu ý về mâm cỗ cúng ngày Tết Nguyên Tiêu


4. VĂN KHẤN CÚNG GIAO THỪA NHƯ THẾ NÀO?

Văn khấn cúng Giao thừa ngoài trời – Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – Nhà xuất bản Văn Hóa Thông tin.

Nam mô A Di Đà Phật (Ba lần).

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Kính lạy :

– Đức đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật .

– Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần .

– Ngài Cựu niên Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan

– Ngài đương niên Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.

– Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương .

– Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa . Ngài định Phúc Táo quân . Các ngày Địa Chúa Long mạch Tôn

Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này .

Nay là giờ phút Giao thừa năm Canh Tý

Chúng con là :………………

Ngụ tại :………………….

Phút thiêng Giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, Tam Dương khai Thái, vạn tượng canh tân. Nay Ngài Thái tuế chí đức tôn Thần trên vâng lệnh Thượng Đế giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt . Quan cũ về Triều để khuyết, lưu Phúc, lưu Ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban Tài tiếp Lộc. Nhân buổi tân Xuân, chúng con thành tâm sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ cúng trần, dâng lên trước Án. Cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời : Ngài Cựu niên đương cai Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần,

Lý Tào phán quan, Ngài đương niên Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan. Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương . Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Ngài Phúc Đức chính Thần. Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long mạch tài Thần. Ngài Bản Gia Táo Quân. Các ngày Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin giáng lâm trước Án, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho chúng con: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình n , tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù – Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

Dãi tấm lòng thành, Cúi xin chứng giám .

Cẩn cáo.


yesyesyesDu xuân tại 20 địa điểm lễ chùa đầu năm linh thiêng nhất Sài Gòn.


5. AI CÚNG GIAO THỪA LÀ PHÙ HỢP NHẤT?

Thông thường, người khấn hay cúng giao thừa sẽ là chủ gia đình. Bởi đây là lễ cúng cầu mong may mắn, sức khỏe, bình an, thịnh vượng cho cả nhà trong năm mới, nên người đại diện là chủ gia đình sẽ hợp lý nhất. Đặc biệt, người đứng ra cúng giao thừa phải vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ, kiêng vấn đề phòng the trước 2 ngày.

Bên cạnh đó, người khấn giao thừa không được phép ăn những món tứ linh, kiêng ăn cá chép, thịt chó, thịt mèo. Điều này có ý nghĩa là tránh phạm phải ngũ phương long mạch thánh thần. Phụ nữ nếu có kinh nguyệt trong những ngày này nên tránh các nghi thức lễ khấn giao thừa cũng như các lễ khác.

cúng giao thừa như thế nào - Ai cúng là tốt nhất Ai cúng giao thừa là phù hợp nhất?


yesXem thêm: Top 9 điều đại kỵ cần tránh trong ngày vía Thần Tài


6. CÚNG GIAO THỪA NHƯ THẾ NÀO – TƯ THẾ KHẤN CHUẨN 

Với nam giới: Nên đứng thẳng theo tư thế nghiêm, chắp hai tay phía trước ngực và để lên ngang với trán. Tiếp theo đó, bạn cúi người xuống, đưa 2 tay đang chắp xuống gần dưới mặt chiếu hoặc mặt đất, sau đó xòa 2 lòng bàn tay ra rồi đặt úp xuống. Cùng lúc đó, bạn lần lượt quỳ 2 gối xuống dưới chiếu hoặc mặt đất và cúi đầu xuống gần 2 tay theo tư thế phủ phục. 

Tiếp đó, bạn nâng người lên đưa 2 tay để ở một bên đầu gối đã co lên và nghiêng người về phía trước ngang với  đầu gối còn lại đang quỳ, sau đó lấy đà đứng dậy. Đồng thời, chân còn lại cũng đứng lên cùng chân kia và đứng giống tư thế nghiêm túc lúc đầy. Kế đó, bạn tiếp tục lạu đúng 3 vái rồi lui ra nhé.

cúng giao thừa như thế nào tư thế - Tư thế khấn chuẩn Cúng giao thừa như thế nào – Tư thế khấn chuẩn

Với phụ nữ: Qùy 2 chân xuống, đặt mông trên 2 gót chân, còn 2 tay chắp lại đưa lên trên đầu. Bạn cứ giữ nguyên tư thế chắp 2 tay đó rồi cúi người xuống. Khi đầu gần chạm với mặt chiếu, bạn xòe 2 lòng bàn tay ra úp sấp xuống chiếu, rồi đặt đầu lên 2 bàn tay.

Hoặc bạn có thể ngồi bệt xuống mặt chiếu/đất, vắt chéo 2 chân về phía bên trái, bàn chân phải ngửa ra đặt bên dưới đùi trái. Nếu chị em mặc áo dài, bạn nên kéo tà áo trước ngay ngắn lại và kéo vạt áo sau che phủ phần mông để đẹp mắt và trang nghiêm hơn. Tiếp đó, bạn chắp hai bàn tay lại đặt trước ngực rồi đưa lên cao để ngang với trán, giữ nguyên tư thế đó rồi cúi đầu xuống cúng bái.

Khi đầu gần chạm với mặt chiếu, bạn đưa đặt 2 tay đang chắp úp xuống đất và đặt đầu lên trên 2 bàn tay. Tiếp tục giữ nguyên tư thế đó khoảng 1 – 2 giây, kế tiếp dùng cả 2 tay để lấy đà ngồi thẳng dậy. Cùng lúc đó, bạn chắp 2 tay lại để ngang với trán như lúc đầu. Cuối cùng, bạn lạy 3 cái rồi đứng dậy vái đủ 3 vái rồi đi ra ngoài nhé.



7. NHỮNG LƯU Ý KHI SẮP MÂM CÚNG GIAO THỪA 

Để đêm cúng giao thừa trở nên ý nghĩa hơn và tránh những sai sót xảy ra trong quá trình cúng bái, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau khi sắp xếp và bày mâm cúng. Cụ thể như sau:

  • Phải sử dụng hoa tươi để đặt lên bàn thờ, không được cúng hoa giả. Bởi theo quan niệm của người xưa, hoa giả hay hoa nhựa mang ý nghĩa giả dối, tượng trưng cho cho những điều không tốt trong năm mới.
  • Dựa theo nhiều quan niệm phong thủy lâu đời, bạn nên tiến hành cúng theo trình tự sau: “Cúng giao thừa là cúng vị chư thiên cai quản năm mới và tiễn chư thiên cai quản năm cũ đi nên phải cúng ngoài trời trước rồi mới cúng gia tiên, thần linh trong nhà”.
  • Bất kể bạn cúng mâm cỗ giao thừa chay hay mặn, bạn nên kê thêm một chiếc bàn con dưới bàn thờ và đặt mâm cúng lên trên chiếc bàn đó. Bởi bàn thờ chính chỉ nên để trái cây tươi, giấy tiền vàng mã, trà nóng, nước lọc.
  • Khi chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong nhà lẫn ngoài trời không cần phải quá cầu kì, nên tùy thuộc vào gia cảnh, điều kiện kinh tế của gia đình. Điều quan trọng là gia chủ thể hiện được sự thành kính, tôn trọng với các vị thần, ông bà và tổ tiên trong nhà. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà chuẩn bị mâm cúng sơ sài nhé. Mâm cúng ít nhất cũng phải có đầy đủ các lễ vật cơ bản và cần thiết như: Hoa tươi, nến, đèn, trà, rượu, hoa quả, bánh chưng, xôi, muối, gạo.
  • Thời gian khấn tốt nhất là: Tối 23h đêm ngày 30/31 tháng 12 âm lịch – 1h sáng mùng 1 tết. Còn thời điểm cúng đẹp nhất chính là 0h đêm giao thừa.
  • Để làm lễ cúng giao thừa chuẩn nhất, bạn nên cúng theo bài văn khấn giao thừa, đừng cúng nôm na hay tự bịa ra nhé.
  • Khi cúng giao thừa, gia chủ nên mặc trang phục lịch sự, nghiêm trang và tươm tất.
  • Vào đêm cùng giao thừa, người nhà không nên cãi vã to tiếng, cả nhà nên hòa thuận và thành kính dâng lễ và cúng bái các vị thần linh, tổ tiên nhé.
  • Khi khấn, nên nói phát ra tiếng vừa phải, không nói quá to hoặc quá nhỏ. Trong quá trình cúng giao thừa, người cúng nên nghiêm túc, thành tâm và không được đùa giỡn, nói chuyện riêng.
  • Người thực hiện lễ cúng nên là gia chủ (nam giới), phụ nữ có thai không nên cúng giao thừa nhé.
  • Tuyệt đối không soi gương trong đêm giao thừa nhé, bởi theo quan niệm người xưa soi gương lúc này bạn sẽ thấy ma quỷ và gặp những điều không may mắn trong năm mới.

cúng giao thừa như thế nào - lưu ý về mâm cúng Những lưu ý khi sắp mâm cúng giao thừa

Với bài viết trên, Hay Độc Lạ đã giải đáp cụ thể cho bạn về việc cúng giao thừa như thế nào một cách chi tiết nhất, cùng với đó là một số lưu ý trong quá trình cúng bái. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc cúng giao thừa cũng như việc chuẩn bị sẽ dễ dàng hơn. Cúng giao thừa là nghi thức vô cùng linh thiêng và quan trọng để kết thúc năm cũ và chào đón năm mới. Vì vậy, hãy chuẩn bị buổi lễ cúng thật tươm tất để có một năm mới bình an, trọn vẹn và may mắn nhé.

Comments

comments