Cách ly y tế tại nhà bao nhiêu ngày? Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, số ca nhiễm ngày càng gia tăng, gây ra áp lực lớn cho các địa phương, Thành phố Hồ Chí Minh quyết định triển khai cách ly tại nhà. Vì thế có rất nhiều người thắc mắc về thời gian cách ly tại nhà. Hãy cùng Hayđộc lạ tìm hiểu nhé.
Nội dung bài viết
1. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC CÁCH LY Y TẾ TẠI NHÀ
Số ca nhiễm ngày càng gia tăng, kéo theo số lượng đối tượng tiếp xúc gần F1, F2 cũng tăng theo. Vậy những đối tượng nào được cách ly y tế tại nhà? Đó là những người có một trong các yếu tố dịch tễ dưới đây, đồng thời không xuất hiện các triệu chứng nghi nhiễm:
- Sống trong cùng nhà, nơi lưu trú với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh;
- Cùng làm việc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh;
- Cùng nhóm du lịch, đoàn công tác, nhóm vui chơi với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh;
- Có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong trong thời gian mắc bệnh ở bất kỳ tình huống nào;
- Ngồi cùng hàng hoặc trước sau hai hàng ghế trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ;
Những đối tượng cần được cách ly
Tham khảo: Quy trình điều trị F0 tại nhà ở thành phố Hồ Chí Minh
2. THỜI GIAN CÁCH LY Y TẾ TẠI NHÀ
Vậy cách ly y tế tại nhà bao nhiêu ngày? Thời gian cách ly tối đa là 14 ngày. Số ngày cách ly cụ thể được tính từ ngày tiếp xúc lần cuối với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc từ ngày nhập cảnh vào Việt Nam. Khi người nghi ngờ mắc bệnh được chẩn đoán không mắc bệnh thì những người được cách ly có liên quan sẽ kết thúc việc cách ly.
Thời gian cách ly tại nhà tối đa là 14 ngày
Xem thêm: HỎI – ĐÁP về dịch COVID-19: Cách ly f1 tại nhà như thế nào?
3. HƯỚNG DẪN CÁCH LY Y TẾ TẠI NHÀ
Trong bài viết "Cách ly y tế tại nhà bao nhiêu ngày", Hay độc lạ sẽ hướng dẫn bạn cách ly y tế tại nhà sao cho đúng cách để đảm báo sức khỏe cho bản thân bạn cũng như các thành viên trong gia đình.
3.1 Yêu cầu về phòng ở của người được cách ly
Tốt nhất là ở phòng riêng, nếu không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình hoặc trong cùng nơi ở, nơi lưu trú ít nhất 2 mét và xa khu sinh hoạt chung.
Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, không sử dụng điều hòa nhiệt độ, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng. Nếu có điều kiện nên chọn phòng ở cuối dãy, cuối hướng gió, xa khu vực đông người qua lại. Có nhà vệ sinh, xà phòng rửa tay, nước sạch, thùng rác có nắp đậy.
Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, không sử dụng điều hòa nhiệt độ
3.2. Tổ chức thực hiện cách ly
Với người được cách ly
– Chấp hành việc tự cách ly tại nơi ở, nơi lưu trú đúng thời gian quy định và có cam kết với chính quyền địa phương.
– Tránh xa các thành viên trong gia đình. Không đi làm, đến trường, hoặc đến nơi công cộng. Nếu bạn phải rời nhà để được chăm sóc y tế thiết yếu, hãy tự lái xe, nếu có thể. Nếu không thể tự lái xe, hãy ngồi trên ghế sau, hạ cửa sổ xe xuống và đeo khẩu trang.
– Nếu ai đó bên ngoài hộ gia đình của bạn đi mua sắm giúp , hãy đề nghị họ để thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác ở cửa nhà bạn. Hãy lấy đồ dùng sau khi người đó rời đi.
– Tự đo thân nhiệt và tự theo dõi sức khỏe hàng ngày. Ghi lại kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khoẻ hàng ngày. Thông báo hàng ngày cho nhân viên y tế cấp xã về kết quả đo nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân.
– Thông báo ngay cho nhân viên y tế cấp xã được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, đau họng, khó thở. Người được cách ly cần lưu ý:
- Hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác;
- Không ra khỏi nơi ở, nơi lưu trú trong suốt thời gian cách ly;
- Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn khác. Không dùng chung các đồ dùng vật dụng cá nhân: bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt…
- Thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng để xử lý theo quy định;
- Không ăn chung, không ngủ chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi ở, nơi lưu trú;
- Đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, vận động cơ thể, tập thể dục nhẹ nhàng tại chỗ.
– Khi có dấu hiệu chuyển nặng như dưới đây, cần gọi ngay tổng đài “115” hoặc đội phản ứng nhanh của quận/huyện để được cấp cứu kịp thời.
- Tri giác lơ mơ, li bì
- Khó thở nặng: thở hụt hơi, nhịp thở tăng trên 30 lần/phút, SpO2 < 93% (nếu có)
- Tím tái môi, đầu chi
Không ra khỏi nơi ở, nơi lưu trú trong suốt thời gian cách ly
Xem thêm: Điều kiện cách ly F0 tại nhà và hướng dẫn chăm sóc y tế cho F0
Thành viên trong hộ gia đình, nơi ở, nơi lưu trú
– Hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi cần tiếp xúc;
– Lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở nơi ở, nơi lưu trú hàng ngày bằng các chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch khử trùng;
– Cung cấp xuất ăn riêng cho người được cách ly;
– Giúp đỡ, động viên, chia sẻ với người được cách ly trong suốt thời gian cách ly.
Hãy cùng nhau vượt qua khó khăn, chung tay đẩy lùi dịch bệnh nhé
Trong bài viết "cách ly y tế tại nhà bao nhiêu ngày" Haydocla.com đã cung cấp thêm nhiều thông tin về thời gian cũng như hướng dẫn về việc tự cách ly tại nhà. Hãy cùng nhau vượt qua khó khăn, chung tay đẩy lùi dịch bệnh nhé. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!
Để lại một phản hồi