Top 9 lưu ý về mâm cỗ cúng ngày Tết Nguyên Tiêu

9 lưu ý về mâm cỗ cúng ngày Tết Nguyên Tiêu
9 lưu ý về mâm cỗ cúng ngày Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu hay rằm tháng Giêng chính là một trong những ngày lễ lớn và quan trọng với người Việt trong năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nguồn gốc, ý nghĩa, cách bày mâm cỗ cúng cũng như các khác biệt giữa người Hoa và người Việt trong ngày này. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.

ngày tết nguyên tiêu Tết Nguyên Tiêu – Ngày lễ quan trọng trong văn hóa người Việt

1. TẾT NGUYÊN TIÊU LÀ NGÀY GÌ?

Tết Nguyên Tiêu hay còn được biết đến là ngày rằm tháng Giêng. Đây là ngày lễ hội truyền thống của người Hoa và là Tết Thượng Nguyên ở Việt Nam. Lễ hội Tết sẽ bắt đầu từ giữa đêm 14 (đêm trước ngày rằm tháng Giêng) cho đến nửa đêm ngày 15 (đêm trăng rằm) tháng Giêng Âm Lịch.

“Nguyên” có nghĩa là thứ nhất, còn “Tiêu” là đêm, vì vậy Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Ngoài ra, ngày này còn có tên gọi khác là Tết Thượng Nguyên, bởi trong năm chúng ta còn có Tết Trung Nguyên (ngày rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng 10).

 tết nguyên tiêu là ngày gì Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên

Không chỉ vậy, ông bà ta còn có câu nói: “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”. Từ đó, chúng ta có thể thấy ngày Rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên Tiêu có vị trí quan trọng như thế nào trong văn hóa Việt Nam.

Vào ngày này, tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục văn hóa mỗi vùng miền nên cách bày mâm cỗ cúng có thể không giống nhau. Tuy nhiên, tất cả đều cùng thể hiện sự thành kính, trân trọng và lòng biết ơn của con cháu với các vị Phật, thánh, tổ tiên, ông bà. Mọi người đều cầu chúc và mong muốn một năm mới an yên, hạnh phúc, sức khỏe và tài lộc. Ngoài ra, ngày này còn có thêm nhiều hoạt động thú vị khác như: Thả đèn hoa đăng, biểu diễn múa lân rộn ràng,..

ngày lễ tết nguyên tiêu Treo lồng đèn rực rỡ vào ngày Tết Nguyên Tiêu

Ngoài mâm lễ gia tiên, nhiều gia đình có điều kiện còn làm một đàn lễ ngoài trời để cảm ơn Trời Đất, Thần Tiên, Phật Thánh, cùng các vị anh hùng dân tộc. Nếu điều kiện kinh tế hạn hẹp, có thể chỉ cần pha một ấm trà, vài chén rượu nhạt, hoa quả tự trồng được, mấy nén nhang với lòng thành kính.


heartheartheartXem thêm: Bật mí 20 “bí kíp” tết ăn gì để không bị tăng cân


2. SỰ TÍCH VỀ NGÀY TẾT NGUYÊN TIÊU 

Đã có nhiều sự tích về nguồn gốc của ngày Tết Nguyên Tiêu, trong đó phổ biến nhất là 2 sự tích dưới đây. Cụ thể như sau:

2.1 Sự tích 1: Truyền thuyết về con thiên nga

Sự tích kể về một con thiên nga rất được Ngọc Hoàng yêu thích. Vào một hôm, thiên nga bay từ thiên đình xuống trần gian rong chơi. Không may rằng một bác thợ săn đã thấy và bắn chết thiên nga. Chuyện truyền đến tai Ngọc Hoàng, người đã vô cùng tức giận. Tuy nhiên, thay vì chỉ trừng phạt người thợ săn, Ngọc Hoàng lại ban lệnh trừng phạt toàn bộ muôn loài ở dưới trần gian. Người đã ra lệnh một đội quân thiên binh thiên tướng thiêu rụi tất cả vạn vật nơi hạ giới vào ngày 15/1, không được phép để ai sống sót.

Sự tích về ngày Tết Nguyên Tiêu Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn tự sự tích thiên nga của Ngọc Hoàng

May mắn thay, vẫn có những vị thần ở thiên đình không đồng ý với cách làm này của Ngọc Hoàng Thượng đế. Họ cho rằng lệnh phạt này quá nặng nề và tàn nhẫn với muôn loài. Vì vậy, họ đã liều lĩnh xuông trần gian và bày kế cho dân chúng cùng muôn loài thoát khỏi tai họa này.

Từ đó, cứ đúng vào ngày 15 tháng Giêng mỗi năm, mọi người đều bắn pháo hoa rợp trời và treo đèn lồng đỏ thắm trước nhà. Nhờ vậy, khi Ngọc Hoàng nhìn xuống sẽ tưởng nhà cửa, đất đai, làng mạc đang bị thiêu cháy và phóng hỏa. Vì vậy, con người và muôn loài mới thoát nạn diệt vong.

Nguồn gốc Tết Nguyên Tiêu Phong tục treo đèn lồng dịp Tết Nguyên Tiêu

Vì vậy, ngày 15 tháng Giêng âm lịch hằng năm đã được người dân chọn làm ngày Tết Nguyên Tiêu. Và trong ngày này, người dân sẽ treo đèn lồng đỏ và trở thành một phong tục truyền thống. Không chỉ vậy, mọi người còn cùng nhau bày mâm cỗ cúng, tổ chức tiệc, sum vầy bên gia đình và cầu chúc một năm mới bình an và mạnh khỏe.



2.2 Sự tích 2. Nàng cung nữ Nguyên Tiêu và đại thần Đông Phương Sóc

Chuyện kể rằng Hán Vũ Đế có một công thần tài giỏi được lòng Vua là Đông Phương Sóc. Ông là một người lương thiện, tài năng và hài hước. Vào một ngày đông, tuyết rơi nhiều ngày liền, Đông Phương Sóc dạo bước đến ngự hoa viên và thấy một cung nữ đang khóc và định nhảy giếng tự vẫn.

Ông thấy vậy vội tới can ngăn và hỏi rõ sự tình. Hóa ra, cung nữ có tên Nguyên Tiêu, từ lúc nhập cung đến nay chưa được gặp mặt người thân. Mỗi khi xuân đến, cô lại nhớ nhà và thấy mình không đến đáp, báo hiếu cho cha mẹ, nên mới tìm đến cái chết. Ông rất cảm động trước tình cảnh của cô và hứa rằng sẽ giúp cô được đoàn tụ với gia đình.

Sự tích Tết Nguyên Tiêu Nguồn gốc ngày Tết Nguyên Tiêu

Một hôm nọ, Đông Phương Sóc xuất cung ra ngoài kinh thành, ông đã bày một gian hàng coi bói. Thấy vậy, người người kéo nhau đến xem quả. Kì lạ mỗi người đều bốc trúng quẻ “ngày rằm tháng Giêng lửa bén đến thân”. Lúc đó, dân chúng trong thành Trường An đều rất hoảng sợ và tranh nhau tìm cách giải trừ tai họa này. Đông Phương Sóc đã bảo rằng:

“Vào đêm rằm tháng Giêng, Hỏa thần sẽ phái một thần nữ mặc áo đỏ để xuống trần gian kiểm tra. Vị thần nữ này chính là sứ giả tuân theo ý chỉ để thiêu rụi toàn bộ kinh thành Trường An. Ta sẽ sao lục lại lời rồi trao cho mọi người, vào hôm đó ắt sẽ nghĩ ra được giải pháp”.

Nguồn gốc ngày tết nguyên tiêu Sự tích cung nữ Nguyên Tiêu và đại thần Đông Phương Sóc

Ông nói xong liền để xuống đất một tấm thiếp đỏ và sải bước rời đi. Mọi người nhanh chóng nhặt tờ thiếp lên, đem đến hoàng cung và bẩm báo chuyện này với Hoàng Thượng. Hán Vũ Đế nhận lấy và cầm xem, chỉ thấy bên trong viết: “Trường An gặp nạn, lửa thiêu Đế khuyết, ngày 15 lửa trời, đỏ rực suốt đêm”.Vũ Đế kinh hãi liền cho mời Đông Phương Sóc túc trí đa mưu đến.

Đông Phương Sóc giả vờ suy nghĩ rồi nói: “Thần nghe nói Hoả thần rất thích ăn bánh trôi. Nàng Nguyên Tiêu trong cung chẳng phải là người thường nấu cho bệ hạ ăn đó sao? Vào đêm rằm tháng Giêng, bệ hạ hãy bảo Nguyên Tiêu làm bánh trôi, sau đó bệ hạ thắp hương cúng vái, ra lệnh cho tất cả nhà trong kinh thành đều làm bánh trôi nước để cúng Hỏa thần. Người dân nên treo đèn lồng, đốt pháo, nổi lửa, làm cho cả kinh thành như chìm trong biển lửa, để đánh lừa Thượng Đế. Sau đó, dân chúng hãy vào thành xem hoa đăng, để tiêu trừ tai họa”.

Sự tích ngày tết nguyên tiêu Phong tục nấu bánh trôi ngày Tết Nguyên Tiêu

Hán Vũ Đế nghe vậy liền vui mừng và đã thực hiện đúng như lời của Đông Phương Sóc. Đến rằm tháng Giêng, cả thành Trường An đều treo đèn lồng, thả hoa đăng, không khí vô cùng rộn ràng. Lúc này, cha mẹ Nguyên Tiêu cũng dắt theo em gái vào kinh thành tham gia. Khi họ thấy đèn trong cung viết hai chữ “Nguyên Tiêu” liền hét lớn: “Nguyên Tiêu! Nguyên Tiêu!”. Nguyên Tiêu nghe thấy, cô đã gặp lại và đoàn tụ với gia đình của mình.


enlightenedenlightenedenlightenedTiết lộ 5 điều đại kỵ cần tránh khi cúng ông Công ông Táo.


3. Ý NGHĨA NGÀY TẾT NGUYÊN TIÊU

Sau Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu chính là dịp lễ quan trọng tiếp theo. Tùy thuộc vào tín ngưỡng, tôn giáo, mỗi gia đình sẽ thờ khác nhau như: Thờ Phật, Thần Tài Thổ Địa, Chúa… Tuy nhiên, mỗi gia đình đều sẽ chuẩn bị bàn thờ tổ tiên tươm tất, thể hiện lòng thành kính, tôn trọng với ông bà, cha mẹ, biết ơn với những người đã phù hộ cho cả gia đình đều mạnh khỏe, con cháu học tập giỏi giang, làm ăn phát đạt. 

ý nghĩa tết nguyên tiêu Tết Nguyên Tiêu là dịp để con cháu bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên

Bên cạnh đó, ở một số địa phương, Tết Nguyên Tiêu còn được xem là một nét văn hóa đẹp với nhiều ý nghĩa nghệ thuật. Trong cảnh sắc trữ tình, mọi người có thể cùng nhau ngắm trăng, đọc thơ, thưởng thức trà nóng và bánh trôi. Không chỉ vậy, bạn có thể hòa mình vào không khí rộn ràng của những màn trình diễn múa lân, tham gia các trò chơi giải trí.


►►►Tham khảo: Top 9 điều đại kỵ cần tránh trong ngày vía Thần Tài


4. PHONG TỤC CÚNG NGÀY TẾT NGUYÊN TIÊU CỦA NGƯỜI HOA

Ngày xưa ở Trung Quốc, Tết Nguyên Tiêu hay còn được biết đến là Tết Trạng Nguyên. Đây là dịp để nhà vua hội họp và tổ chức yến tiệc, mời các vị Trạng nguyên vào vườn Thượng Uyển để ngắm hoa, làm thơ, thưởng trà bánh.

Tết Nguyên Tiêu của người Hoa Phong tục trong ngày tết Nguyên Tiêu của người Hoa

Đến ngày nay, Tết Nguyên Tiêu lại trở thành ngày lễ quan trọng nhất dịp đầu năm và được gọi là “Lễ hội đèn hoa” hoặc “Hội hoa đăng”. Điều này bắt nguồn từ phong tục dựng cây nêu tết trước cửa nhà, đốt đèn lồng, thả hoa đăng, chơi lồng đèn ngũ sắc dưới thời Hán Vũ Đế. Những chiếc lồng đèn với nhiều hình dạng khác nhau từ rồng, phượng, mười hai con giáp, đến các nhân vật trong truyền thuyết, được nhiều người dân yêu thích.

Tết Nguyên Tiêu của người Hoa Các hoạt động thú vị trong ngày Tết Nguyên Tiêu của người Hoa

Bên cạnh đó, trong ngày này còn có nhiều phong tục khác như: Lập đàn cúng cầu mong phước lành, ăn bánh trôi, tham gia các hoạt động như: Đoán hình thù trên lồng đèn, đọc thơ. Ngoài ra, người Đài Loan còn viết lại những ước muốn của mình lên đèn lồng và thả cho chúng bay lên trời. Bởi nhiều người coi đây như ngày Valentine của phương Đông, giống với lễ Thất Tịch.


enlightenedXem ngay: Top 8 việc nên làm trong ngày Quốc tế Hạnh phúc để luôn vui vẻ


5. PHONG TỤC NGÀY TẾT NGUYÊN TIÊU CỦA NGƯỜI VIỆT

Tết Nguyên Tiêu vốn bắt nguồn từ Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam vào thời kỳ Bắc thuộc. Trong lúc tiếp nhận văn hóa, dưới sự ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo Mẫu, ý nghĩa ngày Tết này đã có nhiều điểm khác nhau so với tại Trung Quốc. Nguyên Tiêu là một trong các dịp lễ lớn của người Việt, nhất là các Phật tử.

Tết Nguyên Tiêu của người Việt Người Việt thường ghé chùa vào dịp Tết Nguyên Tiêu

Người dân thường đến viếng chùa, lễ Phật cầu mong một năm mới an lành, may mắn, tài lộc. Vì vậy, các chùa trong rằm tháng Giêng thường thu hút rất đông du khách đến viếng thăm và làm lễ cúng. Nhiều chùa chiền còn lập đàn Dược Sư, tụng kinh Dược Sư hết tháng Giêng hoặc từ mùng 8 đến hết 15/1 âm lịch. Đây cũng là một hình thức tụ tập và cầu mong phước lành đến mọi người trước thềm tết đến xuân sang. 

Tết Nguyên Tiêu của người Việt Đến chùa cầu mong bình an tài lộc cho gia đình vào rằm tháng Giêng

Không những vậy, người Việt còn có câu “Lễ phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”. Điều này đã cho thấy sự quan trọng của Tết Nguyên Tiêu trong văn hóa người Việt. Ngoài ra, đây cũng là lúc con cháu thể hiện lòng kính trọng, biết ơn với tổ tiên, bằng cách chuẩn bị các mâm cúng gia tiên đầy đủ, tươm tất. 


heartĐọc ngay: Ngày Quốc tế Phụ nữ nên tặng gì cho mẹ, vợ, người yêu?


6. TẾT NGUYÊN TIÊU VÀO NGÀY NÀO DƯƠNG LỊCH 

Đây cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm mỗi khi xuân về. Bởi mọi người đều muốn thu xếp công việc ổn thỏa, để có thời gian lên chùa, thắp hương, cầu mong an lành, may mắn và sức khỏe cho gia đình trong năm mới. Tết Nguyên Tiêu là ngày 15 tháng Giêng âm lịch, thông thường nó diễn ra sau tết Nguyên Đán khoảng 1 tuần.

Thời gian diễn ra Tết Nguyên Tiêu Tết Nguyên Tiêu năm 2021 rơi vào ngày 26/2 Dương lịch

Trong năm 2021, ngày lễ Thượng Nguyên hay rằm tháng Giêng rơi vào thứ sáu trong tuần, tức ngày 26 tháng 2 Dương lịch. Điều này cũng thuận lợi cho mọi người, bởi dịp này rơi vào cuối tuần, mọi ngươi dễ dàng sắp xếp thời gian để viếng chùa hơn.


heartheartheartKhám phá ngay Valentine và 6 bí mật không phải ai cũng biết


7. LỄ VẬT VÀ MÂM CÚNG NGÀY TẾT NGUYÊN TIÊU

Như đã đề cập lúc đầu, Tết Nguyên Tiêu chính là ngày rằm tháng Giêng tức là 15/1 Âm lịch mỗi năm. Tuy nhiên, nhiều gia đình có thể cúng trước vào ngày 13 hoặc 14, bởi có khi họ bận công việc vào ngày 15. Trong ngày này, mỗi gia đình thường chuẩn bị cả 2 mâm cúng là: Cúng Phật và cúng gia tiên trong nhà. Bên cạnh đó, gia chủ cũng có thể lâp thêm đàn tràng tại nhà để cúng giải hạn cho cả nhà, cầu mong một năm mới bình an và may mắn.

7.1 Mâm cúng Phật

Với lễ cúng Phật, mâm cỗ cúng sẽ là các món chay thay cho các món mặn. Mâm cúng Phật thường gồm đầy đủ những món cơ bản dưới đây:

  • Bánh trôi nước
  • Món xào chay
  • Bát canh măng nấm hoặc là canh củ quả
  • Hoa quả, chè xôi
  • Các món đậu…

Bên cạnh đó, đừng quên chuẩn bị hương, hoa tươi, đèn, nến đầy đủ.

Mâm cúng Phật tết nguyên tiêu Mâm cúng Phật rằm tháng Giêng với các món chay thanh đạm

7.2 Lễ cúng gia tiên

Khác với lễ cúng Phật, mâm cúng gia tiên sẽ gồm đầy đủ những món ăn mặn của ngày Tết. Cụ thể hơn mâm cỗ cúng gia tiên dịp Tết Nguyên Tiêu thường bao gồm các món sau:

  • 4 bát gồm: Bát mọc, ninh măng, bát miến, bát bóng.
  • 6 đĩa gồm: thịt lợn (hoặc thịt gà), dưa muối, nem thính, giò chả, xôi và nước chấm.

Ngoài những món mặn nêu trên, mâm cúng gia tiền còn có thêm các lễ vật đi kèm như:

  • Hương, hoa.
  • Vàng mã.
  • Đèn nến.
  • Trầu cau.
  • Rượu.

Mâm cúng mặn tết nguyên tiêu Mâm cúng gia tiên Tết Nguyên Tiêu với đầy đủ các món mặn dịp Tết

Một lưu ý nhỏ khi bày đồ cúng là: Mâm cúng Phật và lễ cúng gia tiên phải để riêng biệt. Bạn không được để chung đồ mặn, chay, trái cây trên bàn thờ hoặc để lộn xộn chung với đồ cúng. Khi bày mâm cúng, trái cây có thể để riêng ở bàn trên, còn đồ cúng mặn nên để ở một bàn riêng ở dưới bàn thờ, rồi hãy thắp hương nhé.


>>>Tham khảo: Top 10 điều nên làm trong ngày Tết Hàn Thực để cả năm may mắn


8. 9 MẸO VỀ MÂM CỖ CÚNG NGÀY TẾT NGUYÊN TIÊU

Để ngày Tết Nguyên Tiêu diễn ra suôn sẻ, mọi người cần lưu ý trong cách chuẩn bị cũng như trình bày mâm cỗ cúng trong ngày này. Cụ thể, bạn nên lưu ý những vấn đề dưới đây:

8.1 Chuẩn bị đúng nguyên tắc 10 món với tỉ lệ 4 bát, 6 dĩa

Đây là nguyên tắc quan trọng cần chú ý và tuân thủ khi chuẩn bị lễ cúng gia tiên. Mâm cúng gia tiên cần chuẩn bị đầy đủ 10 món mặn và trình bày mâm cúng theo tỷ lệ: 4 bát, 6 đĩa. Cụ thể: 4 bát là bát canh măng, canh bóng, miến, mọc. Còn 6 đĩa gồm các món như: Thịt gà hoặc thịt heo, giò hoặc chả, nem có thế thay bằng món xào, dưa muối, xôi hoặc là bánh chưng và cuối cung không thể thiếu nước chấm.

Mâm cỗ cúng tết nguyên tiêu Chuẩn bị mâm cúng theo nguyên tắc 4 bát 6 dĩa

8.2 Đầy đủ các hương vị

Mâm cơm cúng gia tiên cần có sự hòa quyện đầy đủ các hương vị. Đó là: Vị cay nồng của ớt, vị mặn mà của nước chấm, vị chua ngon của món dưa hành củ kiệu và vị ngọt của bánh. Tất cả kết hợp tạo nên mâm cỗ cúng trọn vẹn, với mong ước năm mới an lành, sung túc, may mắn và xua đi những điều không may, xui rủi trong năm mới.

Mâm cúng tết nguyên tiêu Mâm cúng tết nguyên tiêu hòa quyện đầy đủ các hương vị

8.3 Nhất định phải có bánh chưng hoặc bánh tét

Bánh chưng chính là món ăn nhất định không thể “vắng mặt” trong mâm cỗ cúng Tết Nguyên Tiêu. Bánh chưng với ý nghĩa đại diện cho đất, tựa như một lời cầu chúc mọi sự trọn vẹn vuông tròn, hanh thông trong năm mới. Với miền Nam, mọi người thường cúng bánh tét thay bánh chưng. Bạn có thể thưởng thức bánh chưng hay bánh tét bất kỳ thời gian nào. Tuy nhiên, hương vị của bánh chưng hay bánh tét vào trong mâm cơm gia đình những ngày Tết sẽ rất riêng biệt.

Mâm cúng tết nguyên tiêu có bánh chưng Phải có bánh chưng hoặc bánh tét trong mâm cúng rằm tháng Giêng

8.4 Xôi gấc

Xôi gấc thường có màu đỏ, tượng trưng cho sự may mắn, đủ đầy cho gia chủ trong năm mới. Do đó, mỗi khi vào dịp Tết Nguyên Tiêu, mâm cúng gia tiên không thể nào thiếu xôi gấc. Xôi gấc với màu đỏ, hương vị ngọt, thơm mùi gấc tượng trưng cho mộ năm mới bình an và gia chủ gặt hái được nhiều thành công, “quả ngọt” trong năm mới.

Mâm cúng tết nguyên tiêu có xôi gấc Trong mâm cúng, xôi gấc tượng trưng cho sự may mắn, ngọt lành


heartTham khảo: TOP 9 khách sạn lãng mạn nhất sài gòn dịp Tết


8.5 Không thể thiếu gà luộc

Nhắc đến những món trong mâm cúng gia tiên không thể nào bỏ qua gà. Gà luộc với màu vàng tươi với mong muốn đem đến tài lộc, thịnh vượng và sức khỏe cho cả gia đình trong dịp năm mới. Khác với thường ngày, những món gà trong ngày cúng thường được yêu cầu chế biến cầu kỳ, cản thận, lớp da phải thật căng bóng, không bị chín nát quá, mào gà đẹp…

Mâm cúng tết nguyên tiêu có gà luộc Món gà luộc có màu vàng ươm với mong muốn thịnh vượng, may mắn

8.6 Chè trôi nước

Như sự tích về Tết Nguyên Tiêu kể ở phần trên, nàng cung nữ tên Nguyên Tiêu đã làm bánh trôi nước để xoa dịp các vị thần linh. Cũng từ đó, trong văn hóa người Việt vào ngày này, mọi người sẽ thường cúng bánh trôi, cầu mong một năm mới với mọi việc đều suôn sẻ, gia đình đoàn viên và tụ họp đầy đủ dịp năm mới. Tương tự những món nêu trên, bánh trôi nước cũng là món bắt buộc có trong mâm cúng ngày rằm tháng Giêng.

Mâm cúng tết nguyên tiêu có chè trôi nước Chè trôi nước là món không thể thiếu trong mâm cúng Tết Nguyên Tiêu

8.7 Chân giò bó luộc

Trong văn hóa cũng như phong tục của người Việt, chân giò lợn là món ăn quan trọng trong mâm cúng ngày Tết. Cúng chân giò lợn trong ngày Tết với mong muốn một năm mới viên mãn, mọi điều trọn vẹn. Bạn có thể thay thế chân giò lợn bằng giò chả hoặc chân giò muối bán ở ngoài cửa hàng.

Mâm cúng tết nguyên tiêu có chân giò Cúng chân giò bó luộc cầu mong một năm mới đủ đầy

8.8 Các món đậu

Các loại đậu đều có ý nghĩa tinh khiết, thanh đạm, thích hợp với bàn thờ Phật. Bạn không cần bày mâm cỗ cúng với số lượng quá nhiều, chỉ cần chuẩn bị một chén nhỏ đủ loại đậu và trọn vẹn.

Mâm cúng tết nguyên tiêu có đậu Chuẩn bị một chén với đầy đủ các loại đậu

8.9 Mâm ngũ quả

Hoa tươi và mâm ngũ quả là những lễ vật không thể thiếu trong bàn thờ tổ tiên trong các dịp lễ, kể cả mâm cũng Tết Nguyên Tiêu vào ngày rằm tháng Giêng. Hơn nữa, mỗi vùng miền sẽ có cách bài trí và cúng mâm ngũ quả theo nhiều cách khác nhau. Thông thường, mâm ngũ quả gồm các loại trái cây như: Mãng cầu xiêm, dừa, đu đủ, xoài, sung mang ý nghĩa “cầu sung túc vừa đủ xài”, mong cả năm bình an và vạn sự như ý.

Mâm cúng tết nguyên tiêu mâm ngũ quả Mâm ngũ quả mong một năm mới đủ đầy và vạn sự hanh thông


heartXem ngay: Top 54 lời chúc ngày Quốc tế Phụ nữ hay và cảm động nhất


9. VĂN KHẤN CÚNG TẾT NGUYÊN TIÊU

Sau khi chuẩn bị lễ cúng đầy đủ và tươm tất, tiếp theo sẽ đến bước cúng bái và đọc văn khấn. Tết Nguyên Tiêu có hai hình thức cúng là ngoài trời và cúng gia tiên trong nhà, nên sẽ có những văn khấn cúng thích hợp. Cụ thể như sau:

9.1 Văn khấn rằm tháng Giêng ngoài trời

Dưới đây là bài văn khấn cúng tết Nguyên Tiêu ngoài trời:

Nam mô A di đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy ngài Bản Cảnh Thành Hoàng, ngài Bản Xứ Thổ địa, ngài Bản Gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là:…

Ngụ tại:…

Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm Tân Sửu 2021, gặp tiết Nguyên Tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngày Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa, ngài Bản Gia Táo Quân, Ngũ Phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương Linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô A di đà Phật! (3 lần).

cúng tết nguyên tiêu ngoài trời Văn khấn cúng rằm tháng Giêng ngoài trời

9.2 Văn khấn gia tiên rằm tháng Giêng

Cụ thể về bài văn khấn cúng Tết Nguyên Tiêu trong nhà như sau:

Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng năm Tân Sửu 2021

Tín chủ (chúng) con là:… Ngụ tại:…

Chúng con thành tâm có lời kính mời: Nhật cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân; Nam Tào Bắc Đẩu tinh quân; Thái Bạch, Thi Tuế tinh quân; Bắc cực Tử vi Đại Đức tinh quân; Văn Xương Văn Khúc tinh quân; Nhị thập Bát Tú, Ngũ Hành tinh quấn; La Hầu, Kế Đô tinh quân giáng lâm trước án, nghe lời mời cẩn tấu:

Ngày rằm Nguyên Tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính mời các vị lai lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tối lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.

Đèn trời xán lạn. Chiếu thắp cõi trần. Xin các tinh quân. Lưu ân lưu phúc. Lễ tuy mọn bạc. Lòng thành có dư. Mệnh vị an cư. Thân cung khang thái.

Phục duy cẩn cáo!

cúng gia tiên ngày tết nguyên tiêu Văn khấn cúng gia tiên ngày Tết Nguyên Tiêu


enlightenedXem thêm:  Cúng giao thừa như thế nào và 7 điều cần biết


Với những thông tin mà Hay độc lạ cung cấp trong bài viết trên, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về ngày Tết Nguyên Tiêu cũng như cách bày mâm cúng, những khác biệt trong văn hóa ngày rằm tháng giêng giữa người Việt và người Hoa. Cũng nhờ vậy, bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cho lễ cúng ngày rằm, để cầu mong một năm mới an lành và tài lộc cho gia đình. 

Comments

comments