Hiện nay, công thức chữa huyết áp cao bằng rau củ quả ngày càng phổ biến. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng từ một số loại trái cây, rau củ sẽ hỗ trợ điều hòa huyết áp. Cụ thể đó là những loại rau củ nào và dùng như thế nào? Hãy cùng Hay độc lạ tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
- 1. CAO HUYẾT ÁP LÀ BỆNH GÌ?
- 2. NGUYÊN NHÂN GÂY CAO HUYẾT ÁP
-
3. CHỮA HUYẾT ÁP CAO BẰNG RAU CỦ QUẢ
- 3.1 Chữa huyết áp cao bằng rau củ quả – Rau cải cúc
- 3.2 Chữa huyết áp cao bằng quả cà chua
- 3.3 Công thức chữa huyết áp cao bằng cần tây
- 3.4 Củ cải đường
- 3.5 Chữa bệnh huyết áp cao với quả lựu
- 3.6 Chữa huyết áp cao bằng nước ép việt quất
- 3.7 Nước ép củ dền
- 3.8 Chữa huyết áp cao bằng nước ép cà rốt
- 3.9 Chữa huyết áp cao bằng quả Kiwi
- 3.10 Chữa huyết áp cao bằng chuối
- 3.11 Giảm bệnh huyết áp cao bằng dưa hấu
- 4. LƯU Ý TRONG CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI BỊ HUYẾT ÁP CAO
1. CAO HUYẾT ÁP LÀ BỆNH GÌ?
Cao huyết áp (còn được biết đến với cái tên tăng huyết áp) là tình trạng máu lưu thông với áp lực tăng liên tục và luôn ở mức cao hơn so với người bình thường. Khi áp lực máu đẩy vào thành động mạch tăng cao kéo dài có thể gây tổn thương tim, đột quỵ hay dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Các biến chứng điển hình có thể kể đến là: tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành…
Người bị cao huyết áp có tình trạng máu lưu thông với áp lực tăng liên tục và luôn ở mức cao
Có 4 loại cao huyết áp thường gặp là: Cao huyết áp tự phát, cao huyết áp thứ phát, cao huyết áp tâm thu và cao huyết áp thai kỳ. Huyết áp được xác định dựa trên chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
– Huyết áp tâm thu là chỉ số ứng với giai đoạn tim co bóp tống máu đi. Chỉ số này có giá trị cao hơn, do đây là lúc dòng máu trong động mạch đang được tim đẩy đi.
– Huyết áp tâm trương là chỉ số đo được ở giai đoạn giãn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp của tim. Huyết áp tâm trương có giá trị thấp hơn, bởi lẽ đây là lúc mạch máu không phải chịu áp lực tống máu từ tim.
Có thể nói, tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân giết người thầm lặng do hầu như không có triệu chứng hoặc rất khó để phân biệt với các bệnh lý khác. Bạn có theo dõi độ tăng huyết áp được được phân loại theo Hội tim mạch và huyết áp Châu âu (ESC/ESH) năm 2018 như sau:
Huyết áp tối ưu |
Huyết áp tâm thu < 120 mmHg và Huyết áp tâm trương < 80 mmHg |
Huyết áp bình thường |
Huyết áp tâm thu 130-139 mmHg và/hoặc Huyết áp tâm trương 85-89 mmHg |
Tăng huyết áp độ 1 |
Huyết áp tâm thu 140-159 mmHg và/hoặc Huyết áp tâm trương 90-99 mmHg |
Tăng huyết áp độ 2 |
Huyết áp tâm thu 160-179 mmHg và/hoặc Huyết áp tâm trương 100-109 mmHg |
Tăng huyết áp độ 3 |
Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc Huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg |
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc |
Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và Huyết áp tâm trương < 90 mmHg |
Xem thêm: Top 5 món ăn bài thuốc trị thiếu máu hiệu quả nhất
2. NGUYÊN NHÂN GÂY CAO HUYẾT ÁP
Hầu hết, tăng huyết áp thường không rõ nguyên nhân, do đó người ta gọi là huyết áp vô căn. Những trường hợp này là do di truyền, thường gặp phổ biến ở nam giới. Mặt khác, cao huyết áp thứ phát có thể là do một số bệnh lý như thận, bệnh tuyến giáp… Hoặc cũng có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc chất kích thích như: thuốc cảm, cocaine, thuốc tránh thai, thuốc lá, rượu bia…
Huyết áp cao có thể do di truyền, bệnh lý và chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt không khoa học
Đối với bệnh cao huyết áp do tác động của các loại thuốc hay chất kích thích, có thể điều trị được bệnh nếu điều trị dứt điểm các nguyên nhân thứ phát. Nghĩa là ngừng hoặc thay thế các loại thuốc tác động đến huyết áp và xây dựng chế độ ăn uống khoa học hơn. Trong trường hợp này, nhiều người đã áp dụng cách chữa huyết áp cao bằng rau củ quả lành mạnh.
Trường hợp tăng huyết áp thai kỳ là dạng tăng huyết áp đơn thuần thường xảy ra sau tuần thai thứ 20. Nguyên nhân gây tăng huyết áp có thể là mang thai con đầu lòng, đa thai, thai phụ trẻ dưới 20 tuổi, hoặc thai phụ trên 35 tuổi… Ngoài ra, cũng có thể là do gặp những vấn đề khác về sức khỏe như do thiếu máu trầm trọng, nhiều nước ối, tiền sử cao huyết áp hoặc đái tháo đường…
Tham khảo: Top 10 tác hại của cà phê đối với phụ nữ ít người biết đến
3. CHỮA HUYẾT ÁP CAO BẰNG RAU CỦ QUẢ
Để đạt hiệu quả tối ưu trong việc điều trị bệnh cao huyết áp, bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần ăn uống và tập luyện đúng cách. Theo đó, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống ít muối, tránh thực phẩm chế biến sẵn. Đặc biệt chữa huyết áp cao bằng rau củ quả là phương pháp hữu hiệu để hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp.
Dưới đây là những loại trái cây được xem là “thần dược” sẽ giúp bạn đẩy lùi căn bệnh tăng huyết áp nhanh chóng.
3.1 Chữa huyết áp cao bằng rau củ quả – Rau cải cúc
Cải cúc là một trong những loại củ cải đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh cao huyết áp. Axit amin và tinh dầu có trong cải cúc có tác dụng làm thư giãn và sáng đầu óc. Nghiên cứu đã cho thấy trong rau cải cúc có tới 8 loại axit amin thiết yếu, và chứa hàm lượng lớn kali và muối khoáng có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ trong cải cúc giúp tăng cường co bóp dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm lượng cholesterol, hạn chế tăng huyết áp.
Rau cải cúc là loại rau đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh cao huyết áp
Công thức
Để dùng rau cải cúc chữa huyết áp cao, ngoài bữa ăn hằng ngày, bạn có thể ép lấy nước cốt rau cải cúc uống. Mỗi ngày bạn nên uống chừng 50ml, chia 2 lần sáng, chiều. Uống nước ép cải cúc theo cách này thích hợp với những người bị cao huyết áp có kèm theo đau và nặng đầu.
Đọc ngay: Mắt cận thị nên uống thuốc gì? Top 5 Loại thuốc bổ mắt tốt nhất
3.2 Chữa huyết áp cao bằng quả cà chua
Cà chua là loại thực phẩm rất giàu vitamin C có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ huyết áp, lương huyết bình cam. Trong cà chua chứa nhiều vitamin nhóm B, Kali, cũng như sắt. Trong đó, thành phần kali giúp thành mạch máu co giãn tốt, mềm mại hơn, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe mạch máu và ổn định huyết áp. Ngoài ra, cà chua còn hỗ trợ tích cực trong việc chữa nhiều bệnh khác: Giảm Cholesterol và bảo vệ tim mạch, cải thiện thị lực,phòng ngừa các bệnh về rối loạn đông máu, tạo máu, phòng ngừa sỏi mật…
Nước ép cà chua – Thức uống tốt cho người bị huyết áp cao
Công thức
Bạn có thể sử dụng trong các bữa ăn hằng ngày hoặc ép lấy nước uống và dùng như một loại thức uống giải khát mỗi ngày. Dùng từ 1- 2 củ cà rốt tươi mỗi ngày sẽ giúp phòng chống cao huyết áp rất tốt.
3.3 Công thức chữa huyết áp cao bằng cần tây
Nếu bàn đến công thức chữa huyết áp cao bằng rau củ quả thì không thể bỏ qua rau cần tây. Cần tây là loại rau chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, hỗ trợ phòng chống một số bệnh nguy hiểm, trong đó có các biến chứng của huyết áp cao.
Trong cần tây có khoáng chất, sinh tố và chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, loại rau này còn chứa tỉ lệ lớn chất kích thích tố và tinh dầu nên có mùi thơm đặc trưng. Đặc biệt, Vitamin P có trong cần tây có tác dụng tăng cường hiệu lực của Vitamin C trong việc giảm huyết áp và giảm mỡ máu. Từ đó làm giảm nguy cơ tăng huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp thai kỳ và tăng huyết áp thời kỳ mãn kinh.
Chữa huyết áp cao bằng rau củ quả – Rau cần tây
Công thức
Chuẩn bị 100g rau cần tây, đem rửa sạch sau đó xay lấy nước uống, uống mỗi ngày từ 1 – 2 ly. Hoặc dùng 50g cần tây (cả thân) thái khoảng đốt ngón tay, đổ 3 bát con nước, sắc lấy một bát, uống ngày 3 lần. Áp dụng công thức này sau một thời gian ngắn, huyết áp của người bệnh sẽ dần ổn định. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng để nấu ăn hằng ngày.
►►►Click ngay: Bị sốt nên ăn trái cây gì ? 10 loại trái cây giúp hạ sốt cực tốt
3.4 Củ cải đường
Củ cải đường là thực phẩm được nhiều gia đình ưa thích để hỗ trợ chữa bệnh cao huyết áp bằng rau củ. Uống nước ép củ cải đường có thể làm giảm huyết áp. Một số nghiên cứu đã cho thấy, uống một cốc nước củ cải đường mỗi ngày có thể làm giảm huyết áp tâm thu trung bình từ 4 – 5mHg.
Trong củ cải đường có hàm lượng nitrates tự nhiên. Khi vào cơ thể, nitrates chuyển thành oxit nitric, chất này sẽ giúp làm thư giãn và giãn mạch máu, cải thiện lưu thông máu từ đó giúp giảm huyết áp.
Củ cải đường chứa hàm lượng nitrates tự nhiên có tác dụng ổn định huyết áp
Công thức
Chuẩn bị vài củ cải đường, rửa sạch và ép lấy nước uống. Uống từ 1 đến 2 cốc nước ép củ cải đường mỗi ngày có thể làm giảm huyết áp trong 1 giờ sau khi uống.
3.5 Chữa bệnh huyết áp cao với quả lựu
Nghiên cứu đã cho thấy, nước ép lựu có thể làm giảm đến 36% lượng ACE trong cơ thể. Đây là một loại enzym làm tăng huyết áp qua việc tạo ra protein angiotensin II. Khi uống nước ép lựu, dưỡng chất có trong loại quả này sẽ ức chế ACE tự nhiên, từ đó hỗ trợ giảm huyết áp hiệu quả.
Nước ép lựa – Thức uống khuyên dùng cho người bị huyết áp cao
Công thức
Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc làm nước ép để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Lưu ý là không nên mua nước ép lựu đóng chai vì trong đó đã có pha các hóa chất khác làm mất khả năng ức chế ACE tự nhiên của lựu. Mỗi ngày, nên uống hai cốc nước ép lựu có pha thêm nước lọc, điều này sẽ rất tốt cho người bị huyết áp cao.
Tips hay: Top 7+ cách giảm đau chân khi đi nhiều hiệu quả đơn giản nhất
3.6 Chữa huyết áp cao bằng nước ép việt quất
Việt quất là một trong những loại trái cây dồi dào chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nhất. Nhờ đó, trong công thức chữa huyết áp cao bằng rau củ quả cũng không vắng bóng loại quả mọng này.
Việt quất chứa các chất chống oxy hóa, chống viêm nhiễm cao, giúp ngăn ngừa và giảm sự phá hủy bên trong các thành mạch máu. Từ đó giúp ngăn ngừa việc tăng huyết áp không mong muốn có thể xảy ra. Đồng thời, nước ép việt quất cũng giúp giảm huyết áp bằng cách làm giãn nở thành mạch máu, giúp máu lưu thông tốt hơn.
Quả Việt quất được coi như một "phương thuốc thần thánh" hỗ trợ chữa nhiều loại bệnh
Công thức
Bạn chuẩn bị quả việt quất tươi, ép lấy nước để uống. Mỗi ngày nên uống 2 cốc là vừa đủ, mỗi cốc nước ép quất chứa 60 calo sẽ cung cấp thêm năng lượng cho bạn làm việc trong ngày. Uống nước ép việt quất thường xuyên sẽ giúp bạn giảm huyết áp hiệu quả.
3.7 Nước ép củ dền
Một công thức chữa huyết áp cao bằng rau củ quả hiệu quả mà hay độc lạ muốn chia sẻ đến bạn đọc là nước ép củ dền. Nước ép củ dền thúc đẩy cơ thể sản sinh ra No, chất này có tác dụng giãn mạch máu và tăng cường tuần hoàn máu, giúp hạ huyết áp.
Nước ép củ dền thúc đẩy cơ thể sản sinh ra No, chất này có thể ổn định huyết áp
Các nhà nghiên cứu ở London nước Anh đã phát hiện ra, uống một cốc nước ép củ dền mỗi ngày sẽ giúp duy trì và đưa huyết áp về mức bình thường. Do đó, các chuyên gia cũng khuyến nghị bệnh nhân bị cao huyết áp nên uống 2 cốc nước ép củ dền để huyết áp được ổn định.
3.8 Chữa huyết áp cao bằng nước ép cà rốt
Nước ép cà rốt là một công thức chữa huyết áp cao bằng rau củ quả bạn không nên bỏ qua. Các chất có trong cà rốt có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu, giúp ổn định huyết áp.
Cà rốt có tác dụng làm mềm thành mạch, giúp ổn định huyết áp
Công thức
Chuẩn bị cà rốt tươi, rửa sạch, gọt vỏ, cắt khúc sau đó ép lấy nước uống. Mỗi ngày nên uống 2 ly nước ép cà rốt sẽ rất tốt cho người bị cao huyết áp kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt.
Tham khảo: Top 7 các món ăn ngon dành cho người tiểu đường tốt cho sức khỏe
3.9 Chữa huyết áp cao bằng quả Kiwi
Kiwi là một trong những loại trái cây rất tốt cho người bị bệnh cao huyết áp. Trong loại trái cây này có chứa hàm lượng vitamin C cao và dường chất khác giúp cải thiện đáng kể chỉ số huyết áp của người bệnh huyết áp cao. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, ăn 3 quả kiwi mỗi ngày trong 8 tuần có thể giảm đáng kể huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
Bên cạnh đó, kiwi chứa rất nhiều chất điện phân potassium. Chất điện phân này sẽ giúp cho các tế bào giữ được chất lỏng và chất điện phân, chống lại tác dụng của natri, từ đó giữ ổn định huyết áp.
Kiwi có thể ổn định huyết áp qua việc hỗ trợ tế bào giữ được chất lỏng và chất điện phân
3.10 Chữa huyết áp cao bằng chuối
Thực phẩm giàu kali nhóm thực phẩm được khuyên dùng cho người bị bệnh cao huyết áp. Chính vì vậy, chuối chính là loại trái cây không nằm ngoài danh sách cách chữa huyết áp cao bằng rau củ quả.
Chuối có hàm lượng lớn kali, khoáng chất có thể kiểm soát được huyết áp bằng cách hạn chế tác động xấu từ natri, củng cố thành mạch máu. Đồng thời, dưỡng chất trong chuối cũng góp phần làm giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng tăng huyết áp.
Ăn kèm quả chuối vào bữa sáng là cách giúp ổn định huyết áp hiệu quả
Công thức
Bạn nên ăn một quả chuối vào buổi sáng kèm cùng đồ ăn sáng như trứng. Hoặc bạn cũng có thể ăn chuối vào những bữa phụ, cung cấp kali cho cơ thể, giúp ổn định huyết áp.
Lưu ngay: Top 9 món ăn mát gan trị mụn hiệu quả mà đơn giản tại nhà
3.11 Giảm bệnh huyết áp cao bằng dưa hấu
Người bị bệnh huyết áp cao không thể bỏ dưa hấu ra khỏi thực đơn ăn uống của mình. Bởi lẽ, dưa hấu chứa acid amin L-citrulline, chất này khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành L-arginine giúp cơ thể sản xuất NO. NO chính là khí giúp mạch máu thư giãn và thúc đẩy tuần hoàn máu hoạt động tốt hơn, nhờ đó làm giảm huyết áp nhanh.
Nước ép dưa hấu cũng là loại thức uống người bị cao huyết áp không nên bỏ qua
4. LƯU Ý TRONG CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI BỊ HUYẾT ÁP CAO
Bên cạnh việc dùng thuốc và áp dụng cách chữa huyết áp cao bằng rau củ quả, người bị bệnh cao huyết áp cần lưu ý những điều sau đây:
4.1 Hạn chế thực phẩm giàu acid béo no
Người bị bệnh huyết áp cao cần hạn chế những thức ăn chứa nhiều chất béo, các loại thức ăn nhanh như khoai tây chiên, các loại bánh mặn, đồ chiên rán, mì tôm, nội tạng động vật… Khi nạp những loại thực phẩm này sẽ khiến bạn có nguy cơ gặp phải biến chứng rối loạn chuyển hóa, xơ vữa động mạch… ở mức cao hơn.
Người bị bệnh huyết áp cao cần hạn chế thức ăn chứa nhiều chất béo no
Xem ngay: Top 3 cách nấu nước chanh sả gừng tăng sức đề kháng trong mùa dịch
4.2 Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn
Các thực phẩm chế biến sẵn chứa dầu hydro và chất béo bão hòa không an toàn cho sức khỏe của con người. Nếu nạp nhiều những thực phẩm chứa nhiều chất độc hại này sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng béo phì và tăng cholesterol. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe như tim mạch, tiểu đường và cao huyết áp…
Thức ăn chế biến sẵn là thực phẩm người bị huyết áp cao cần tránh
4.3 Hạn chế muối trong khẩu phần ăn
Bệnh nhân cao huyết áp cần ăn nhạt, mỗi ngày chỉ nên ăn từ 2 – 3g muối. Bởi lẽ, thành phần chính của muối là Natri, đây là chất làm tiết ra nhiều dịch tế bào, dẫn đến tim đập nhanh gây huyết áp cao.
Hơn nữa, natri trong muối còn khiến cho các mạch máu trở nên hẹp hơn, gây cản trở lưu thông máu. Chính vì thế, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm nhiều muối như cà muối, dưa muối, mì gói, các loại chả, đồ hộp…
Người bị cao huyết áp chỉ nên ăn từ 2 – 3g muối/ngày
4.4 Hạn chế đồ uống có nhiều chất kích thích
Phương pháp chữa huyết áp cao bằng rau củ quả sẽ đạt hiệu quả hơn khi bạn biết kiêng những thực phẩm và đồ uống chứa nhiều chất kích thích như bia, cà phê, nước chè đặc, rượu…
Theo kết quả đánh giá trên 34 nghiên cứu cho thấy, việc tiêu thụ từ 200 đến 300 mg caffeine, tương đương với 1.5 đến 2 cốc cà phê sẽ làm tăng chỉ số huyết áp tâm thu trung bình 8 mmHg và huyết áp tâm trương tăng 6 mmHg.
Tiêu thụ chất kích thích sẽ khiến bệnh cao huyết áp thêm trầm trọng
Thay vào đó, hãy tập thói quen uống những thực phẩm có lợi cho huyết áp của bạn như chè hạt sen, ngó sen, các loại nước ép… Những loại thức uống này sẽ giúp ổn định huyết áp của bạn, cũng như giảm nguy cơ biến chứng huyết áp cao.
Xem thêm: Top 11+ những món ăn giải cảm hiệu quả trong mùa dịch
4.5 Giảm lượng calo nếu bị béo phì
Những người bị huyết áp cao kèm theo tình trạng thừa cân béo phì dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch. Chính vì thế, nếu bạn đang thừa cân nên kiểm soát lượng calo nạp vào mỗi ngày cùng với chế độ ăn uống ít béo.
Lượng calo nạp vào cơ thể cho người bị cao huyết áp dựa trên chỉ số BMI:
- Chỉ số BMI từ 25 – 29.9: Nạp 1.500 kcal/ngày.
- Chỉ số BMI từ 30 – 34.9: Nạp 1.200 kcal/ngày.
- Chỉ số BMI từ 35 – 39.9: Nạp 1.000 kcal/ngày.
- Chỉ số BMI trên 40: Nạp 800 kcal/ngày.
Lưu ý:
- BMI = (cân nặng )/(chiều cao x 2)
- Trong đó, chiều cao tính bằng m và cân nặng tính bằng kg
- Chỉ số BMI không áp dụng cho phụ nữ có thai, vận động viên, người tập thể hình.
Người thừa cân đang bị huyết áp cao cần kiểm soát lượng calo nạp vào mỗi ngày
Trên đây là các cách chữa huyết áp cao bằng rau củ quả hiệu quả bạn nên áp dụng nếu đang hoặc có nguy cơ mắc bệnh này. Kiên trì thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với sinh hoạt khoa học chắc chắn sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe, để kiểm soát bệnh huyết áp cao tốt hơn. Theo dõi trang tin haydocla.com để biết thêm nhiều thông tin hữu ích!
Để lại một phản hồi